Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.
Ảnh lưu niệm anh em văn nghệ sĩ Huế 1988
Trong quá trình tìm kiếm tư liệu lịch sử để góp phần biên soạn thật đầy đủ cho cuốn kỷ yếu 70 năm Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, đáng tiếc là đến ngày kỷ niệm vẫn có một số tư liệu chưa tìm ra. Đến cuối năm 2015, nhà báo Dương Phước Thu mới tìm thấy thời gian tổ chức và danh sách các tác giả được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982), thường gọi là Giải “Bông Sen Bạc” in trên báo Dân - cơ quan của Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên thời đó. Để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin công bố lại nguyên văn không khí trao giải và danh sách 83 văn nghệ sĩ tên tuổi được tặng Giải thưởng cao quý lần thứ nhất này.
Để biểu dương sự đóng góp vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, động viên nhiệt tình lao động sáng tạo của những người làm công tác văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, góp phần thực hiện xuất sắc các Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ III, tiến tới Đại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên lần thứ II, tối ngày 3 tháng 4 năm 1983, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982).
Đồng chí Vũ Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Thái Bá Nhiệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Lương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã tới dự. Tham dự buổi lễ còn có đồng chí Văn Phác, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Đoàn nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh gồm các nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đang công tác tại Huế cũng đã đến chia vui.
Đồng chí Lê Tư Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng đọc báo cáo tổng kết, khẳng định những thành tựu của lực lượng văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong 7 năm qua. Các đồng chí Văn Phác, Vũ Thắng, Nguyễn Văn Lương đã lần lượt trao phần thưởng cho các tác giả được giải.
Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, đồng chí Vũ Thắng đã biểu dương những đóng góp của anh chị em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong thời gian qua, ân cần nhắc nhở anh chị em không ngừng đi sâu vào cuộc sống phong phú, sinh động nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách, mạnh dạn khám phá và sáng tạo, xây dựng nên nhiều tác phẩm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng hiện nay, đồng thời tạo điền kiện để sớm có những tác phẩm có tầm cỡ xứng đáng với quê hương, có sức sống lâu bền và có tính khái quát cao.
Họa sĩ tuổi cao Phạm Đăng Trí và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát biểu nói lên những xúc động của mình trước sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền trong tỉnh đối với hoạt động sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ và niềm mong muốn làm việc tốt hơn cho quê hương.
Kết thúc buổi lễ, các văn nghệ sĩ đã đọc thơ, hát những bài hát vừa sáng tác.
DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH TRỊ THIÊN LẦN THỨ I (1976 - 1982)
+ Truy tặng Giải thưởng đặc biệt cho nhà thơ Thanh Hải.
+ 11 Giải A: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê (Văn học); Trần Hoàn (Âm nhạc); Xuân Đàm, Lê Bá Sinh, Kim Quý (Sân khấu); Vũ Trung Lương, Phạm Đăng Trí (Mỹ thuật).
+ 26 Giải B: Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Tấn, Lê Thị Mây, Lương An, Trần Công Tấn, Trần Thùy Mai, Nguyễn Quang Hà (Văn học), Lê Hải Anh, Bửu Chỉ, Trần Quốc Tiến, Trương Bé, Hoàng Đăng Nhuận (Mỹ thuật), Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Lê Anh, Hà Sâm (Âm nhạc), Việt Thành, Hồng Sáu, Thái Nguyên Hạnh, Sỹ Sô (Nhiếp ảnh), Trần Ngọc Tranh, Xuân Lư, Thu Song, Thái Quang Ngoạn, Văn Lang, La Thị Cẩm Vân (Sân khấu).
+ 30 Giải C: Ngô Minh, Đinh Duy Tư, Vĩnh Nguyên, Nguyễn Văn Dinh, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Xuân Việt, Hải Bằng (Văn học), Tôn Nữ Tuyết Mai, Hồ Uông, Vĩnh Phối, Phan Xuân Sanh, Lê Hữu Nguyên, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đại (Mỹ thuật), Quách Mộng Lân, Mai Xuân Hòa, Đức Đình, Huy Chu, Minh Phương, Lê Quang Nghệ (Âm nhạc), Văn Hoằng, Đình Bá, Nguyễn Khoa Quả (Nhiếp ảnh), Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Minh Hằng, Trương Minh Phương, Lê Khai, Phan Giang Nam, Nguyễn Ngọc Bình, Châu Dinh (Sân khấu).
+ 15 Tặng thưởng: Võ Quê, Lê Văn Hảo, Văn Lợi (Văn học), Đặng Mậu Tựu, Phan Thế Huề, Hải Bằng (Mỹ thuật), Thái Quý, Lô Thanh, Nam Vĩnh (Âm nhạc), Nguyễn Hữu Đính, Nguyễn Khoa Lợi (Nhiếp ảnh), Châu Thành, Mộng Điệp, Ngọc Yến, Hồ Ngọc Ánh (Sân khấu).
DƯƠNG PHƯỚC THU sưu tầm, giới thiệu
(SHSDB20/04-2016)
VŨ SỰ
Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện thường tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.
TÔ HỮU QUỴ
Nhìn những bọt nước lớn nhỏ bám vào nhau lững thững trôi theo vệ đường, tôi nhớ có ai đã nói với tôi mỗi khi trời mưa, bọt nước không vỡ nhanh mà cứ bồng bềnh trên mặt như thế là cơn mưa sẽ kéo dài thật lâu.
TRẦN ĐỨC CƯỜNG(*)
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối.
VÕ THỊ XUÂN HÀ
Đêm qua có một chàng trai nhắn cho tôi: “Có khi em không phải người phàm thật em ạ”.
(Xin phép anh cho tôi nói ra điều này vì độc giả yêu quý).
HÀ LÂM KỲ
Tháng 5 năm 1996, nhân gặp nhà thơ Tố Hữu ở Hội Nhà văn, tôi rụt rè nói với ông rằng có cuốn băng về câu chuyện giữa nhà thơ và Bác Hồ. Ông vui vẻ nhận lời nghe lại.
BÙI KIM CHI
Chút hương chiều bảng lảng. Xôn xao lá me gọi hồn con gái. Mây vội vàng đuổi nắng. Bàng bạc sắc lam pha hồng. Trời nhẹ tênh đưa mây xuống thấp.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ sông Hương.
NGUYỄN BÙI VỢI
MAI VĂN HOAN
Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế bây giờ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều học sinh giỏi. Các lớp chuyên tỉnh đã được thành lập hơn 12 năm nay.
LTS: Sáng ngày 8/11/2018, tại Huế đã diễn ra Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
YẾN LAN
Hồi ký
Sau một chuyến đi dài vào mảnh đất tận miền Tây Tổ Quốc, tôi trở về quê, lòng chưa ráo nỗi nhớ đường, nhớ sá, thì trời đã chớm sang thu.
TRẦN QUANG MIỄN
Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
- Ê Thành Cát Tư Hãn!
Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.
TRỌNG NGUYỄN
Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha kể: “Tết năm 1966, một bà cụ từ bên Lại Bằng (huyện Hương Trà) lặn lội qua Phong Sơn (huyện Phong Điền) thuộc vùng giải phóng để xem chiếu bóng.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
(Trích đoạn tuồng lịch sử)
LTS: Từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đến thành công của “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn. Những dấu mốc ấy đã để lại bài học lớn lao đầy ý nghĩa về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
NGUYỄN THÁI SƠN
Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân.
Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7
BÙI XUÂN HÒA
Ghi chép
ĐẶNG NHẬT MINH
Anh Trần Đăng Nghi trên tôi 7 tuổi, thuộc thế hệ các dì các cậu tôi ở Huế. Tôi biết anh qua dì tôi, bác sĩ Nguyễn Ngọc Toản và ông anh họ tôi là kỹ sư Lê Đình Cát, những người bạn chí thân của anh từ thuở cắp sách đi học ở Huế cho đến khi đã về già.
TÔ NHUẬN VỸ
Có những nội dung, định hướng trên tạp chí bây giờ đã bình thường, nhưng vào thời gian cách nay hai ba chục năm là quá chừng rối rắm, phức tạp. Như Hòa hợp trong văn chương, văn hóa.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhận thư Tòa soạn “Sông Hương” nhắc viết bài cho số kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, lời đáp là một “tự vấn”: Không biết viết cái chi đây?