Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Mảng chạm cũ và mới- sau khi được sơn đỏ lòe loẹt (ảnh FB Đình Làng Việt)
Sở VHTT đã thành lập tổ kiểm tra hiện trạng. Tại thời điểm đoàn kiểm tra có mặt, đền Thượng đã hoàn thiện sơn thếp cột, vì kèo nhà tiền tế, hậu cung. Tại các chân cột, vị trí tiếp giáp các cấu kiện khác, hình thức sơn không đều, chưa kín mặt gỗ, nham nhở, không đảm bảo về mỹ thuật.
Hai bức chạm khắc, có niên đại từ thế kỷ XVII-XVIII ở hai bên bậu cửa và chấn song cửa sổ đã bị sơn đỏ, thếp vàng, không còn giữ được màu sắc như nguyên bản khi xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích. Tại chùa Kiến Sơ, việc tu bổ, tôn tạo hạng mục Tam quan đang đến phần lắp dựng khung kết cấu, hoành rui mái và xây tường, một số cột gỗ (tiếp giáp chân tảng) gia công thu nhỏ lại, toàn bộ số chân tảng được thay mới.
Trước đó, trên trang Facebook Đình Làng Việt, nhiều nhà nghiên cứu về đình làng đã hoảng hốt khi những mảng chạm ở đền Gióng- Gia Lâm bị sơn đỏ lòe loẹt. Việc sơn thếp dày mỏng loang lổ đã làm hỏng toàn bộ các nét chạm của mảng chạm độc bản rất quý có từ thế kỷ 17. Nhiều nhà nghiên cứu gọi việc trùng tu này là “tội ác”. Những nét chạm nổi phượng, mây lửa bị nhồi đầy sơn đỏ, hoàn toàn không còn sắc nét cũng như mảng khối. Không chỉ có mảng chạm, tất cả vách, cửa, lan can của di tích cũng bị sơn nham nhở. Suốt cả dãy hành lang đều bị nhuộm hoặc đỏ, hoặc hồng.
TS Nguyễn Minh Khang, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL, cho biết theo hồ sơ đã được địa phương thỏa thuận với Cục, không có hạng mục sơn thếp bộ khung và mảng chạm. “Bộ và Cục chỉ thỏa thuận cho phục hồi sơn thếp hệ khung. Phục hồi có nghĩa là phải đánh giá hiện trạng, trám vá và sơn vẽ theo mức độ xuống cấp. Việc này phải làm theo quy trình truyền thống và đáp ứng yêu cầu khoa học, nguyên tắc tu bổ".
Đáng chú ý, vệc sơn thếp hai bức chạm thế kỷ 17 - 18, hai bên bậu cửa và chấn song cửa sổ không được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt để thực hiện trong việc tu bổ này.
Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền Phù Đổng do UBND huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2014 gồm các hạng mục: đình Hạ Mã; Cụm đền Thượng gồm (thủy đình, giếng gạch, kè ao sau đền); Chùa Kiến Sơ gồm (Tam quan, Kè ao); Cụm đền Hạ gồm (Nhà Mẫu, nhà Từ đền, kè ao trước đền); Miếu Ban gồm (Cổng miếu Ban, miếu Ban, kè ao miếu Ban); Sơn thếp (đền Thượng, Đền Hạ, Miếu Ban) và hạ tầng, hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà, phòng cháy chữa cháy.
Theo nhiều chuyên gia, việc trùng tu kiểu này sẽ phá hủy các mảng chạm và không có cách gì khôi phục được (ảnh FB Đỉnh Làng Việt)
Hiện tại, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị UBND huyện Gia Lâm đề xuất biện pháp xử lý những nội dung không đảm bảo yêu cầu bảo quản cũng như tu bổ di tích. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng tu bổ của các gói thầu đang thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình; thực hiện việc nghiệm thu theo quy định tại Điều 15 Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết quả kiểm tra, đề xuất của UBND huyện Gia Lâm gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để xem xét giải quyết theo quy định trước ngày 10-4-2017.
Cụm di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số: 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hiện do UBND huyện Gia Lâm quản lý trực tiếp theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội.
Theo Quỳnh Vân - ANTĐ
PHÙNG TẤN ĐÔNG
1. Bộ bài chòi - một sản phẩm của giao lưu văn hóa
PHẠM TRƯỜNG AN
Ngày 1/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại”.
TRẦN VĂN DŨNG
Vào ngày 7/12/2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.
Tại buổi lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chính thức công bố Chương trình Hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017- 2022.
Tối 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tháp Chăm Hòa Lai và Pô Klong Garai là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong các vũ khúc cung đình còn lại đời Nguyễn, điệu múa cung đình “Bát tiên hiến thọ” thuộc thể loại múa chúc tụng, thường được múa vào những ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.
Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Bộ VHTT&DL vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 15 di tích thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình và Đắk Lắk. Trong 15 di tích này có 10 di tích lịch sử và 5 di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định như trên tại cuộc họp báo về Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà chiều ngày 6-3 tại Bắc Giang.
Sáng 28/2, tại đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận Lễ hội đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã An toàn khu, Vùng An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn; đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.