Về giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982)

09:07 17/06/2016

Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.

Ảnh lưu niệm anh em văn nghệ sĩ Huế 1988

Trong quá trình tìm kiếm tư liệu lịch sử để góp phần biên soạn thật đầy đủ cho cuốn kỷ yếu 70 năm Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, đáng tiếc là đến ngày kỷ niệm vẫn có một số tư liệu chưa tìm ra. Đến cuối năm 2015, nhà báo Dương Phước Thu mới tìm thấy thời gian tổ chức và danh sách các tác giả được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982), thường gọi là Giải “Bông Sen Bạc” in trên báo Dân - cơ quan của Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên thời đó. Để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin công bố lại nguyên văn không khí trao giải và danh sách 83 văn nghệ sĩ tên tuổi được tặng Giải thưởng cao quý lần thứ nhất này.


Để biểu dương sự đóng góp vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, động viên nhiệt tình lao động sáng tạo của những người làm công tác văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, góp phần thực hiện xuất sắc các Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ III, tiến tới Đại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên lần thứ II, tối ngày 3 tháng 4 năm 1983, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982).

Đồng chí Vũ Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Thái Bá Nhiệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Lương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã tới dự. Tham dự buổi lễ còn có đồng chí Văn Phác, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Đoàn nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh gồm các nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đang công tác tại Huế cũng đã đến chia vui.

Đồng chí Lê Tư Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng đọc báo cáo tổng kết, khẳng định những thành tựu của lực lượng văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong 7 năm qua. Các đồng chí Văn Phác, Vũ Thắng, Nguyễn Văn Lương đã lần lượt trao phần thưởng cho các tác giả được giải.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, đồng chí Vũ Thắng đã biểu dương những đóng góp của anh chị em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong thời gian qua, ân cần nhắc nhở anh chị em không ngừng đi sâu vào cuộc sống phong phú, sinh động nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách, mạnh dạn khám phá và sáng tạo, xây dựng nên nhiều tác phẩm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng hiện nay, đồng thời tạo điền kiện để sớm có những tác phẩm có tầm cỡ xứng đáng với quê hương, có sức sống lâu bền và có tính khái quát cao.

Họa sĩ tuổi cao Phạm Đăng Trí và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát biểu nói lên những xúc động của mình trước sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền trong tỉnh đối với hoạt động sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ và niềm mong muốn làm việc tốt hơn cho quê hương.

Kết thúc buổi lễ, các văn nghệ sĩ đã đọc thơ, hát những bài hát vừa sáng tác.  

DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH TRỊ THIÊN LẦN THỨ I (1976 - 1982)

+ Truy tặng Giải thưởng đặc biệt cho nhà thơ Thanh Hải.

+ 11 Giải A: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê (Văn học); Trần Hoàn (Âm nhạc); Xuân Đàm, Lê Bá Sinh, Kim Quý (Sân khấu); Vũ Trung Lương, Phạm Đăng Trí (Mỹ thuật).

+ 26 Giải B: Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Tấn, Lê Thị Mây, Lương An, Trần Công Tấn, Trần Thùy Mai, Nguyễn Quang Hà (Văn học), Lê Hải Anh, Bửu Chỉ, Trần Quốc Tiến, Trương Bé, Hoàng Đăng Nhuận (Mỹ thuật), Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Lê Anh, Hà Sâm (Âm nhạc), Việt Thành, Hồng Sáu, Thái Nguyên Hạnh, Sỹ Sô (Nhiếp ảnh), Trần Ngọc Tranh, Xuân Lư, Thu Song, Thái Quang Ngoạn, Văn Lang, La Thị Cẩm Vân (Sân khấu).

+ 30 Giải C: Ngô Minh, Đinh Duy Tư, Vĩnh Nguyên, Nguyễn Văn Dinh, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Xuân Việt, Hải Bằng (Văn học), Tôn Nữ Tuyết Mai, Hồ Uông, Vĩnh Phối, Phan Xuân Sanh, Lê Hữu Nguyên, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đại (Mỹ thuật), Quách Mộng Lân, Mai Xuân Hòa, Đức Đình, Huy Chu, Minh Phương, Lê Quang Nghệ (Âm nhạc), Văn Hoằng, Đình Bá, Nguyễn Khoa Quả (Nhiếp ảnh), Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Minh Hằng, Trương Minh Phương, Lê Khai, Phan Giang Nam, Nguyễn Ngọc Bình, Châu Dinh (Sân khấu).

+ 15 Tặng thưởng: Võ Quê, Lê Văn Hảo, Văn Lợi (Văn học), Đặng Mậu Tựu, Phan Thế Huề, Hải Bằng (Mỹ thuật), Thái Quý, Lô Thanh, Nam Vĩnh (Âm nhạc), Nguyễn Hữu Đính, Nguyễn Khoa Lợi (Nhiếp ảnh), Châu Thành, Mộng Điệp, Ngọc Yến, Hồ Ngọc Ánh (Sân khấu).  

DƯƠNG PHƯỚC THU sưu tầm, giới thiệu
(SHSDB20/04-2016)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.

  • CÁT LÂM

    Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                   Ghi chép

    Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.

  • PHẠM HỮU THU
                Ghi chép

    Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

  • BẠCH DIỆP
             Bút ký

    Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Hồi ký

    Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  Ghi chép

    Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.

  • HỒ THANH THOAN

    Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son. 

  • CHÂU PHÙ

    Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.

  • LỆ HẰNG
          Bút ký dự thi

    "Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.


  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

  • BẠCH DIỆP
            Bút ký dự thi

    Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.

  • VIỆT HÙNG
                 

    Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                       Ghi chép

    Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.

  • LỆ HẰNG
             Bút ký dự thi

    “Thấu Huế rồi.”