Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Mảng chạm cũ và mới- sau khi được sơn đỏ lòe loẹt (ảnh FB Đình Làng Việt)
Sở VHTT đã thành lập tổ kiểm tra hiện trạng. Tại thời điểm đoàn kiểm tra có mặt, đền Thượng đã hoàn thiện sơn thếp cột, vì kèo nhà tiền tế, hậu cung. Tại các chân cột, vị trí tiếp giáp các cấu kiện khác, hình thức sơn không đều, chưa kín mặt gỗ, nham nhở, không đảm bảo về mỹ thuật.
Hai bức chạm khắc, có niên đại từ thế kỷ XVII-XVIII ở hai bên bậu cửa và chấn song cửa sổ đã bị sơn đỏ, thếp vàng, không còn giữ được màu sắc như nguyên bản khi xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích. Tại chùa Kiến Sơ, việc tu bổ, tôn tạo hạng mục Tam quan đang đến phần lắp dựng khung kết cấu, hoành rui mái và xây tường, một số cột gỗ (tiếp giáp chân tảng) gia công thu nhỏ lại, toàn bộ số chân tảng được thay mới.
Trước đó, trên trang Facebook Đình Làng Việt, nhiều nhà nghiên cứu về đình làng đã hoảng hốt khi những mảng chạm ở đền Gióng- Gia Lâm bị sơn đỏ lòe loẹt. Việc sơn thếp dày mỏng loang lổ đã làm hỏng toàn bộ các nét chạm của mảng chạm độc bản rất quý có từ thế kỷ 17. Nhiều nhà nghiên cứu gọi việc trùng tu này là “tội ác”. Những nét chạm nổi phượng, mây lửa bị nhồi đầy sơn đỏ, hoàn toàn không còn sắc nét cũng như mảng khối. Không chỉ có mảng chạm, tất cả vách, cửa, lan can của di tích cũng bị sơn nham nhở. Suốt cả dãy hành lang đều bị nhuộm hoặc đỏ, hoặc hồng.
TS Nguyễn Minh Khang, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL, cho biết theo hồ sơ đã được địa phương thỏa thuận với Cục, không có hạng mục sơn thếp bộ khung và mảng chạm. “Bộ và Cục chỉ thỏa thuận cho phục hồi sơn thếp hệ khung. Phục hồi có nghĩa là phải đánh giá hiện trạng, trám vá và sơn vẽ theo mức độ xuống cấp. Việc này phải làm theo quy trình truyền thống và đáp ứng yêu cầu khoa học, nguyên tắc tu bổ".
Đáng chú ý, vệc sơn thếp hai bức chạm thế kỷ 17 - 18, hai bên bậu cửa và chấn song cửa sổ không được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt để thực hiện trong việc tu bổ này.
Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền Phù Đổng do UBND huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2014 gồm các hạng mục: đình Hạ Mã; Cụm đền Thượng gồm (thủy đình, giếng gạch, kè ao sau đền); Chùa Kiến Sơ gồm (Tam quan, Kè ao); Cụm đền Hạ gồm (Nhà Mẫu, nhà Từ đền, kè ao trước đền); Miếu Ban gồm (Cổng miếu Ban, miếu Ban, kè ao miếu Ban); Sơn thếp (đền Thượng, Đền Hạ, Miếu Ban) và hạ tầng, hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà, phòng cháy chữa cháy.
Theo nhiều chuyên gia, việc trùng tu kiểu này sẽ phá hủy các mảng chạm và không có cách gì khôi phục được (ảnh FB Đỉnh Làng Việt)
Hiện tại, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị UBND huyện Gia Lâm đề xuất biện pháp xử lý những nội dung không đảm bảo yêu cầu bảo quản cũng như tu bổ di tích. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng tu bổ của các gói thầu đang thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình; thực hiện việc nghiệm thu theo quy định tại Điều 15 Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết quả kiểm tra, đề xuất của UBND huyện Gia Lâm gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để xem xét giải quyết theo quy định trước ngày 10-4-2017.
Cụm di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số: 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hiện do UBND huyện Gia Lâm quản lý trực tiếp theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội.
Theo Quỳnh Vân - ANTĐ
PHAN THANH HẢI
Bình phong là một công trình không thể tách rời với các kiến trúc truyền thống ở Huế. Dù xuất hiện ở nhiều nơi như phủ đệ, am miếu, đình làng, nhà ở… nhưng bình phong trong kiến trúc cung đình vẫn đặc sắc, cầu kỳ hơn hẳn.
MAI KHẮC ỨNG
Trong khung cảnh một công viên rất mơ và rất thơ bởi những bàn tay của những con người Việt Nam đầu thế kỷ XIX làm nên hồ, suối, núi, đồi, hoa, trái, lầu, tạ, đình, quán... Và, trong một khoảng không gian có giới hạn được tạo nhập rất tự nhiên vào cõi vô cùng, lăng của hoàng đế Minh Mạng quả là một khoảng trời thơ.
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ KHANH
Musée Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) được thành lập vào năm 1923 dưới thời vua Khải Định với nhiệm vụ “tập hợp các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện đời sống xã hội, nghi lễ và chính trị của nước Đại Nam”1.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chữ di sản ở đây xin đọc với nghĩa rộng, bao gồm di sản vật thể, phi vật thể, thiên nhiên, tôn giáo tín ngưỡng… Di sản luôn hiện lên với vẻ ngoài dễ xác định, cho dù có bị hư hoại đi nhiều qua thời gian.
PHAN THANH HẢI
THƠM QUANG - NGUYỄN DUYÊN
NGUYỄN THẾ
Bút ký dự thi
Trước năm 1975, tôi học ở Trường Quốc Học Huế. Khi chuyển từ lớp đệ tứ (đệ nhất cấp) lên lớp đệ tam (đệ nhị cấp), tôi đăng ký vào học ban C (phân ban văn chương và ngoại ngữ).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký dự thi
Huyện Phú Vang có tên chính thức từ sau năm 1558, thời điểm Chúa Tiên - Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Sống giao thời giữa hai thế kỷ, từ sáng tác thơ ca bằng chữ Hán chuyển sang chữ Quốc ngữ, thi ca của Á Nam Trần Tuấn Khải thuộc một hệ hình thẩm mỹ đặc biệt, có phần “lưu luyến” với trường thẩm mỹ cổ điển, lại có phần bắt nhịp với hơi thở của những không gian thẩm mỹ mới.
VĨNH PHÚC
Hát Ả đào, còn gọi là Ca trù, dùng để chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Theo các thư tịch thì khái niệm hát Ả đào sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò, cô đầu,...
LÊ VĂN THUYÊN
Trường Quốc Học Huế (QH Huế) là một trong những trường trung học ra đời sớm nhất ở Việt Nam, chỉ sau Collège Chasseloup-Laubat thành lập năm 1877 (nay là trường trung học Lê Quý Đôn, TP HCM) và Collège de My Tho thành lập năm 1879 (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho).
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng miền để trở thành một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo của Việt Nam.
VŨ HÙNG
Hiện nay, tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu giữ một thanh đá dài khoảng 1,2 m, khá vuông, mỗi cạnh khoảng trên 20 cm, trong đó có một cạnh khắc kín chữ còn khá rõ nét.
THƠM QUANG
Xưa kia các vị hoàng đế thường chỉ sống trong kinh thành, thỉnh thoảng mới đi tuần thú địa phương, còn việc công du thăm nước ngoài là chuyện hiếm. Vậy mà cuối triều Nguyễn vua Khải Định đã thực hiện được điều này; sự kiện được ghi chép một cách khá rõ trong khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.