Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Mảng chạm cũ và mới- sau khi được sơn đỏ lòe loẹt (ảnh FB Đình Làng Việt)
Sở VHTT đã thành lập tổ kiểm tra hiện trạng. Tại thời điểm đoàn kiểm tra có mặt, đền Thượng đã hoàn thiện sơn thếp cột, vì kèo nhà tiền tế, hậu cung. Tại các chân cột, vị trí tiếp giáp các cấu kiện khác, hình thức sơn không đều, chưa kín mặt gỗ, nham nhở, không đảm bảo về mỹ thuật.
Hai bức chạm khắc, có niên đại từ thế kỷ XVII-XVIII ở hai bên bậu cửa và chấn song cửa sổ đã bị sơn đỏ, thếp vàng, không còn giữ được màu sắc như nguyên bản khi xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích. Tại chùa Kiến Sơ, việc tu bổ, tôn tạo hạng mục Tam quan đang đến phần lắp dựng khung kết cấu, hoành rui mái và xây tường, một số cột gỗ (tiếp giáp chân tảng) gia công thu nhỏ lại, toàn bộ số chân tảng được thay mới.
Trước đó, trên trang Facebook Đình Làng Việt, nhiều nhà nghiên cứu về đình làng đã hoảng hốt khi những mảng chạm ở đền Gióng- Gia Lâm bị sơn đỏ lòe loẹt. Việc sơn thếp dày mỏng loang lổ đã làm hỏng toàn bộ các nét chạm của mảng chạm độc bản rất quý có từ thế kỷ 17. Nhiều nhà nghiên cứu gọi việc trùng tu này là “tội ác”. Những nét chạm nổi phượng, mây lửa bị nhồi đầy sơn đỏ, hoàn toàn không còn sắc nét cũng như mảng khối. Không chỉ có mảng chạm, tất cả vách, cửa, lan can của di tích cũng bị sơn nham nhở. Suốt cả dãy hành lang đều bị nhuộm hoặc đỏ, hoặc hồng.
TS Nguyễn Minh Khang, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL, cho biết theo hồ sơ đã được địa phương thỏa thuận với Cục, không có hạng mục sơn thếp bộ khung và mảng chạm. “Bộ và Cục chỉ thỏa thuận cho phục hồi sơn thếp hệ khung. Phục hồi có nghĩa là phải đánh giá hiện trạng, trám vá và sơn vẽ theo mức độ xuống cấp. Việc này phải làm theo quy trình truyền thống và đáp ứng yêu cầu khoa học, nguyên tắc tu bổ".
Đáng chú ý, vệc sơn thếp hai bức chạm thế kỷ 17 - 18, hai bên bậu cửa và chấn song cửa sổ không được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt để thực hiện trong việc tu bổ này.
Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền Phù Đổng do UBND huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2014 gồm các hạng mục: đình Hạ Mã; Cụm đền Thượng gồm (thủy đình, giếng gạch, kè ao sau đền); Chùa Kiến Sơ gồm (Tam quan, Kè ao); Cụm đền Hạ gồm (Nhà Mẫu, nhà Từ đền, kè ao trước đền); Miếu Ban gồm (Cổng miếu Ban, miếu Ban, kè ao miếu Ban); Sơn thếp (đền Thượng, Đền Hạ, Miếu Ban) và hạ tầng, hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà, phòng cháy chữa cháy.
Theo nhiều chuyên gia, việc trùng tu kiểu này sẽ phá hủy các mảng chạm và không có cách gì khôi phục được (ảnh FB Đỉnh Làng Việt)
Hiện tại, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị UBND huyện Gia Lâm đề xuất biện pháp xử lý những nội dung không đảm bảo yêu cầu bảo quản cũng như tu bổ di tích. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng tu bổ của các gói thầu đang thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình; thực hiện việc nghiệm thu theo quy định tại Điều 15 Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết quả kiểm tra, đề xuất của UBND huyện Gia Lâm gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để xem xét giải quyết theo quy định trước ngày 10-4-2017.
Cụm di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số: 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hiện do UBND huyện Gia Lâm quản lý trực tiếp theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội.
Theo Quỳnh Vân - ANTĐ
NGUYỄN THẾPhước Tích là một trong những ngôi làng được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ban đầu, vào thời Lê sơ làng có tên là Dõng Quyết, sau đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn làng có tên gọi là Hoàng Giang, đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích cho đến nay.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNHuế là một trung tâm văn hóa Việt Nam, các di tích thuộc Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa của nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn luận nữa. Điều mà chúng ta quan tâm, ngoài cái phần vật chất đó, ngoài Nhã nhạc cung đình Huế thì cái hồn, cái phần phi vật chất của trung tâm văn hóa Huế là cái gì, hiện ở đâu, làm thế nào để có thể tiếp cận và toàn cầu có thể sử dụng phát huy được?
NGUYỄN HỮU THÔNG Biểu tượng khu trung tâm trong quan niệm của nhiều tộc người, phần lớn đều liên quan đến các mối thông linh với thế lực siêu nhiên. Hệ đức tin biểu thị từ sự chọn lựa địa điểm thiết lập vùng trung tâm của người xưa, cũng mang mô hình gốc của thần thánh. Sự chọn lựa này có ý nghĩa quyết định và là công việc đầu tiên trong quá trình thiết lập một vùng cư trú.
NGUYỄN VĂN CAOLTS: “Thành phố và phát triển địa phương” là hai chủ đề tại Đại hội đồng lần thứ 27 của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức tại Huế từ ngày 24 đến ngày 26-10-2007, hội tụ trên 200 đại biểu là thị trưởng của các thành phố thành viên thuộc 46 nước trên thế giới. Đây là đại hội đồng lần đầu tiên tổ chức tại Việt và là lần thứ 2 diễn ra tại khu vực Đông Á (năm 2003 đã tổ chức tại Pnômpênh, Campuchia).
THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN Như chúng ta đã biết: Hoàng Cung, Bảo tàng cổ vật, các lăng vua Nguyễn ở Huế là những nơi lưu giữ các cổ vật quý của triều Nguyễn và Huế xưa.
PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...
Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.
Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.
Toàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.