ERICH WULFF (1926 - 2010) là bác sĩ người Đức. Ông thích tranh Đinh Cường, và bài viết trên đây được viết vào năm 1997, ghi lại những cảm xúc của ông về bức tranh TRĂNG QUA VÙNG ĐỘNG ĐẤT của Đinh Cường mà ông đã mua và lưu giữ trong bộ sưu tập tranh của ông.
Chân dung Dr. Erich Wulff
|
Tác phẩm “Trăng qua vùng động đất” |
ERICH WULFF
Tôi gặp Đinh Cường ở Huế lần đầu vào năm 1964. Đó là năm thứ ba của tôi ở Việt Nam. Những năm đó tôi đang giảng dạy ở trường Đại học Y Khoa và Cường đang ở trong nhóm họa sĩ trẻ, những nghệ sĩ đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới văn nghệ và triết học, giữ gìn sự trong sáng của văn hóa văn nghệ trước nguy cơ suy vi. Cuộc chiến đã bắt đầu đòi xương máu và buộc chúng tôi phải có những quyết định với nỗi đau không thể lẩn tránh.
|
Đinh Cường và Bác sĩ Erich Wulff. Bác sĩ Erich Wulff mua bức tranh Trăng qua vùng động đất trong Triển lãm tranh Đinh Cường tại Huế năm 1966 |
Năm 1966, khi tôi tình cờ xem tranh Đinh Cường thì bức Trăng qua vùng động đất (Moon over earthquake) đã thu hút tôi, ngay từ lần gặp đầu tiên. Bức tranh phản chiếu cả nỗi thống khổ lẫn niềm hy vọng: cái chết, sự hủy diệt, con người mưu sống chỉ với xác thân trần trụi. Bức tranh là cả một câu chuyện về ánh sáng và bóng tối, nứt rạn và gãy đổ, núi lửa và mồ mả, các tế bào và những mảng màu, những vi sinh vật đã mất... cùng lúc ấy, từ bóng tối bừng lên một vầng trăng bất khả hủy diệt, ngay cả với sức mạnh của bom đạn.
![]() |
Vợ chồng bác sĩ Erich Wulff bên bức tranh Trăng qua vùng động đất tại nhà ở Hannover, Đức |
Sau 1975, Cường phải trải qua một giai đoạn gian khó. Họa sĩ chỉ vẽ những bức tranh khổ nhỏ trên giấy cho một số ít người nước ngoài đến Việt Nam. Ông không có sơn dầu và vải bố (canvas) để vẽ những bức tranh lớn. Tuy nhiên, trong những năm đó Cường đã kịp vẽ những bức tranh khổ nhỏ đầy sức sáng tạo đặc sắc, một số chỉ bằng tờ giấy viết thư và có thể gửi đi nước ngoài, trước khi xuất cảnh sang Hoa Kỳ.
Ngày nay, dường như những mảng màu sáng hơn đã dần dần chiếm lĩnh và cuối cùng đã đẩy lùi bóng tối trong tranh Đinh Cường.
Nguyễn Âu Hồng
(chuyển ngữ từ bản Tiếng Anh)
(SDB10/09-13)
Đinh Cường đâu Huế đó - BỬU Ý. Vẻ trầm mặc của đất đá - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG. Trong hội họa, Đinh Cường là thi sĩ của hoài niệm - TRỊNH CÔNG SƠN. Họa thi - BÙI GIÁNG. Khởi đi từ trong rực rỡ - ĐỖ LONG VÂN. Cái ở ngoài HỘI HỌA - THÁI BÁ VÂN. Đinh Cường, tấm lòng vô hạn - ĐẶNG TIẾN. Thế giới Đinh Cường - HOÀI KHANH. Vẻ ẩn mật trong hội họa Đinh Cường - HUỲNH HỮU ỦY. Một chút Đinh Cường - DOÃN QUỐC SỸ. Về bức tranh “Trăng qua vùng động đất” - ERICH WULFF. Cô Gái Huế với Tranh Thiếu Nữ của họa sĩ Đinh Cường - PHẠM THANH CHÂU. Họa sĩ Đinh Cường - Khu vườn lộng lẫy của những cung bậc ký ức - LÊ HUỲNH LÂM
BỬU Ý
Họa sĩ, suốt dọc đời mình, lần lượt trải qua những thời đoạn màu sắc. Như Picasso có giai đoạn hiện thực, tiếp đến là “thời xanh”, rồi “thời hồng”, sau đó có giai đoạn tượng trưng, chuyển dần đến siêu thực và lập thể.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Những khuya trở về căn nhà trắng trong một hẻm đá ở xóm Bến Ngự, những ánh hỏa châu cũng bắt đầu tung lên trên vùng trời xa thành phố, “tâm hồn thấy sa sút thêm mỗi lần ở ngoài phố về”, Cường thường thú nhận với bạn bè, và Cường bắt đầu quần với khung vải trắng lớn trước mặt.
TRỊNH CÔNG SƠN
Đầu những năm 60, bóng dáng của Modigliani và của những bậc thầy các trường phái hội họa mới thấp thoáng đi về dưới những bức tường cổ rêu phong của Đại Nội. Ở đó có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và ở đó cũng có Đinh Cường.
BÙI GIÁNG
LTS: Bài viết dưới đây, do tác giả Đỗ Long Vân viết bằng tiếng Pháp nhân Triển lãm tranh Đinh Cường tại Trung tâm Văn hóa Đức, Sài Gòn, 1967. Sông Hương xin giới thiệu bản dịch của dịch giả Bửu Ý. Đầu đề do Tòa soạn đặt.
THÁI BÁ VÂN
Tôi muốn nghĩ tới một cái gì của tranh ngoài hội họa, của nhạc ngoài bài hát, của văn chương ngoài chữ.
ĐẶNG TIẾN
Những dòng dưới đây, nguyên văn lời giới thiệu bằng tiếng Pháp do tác giả viết tại Paris tháng 10/2010, nhân triển lãm tranh “Đinh Cường tấm lòng vô hạn”. Bài viết sau đó được tác giả tự phỏng dịch.
Từ 20/10 đến 30/10/1972, họa sĩ Đinh Cường có cuộc triển lãm tranh mang đậm dấu ấn ở Sài Gòn. Dưới đây là bài nhận định của Hoài Khanh về thế giới tranh của ông.
HUỲNH HỮU ỦY
Bước vào thập niên sáu mươi, hội họa Việt Nam bỗng dưng biến chuyển dữ dội, có tính đột phá với một lực lượng trẻ, mạnh khỏe, hừng hực lửa sáng tạo. Họ ào ạt vận dụng những tiếng nói mới, tất nhiên phải bắt liền mạch với nền nghệ thuật hiện đại của thế giới, rồi chính từ đó đã manh nha một nét gì đó riêng biệt của hội họa Việt Nam.
DOÃN QUỐC SỸ
Tôi có thói quen hễ ra khỏi thành phố gặp vòm trời trăng sao là tìm chòm sao Đại Hùng Tinh rồi tự đấy tìm ra ngôi sao Bắc Đẩu với ánh sáng trầm buồn như ánh mắt mẹ hiền đợi con. Từ sao Bắc Đẩu, tôi thường tìm sang chòm Thập Tự Nam như tìm một lối thoát. Tôi đặc biệt yêu chòm sao này - Thập Tự Nam - với vẻ sáng ngời đơn giản của nó.
LÊ HUỲNH LÂM
Đinh Cường là một trong những bậc thầy về sơn dầu của thế hệ trước còn lại. Ông sáng tác đều đặn non nửa thế kỷ này; để Trịnh Công Sơn, một người bạn yêu quý của ông phải thốt ra lời:
PHẠM THANH CHÂU
Trí nhớ, khoảng năm 1970, sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ về Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, làm việc. Quảng Điền cách Huế vài chục cây số, có cái địa danh rất nhiều người biết là phá Tam Giang với hai câu thơ: “Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”.