Về giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982)

09:07 17/06/2016

Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.

Ảnh lưu niệm anh em văn nghệ sĩ Huế 1988

Trong quá trình tìm kiếm tư liệu lịch sử để góp phần biên soạn thật đầy đủ cho cuốn kỷ yếu 70 năm Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, đáng tiếc là đến ngày kỷ niệm vẫn có một số tư liệu chưa tìm ra. Đến cuối năm 2015, nhà báo Dương Phước Thu mới tìm thấy thời gian tổ chức và danh sách các tác giả được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982), thường gọi là Giải “Bông Sen Bạc” in trên báo Dân - cơ quan của Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên thời đó. Để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin công bố lại nguyên văn không khí trao giải và danh sách 83 văn nghệ sĩ tên tuổi được tặng Giải thưởng cao quý lần thứ nhất này.


Để biểu dương sự đóng góp vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, động viên nhiệt tình lao động sáng tạo của những người làm công tác văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, góp phần thực hiện xuất sắc các Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ III, tiến tới Đại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên lần thứ II, tối ngày 3 tháng 4 năm 1983, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982).

Đồng chí Vũ Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Thái Bá Nhiệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Lương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã tới dự. Tham dự buổi lễ còn có đồng chí Văn Phác, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Đoàn nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh gồm các nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đang công tác tại Huế cũng đã đến chia vui.

Đồng chí Lê Tư Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng đọc báo cáo tổng kết, khẳng định những thành tựu của lực lượng văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong 7 năm qua. Các đồng chí Văn Phác, Vũ Thắng, Nguyễn Văn Lương đã lần lượt trao phần thưởng cho các tác giả được giải.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, đồng chí Vũ Thắng đã biểu dương những đóng góp của anh chị em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong thời gian qua, ân cần nhắc nhở anh chị em không ngừng đi sâu vào cuộc sống phong phú, sinh động nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách, mạnh dạn khám phá và sáng tạo, xây dựng nên nhiều tác phẩm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng hiện nay, đồng thời tạo điền kiện để sớm có những tác phẩm có tầm cỡ xứng đáng với quê hương, có sức sống lâu bền và có tính khái quát cao.

Họa sĩ tuổi cao Phạm Đăng Trí và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát biểu nói lên những xúc động của mình trước sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền trong tỉnh đối với hoạt động sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ và niềm mong muốn làm việc tốt hơn cho quê hương.

Kết thúc buổi lễ, các văn nghệ sĩ đã đọc thơ, hát những bài hát vừa sáng tác.  

DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH TRỊ THIÊN LẦN THỨ I (1976 - 1982)

+ Truy tặng Giải thưởng đặc biệt cho nhà thơ Thanh Hải.

+ 11 Giải A: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê (Văn học); Trần Hoàn (Âm nhạc); Xuân Đàm, Lê Bá Sinh, Kim Quý (Sân khấu); Vũ Trung Lương, Phạm Đăng Trí (Mỹ thuật).

+ 26 Giải B: Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Tấn, Lê Thị Mây, Lương An, Trần Công Tấn, Trần Thùy Mai, Nguyễn Quang Hà (Văn học), Lê Hải Anh, Bửu Chỉ, Trần Quốc Tiến, Trương Bé, Hoàng Đăng Nhuận (Mỹ thuật), Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Lê Anh, Hà Sâm (Âm nhạc), Việt Thành, Hồng Sáu, Thái Nguyên Hạnh, Sỹ Sô (Nhiếp ảnh), Trần Ngọc Tranh, Xuân Lư, Thu Song, Thái Quang Ngoạn, Văn Lang, La Thị Cẩm Vân (Sân khấu).

+ 30 Giải C: Ngô Minh, Đinh Duy Tư, Vĩnh Nguyên, Nguyễn Văn Dinh, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Xuân Việt, Hải Bằng (Văn học), Tôn Nữ Tuyết Mai, Hồ Uông, Vĩnh Phối, Phan Xuân Sanh, Lê Hữu Nguyên, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đại (Mỹ thuật), Quách Mộng Lân, Mai Xuân Hòa, Đức Đình, Huy Chu, Minh Phương, Lê Quang Nghệ (Âm nhạc), Văn Hoằng, Đình Bá, Nguyễn Khoa Quả (Nhiếp ảnh), Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Minh Hằng, Trương Minh Phương, Lê Khai, Phan Giang Nam, Nguyễn Ngọc Bình, Châu Dinh (Sân khấu).

+ 15 Tặng thưởng: Võ Quê, Lê Văn Hảo, Văn Lợi (Văn học), Đặng Mậu Tựu, Phan Thế Huề, Hải Bằng (Mỹ thuật), Thái Quý, Lô Thanh, Nam Vĩnh (Âm nhạc), Nguyễn Hữu Đính, Nguyễn Khoa Lợi (Nhiếp ảnh), Châu Thành, Mộng Điệp, Ngọc Yến, Hồ Ngọc Ánh (Sân khấu).  

DƯƠNG PHƯỚC THU sưu tầm, giới thiệu
(SHSDB20/04-2016)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH TÙNG  

    Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.


  • HUY CẬN - XUÂN DIỆU

                        (Trích)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.

  • DƯƠNG HOÀNG  

    Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng. 

  • PHƯỚC HOÀNG   

    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.

  • MẶC HY

    (Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)

  • MINH ĐẠO

    Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.

  • XUÂN HOÀNG
              Hồi ký

    (Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.

  • VŨ THỊ THANH LOAN  

    1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!

  • TRẦN TRUNG SÁNG  

    Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!

  • HOÀNG PHƯỚC   

    Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.

  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.