Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
GS.KTS Ejima Akiyoshi bên mô hình cổng làng Mông Phụ - Ảnh: Hồng Nhung
Vừa bảo tồn vừa làm du lịch
- Nhiều năm qua, việc bảo tồn di sản ở Việt Nam được quan tâm bởi cả thành tựu và bất cập. Tham gia trùng tu làng cổ Đường Lâm trong gần 10 năm, ông có thể cho biết di sản này gặp phải vấn đề gì?
- Năm 2007, khi bắt đầu điều tra, khảo sát Đường Lâm, nhiều ngôi nhà ở đây đã xuống cấp. Người dân muốn xây nhà mới hoặc sửa chữa theo phong cách hiện đại và làng cổ rơi vào tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, chính quyền quyết tâm giữ ngôi làng có giá trị tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ. May mắn là trong tương quan của các làng cổ miền Bắc, Đường Lâm vẫn giữ được giá trị tổng thể.
Chúng tôi tiến hành tu bổ và từng bước giúp người dân hiểu được ngôi nhà họ đang sinh sống có giá trị như thế nào. Nhiều nhà cổ khi được tu bổ đúng cách đã thể hiện được giá trị khác biệt, lượng du khách đến thăm đông hơn. Người dân bắt đầu nâng cao ý thức về ngôi nhà do cha ông để lại khi có thể kiếm sống bằng việc giữ gìn và bảo tồn di sản đó. Tuy vậy, vẫn có một số người không thỏa mãn khi phải sống trong khung cảnh làng cổ, đặc biệt với người chưa được hưởng lợi từ du lịch.
- Qua kinh nghiệm tại Nhật Bản và tham gia trùng tu một số di sản của Việt Nam, theo ông, nguyện vọng của người dân cần được xem xét như thế nào trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
- Trên thực tế, để bảo tồn một cách tốt nhất, nguyện vọng bảo tồn phải xuất phát từ người dân chứ không phải là sự áp đặt hay quyết định từ trên xuống. Chỉ khi người dân nhận thức được giá trị của nơi mình sống, cũng như hài hòa được lợi ích các bên trong bảo tồn thì quyết tâm của chính quyền, kỹ thuật của chuyên gia mới có thể phát huy.
Phố cổ Hội An được biết đến là mô hình khá thành công trong việc vừa tu bổ vừa thu hút khách du lịch. Ở đây cũng có giai đoạn người dân sợ hãi khi du khách gây ồn ào, phiền phức, ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Nhưng sau đó, tìm được nguồn sống bằng cách tiếp đón và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, người dân đã hứng khởi hơn với việc bảo tồn nơi mình ở. Với Đường Lâm, tôi hy vọng cũng sẽ trở thành mô hình như vậy.
Di sản sống phải có người sống
- Có thể thấy, việc người dân sống trong di sản thay đổi nhận thức, quyết tâm gìn giữ, sẽ quyết định tuổi thọ của di sản đó, thưa ông?
“Đường Lâm là một ví dụ thành công trong hợp tác bảo tồn di sản giữa Nhật Bản và Việt Nam. Sẽ còn có những dự án tiếp theo tại các địa phương khác, giới thiệu phương pháp bảo tồn của Nhật Bản nhưng lựa chọn kỹ thuật phù hợp với điều kiện Việt Nam, đồng thời tham gia đào tạo cán bộ về bảo tồn cho các bạn”. Gs.Kts Ejima Akiyoshi |
- Di sản sống như làng cổ Đường Lâm hay phố cổ Hội An, phải có người sống thì mới được duy trì. Bởi những nơi không có người sống thì kinh phí duy trì, bảo tồn sẽ rất lớn. Tuy nhiên, có nhược điểm là người dân sinh sống tại đó có nguyện vọng hiện đại hóa hoặc thay đổi để theo kịp điều kiện sống. Vì vậy, cần có chính sách phù hợp điều hòa tốt giữa nguyện vọng hiện đại hóa của người dân và công tác bảo tồn.
Bảo tồn di sản sống là vấn đề nhiều nước quan tâm. Ở Nhật Bản có trường hợp người dân không thể sinh sống trong ngôi nhà cổ và sẵn sàng rời đi nơi khác, tặng lại ngôi nhà cho chính quyền. Việc chính quyền tiếp quản những ngôi nhà này sẽ tốn rất nhiều kinh phí so với hỗ trợ người dân sống tại đó. Tuy nhiên, về nguyên tắc không thể ép buộc người dân là chủ sở hữu phải tiếp tục sống trong ngôi nhà đã quá xuống cấp. Đây là một bài toán khó mà Việt Nam cũng phải đối mặt. Khi người dân sống trong di sản thường xuyên phản đối việc bảo tồn thì sẽ tạo ra sự không đồng thuận, giá trị chung của di tích cũng bị ảnh hưởng nhiều.
- Kinh nghiệm của Nhật Bản trong giải quyết “bài toán khó” ông vừa nêu ở trên như thế nào?
- Nhật Bản cũng từng gặp nhiều thất bại trong bảo tồn di sản sống. Hiện nay, Nhật Bản có chính sách hỗ trợ cho một số di tích đã được chỉ định. Ngoài ra, chính quyền địa phương có thể có nhiều biện pháp để thu hút du lịch và tạo thêm nguồn thu cho người dân. Có thể thấy, đối với di tích tại các địa phương cần có sự kết hợp rất nhiều nguồn như hỗ trợ từ chính quyền hay sản xuất và bán các sản phầm… Tôi nghĩ rằng chính quyền địa phương có thể tìm được sự đồng thuận của người dân và chỉ cho họ cách kiếm sống từ di sản. Từ đó, hai bên cùng hợp tác, nâng cao đời sống kinh tế nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa, như vậy di sản đó được xem là bảo tồn thành công.
- Xin cảm ơn ông!
PHAN THANH HẢI
Bình phong là một công trình không thể tách rời với các kiến trúc truyền thống ở Huế. Dù xuất hiện ở nhiều nơi như phủ đệ, am miếu, đình làng, nhà ở… nhưng bình phong trong kiến trúc cung đình vẫn đặc sắc, cầu kỳ hơn hẳn.
MAI KHẮC ỨNG
Trong khung cảnh một công viên rất mơ và rất thơ bởi những bàn tay của những con người Việt Nam đầu thế kỷ XIX làm nên hồ, suối, núi, đồi, hoa, trái, lầu, tạ, đình, quán... Và, trong một khoảng không gian có giới hạn được tạo nhập rất tự nhiên vào cõi vô cùng, lăng của hoàng đế Minh Mạng quả là một khoảng trời thơ.
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ KHANH
Musée Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) được thành lập vào năm 1923 dưới thời vua Khải Định với nhiệm vụ “tập hợp các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện đời sống xã hội, nghi lễ và chính trị của nước Đại Nam”1.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chữ di sản ở đây xin đọc với nghĩa rộng, bao gồm di sản vật thể, phi vật thể, thiên nhiên, tôn giáo tín ngưỡng… Di sản luôn hiện lên với vẻ ngoài dễ xác định, cho dù có bị hư hoại đi nhiều qua thời gian.
PHAN THANH HẢI
THƠM QUANG - NGUYỄN DUYÊN
NGUYỄN THẾ
Bút ký dự thi
Trước năm 1975, tôi học ở Trường Quốc Học Huế. Khi chuyển từ lớp đệ tứ (đệ nhất cấp) lên lớp đệ tam (đệ nhị cấp), tôi đăng ký vào học ban C (phân ban văn chương và ngoại ngữ).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký dự thi
Huyện Phú Vang có tên chính thức từ sau năm 1558, thời điểm Chúa Tiên - Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Sống giao thời giữa hai thế kỷ, từ sáng tác thơ ca bằng chữ Hán chuyển sang chữ Quốc ngữ, thi ca của Á Nam Trần Tuấn Khải thuộc một hệ hình thẩm mỹ đặc biệt, có phần “lưu luyến” với trường thẩm mỹ cổ điển, lại có phần bắt nhịp với hơi thở của những không gian thẩm mỹ mới.
VĨNH PHÚC
Hát Ả đào, còn gọi là Ca trù, dùng để chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Theo các thư tịch thì khái niệm hát Ả đào sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò, cô đầu,...
LÊ VĂN THUYÊN
Trường Quốc Học Huế (QH Huế) là một trong những trường trung học ra đời sớm nhất ở Việt Nam, chỉ sau Collège Chasseloup-Laubat thành lập năm 1877 (nay là trường trung học Lê Quý Đôn, TP HCM) và Collège de My Tho thành lập năm 1879 (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho).
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng miền để trở thành một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo của Việt Nam.
VŨ HÙNG
Hiện nay, tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu giữ một thanh đá dài khoảng 1,2 m, khá vuông, mỗi cạnh khoảng trên 20 cm, trong đó có một cạnh khắc kín chữ còn khá rõ nét.
THƠM QUANG
Xưa kia các vị hoàng đế thường chỉ sống trong kinh thành, thỉnh thoảng mới đi tuần thú địa phương, còn việc công du thăm nước ngoài là chuyện hiếm. Vậy mà cuối triều Nguyễn vua Khải Định đã thực hiện được điều này; sự kiện được ghi chép một cách khá rõ trong khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.