Từ 20/10 đến 30/10/1972, họa sĩ Đinh Cường có cuộc triển lãm tranh mang đậm dấu ấn ở Sài Gòn. Dưới đây là bài nhận định của Hoài Khanh về thế giới tranh của ông.
Tác phẩm “Đi đâu về đâu”
HOÀI KHANH
Hình như thuở tôi mới tập tễnh bước vào con đường thi nghiệp - nếu có thể nói được như vậy - thì tôi đã chọn Van Gogh chứ không phải một thi hào nào đó làm thần tượng cho mình; cố nhiên cái nguồn cội lục bát ca dao của một Đoạn trường tân thanh phải được coi như hơi thở của một cơn đánh đồng thiếp với thế giới ngoại diện.
Khi viết về Van Gogh chỉ một câu thơ: “Một ly cà phê đen nói về Van Gogh”, tôi muốn thoáng nhắc đến cái thế giới Đen của mọi nghệ thuật mà từ đấy một Van Gogh đã nổi bật trong họa, một William Blake trong thơ, một Friedrich Nietzsche trong triết, một Thomas Hardy trong văn, và đặc biệt duy nhất vô cùng là một Beethoven trong nhạc.
Màu đen cũng chính là màu khai mở của hội họa, là bóng tối mà từ đấy mọi ánh sáng trần gian sẽ lần hồi phục vị trên khung vải trong những cơn hóa sinh đau đớn. Đấy cũng là cơn chuyển bụng của một cuộc tái tạo thế giới trong cưu mang chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.
Một hôm ghé thăm Đinh Cường tại một căn gác ở Tân Định tôi đã ngây ngất với bức họa Soi Bóng Giáo Đường của anh, tôi đã nói đùa với Cường, cậu đã ăn hiếp Paul Klee và nhất là Kandinski rồi đấy! Và Cường cười thật hiền, mình thích Paul Klee và Chagall lắm. Và tôi nôn nao hỏi: Thế còn Van Gogh đi đâu? A, Van Gogh mình thích lắm chớ, nhưng để riêng một chỗ khác.
Câu nói này của Cường đã làm tôi đê mê còn hơn được hồng nhan khen tặng. Thật thế, một lần trót đến với thế giới Van Gogh thì mọi hội họa trần gian thảy đều rơi rụng… Vì ở Van Gogh không còn là một hội họa nữa, mà chỉ còn là cuộc tương tranh khủng khiếp giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái chi gọi là bán khai và văn minh. Nhưng người ta phải cố quên Van Gogh đi chứ, nếu người ta muốn sống trong cái thế giới gọi là lịch sự, văn minh hiện đại hôm nay đó. Chao!
Ôi văn minh những dặm dài xa bước
Đời bỏ quên ta mải miết u buồn
Khản cổ rồi đôi chân giá yêu thương
Mà hiện hữu lạnh lùng như sỏi đá.
(Thân phận)
Cũng vì cái “văn minh” đó mà Cường và không biết bao người ở Huế đã phải lao đao lận đận vào tìm nương náu ở đất Sài Gòn này. Anh vốn dạy tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Phải thấy Đinh Cường tất tả ngược xuôi chạy từng cái vé máy bay Sài Gòn - Huế - Huế - Sài Gòn thì ta mới biết Cường đã cố gắng biết chừng nào để có được cuộc triển lãm này. Con người ngày nay không ít thì nhiều đều sống trong nỗi “thất tán” ghê sợ. Người ta phải kiên cường lắm như một Beethoven mới có thể tránh được cái mê hồn trận “lao xao trước thầy sau tớ” dù là cái lao xao đó trên bất cứ quỹ đạo nào.
Một hôm Cường tâm sự với tôi, vì hoàn cảnh thời gian không cho phép và nhất là vì “tâm” chưa định nổi nên mình không thể vẽ những họa phẩm có kích thước lớn về hình thức cũng như nội dung, nên đành phải cho triển lãm những bức tranh nho nhỏ này vậy.
Năm 1967, một bức tranh của Monet trong họa phái ấn tượng đã bán với giá gần 600 ngàn đồng bảng Anh ở Luân Đôn. Và tranh của Monet có xuất sắc gì lắm đâu, sự thực tôi muốn nói rằng tranh của Monet có hơn gì Đinh Cường đâu…
Nhưng sự thực thì Đinh Cường vẫn phải điêu đứng chạy vạy với những cơn hóa sinh đau đớn của một nghệ sĩ ở một xứ sở mà tiếng nói của nghệ thuật không làm sao kêu to hơn những trái bom.
Hình như Cường có mang trong mình phần nào cái tương tranh của Van Gogh, cái thơ mộng chiêm bao của Chagall, cái mơ hồ lãng đãng của Paul Klee.
Chắc chắn một ngày kia thế giới của Đinh Cường sẽ huy hoàng hiển hiện cũng như thế giới của một nụ hồng cứ nở tàn trường tại trong suốt cõi thiên thu.
Vườn Đá Ong, Trung Thu Nhâm Tý, 1972
H.K
(SDB10/09-13)
Đinh Cường đâu Huế đó - BỬU Ý. Vẻ trầm mặc của đất đá - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG. Trong hội họa, Đinh Cường là thi sĩ của hoài niệm - TRỊNH CÔNG SƠN. Họa thi - BÙI GIÁNG. Khởi đi từ trong rực rỡ - ĐỖ LONG VÂN. Cái ở ngoài HỘI HỌA - THÁI BÁ VÂN. Đinh Cường, tấm lòng vô hạn - ĐẶNG TIẾN. Thế giới Đinh Cường - HOÀI KHANH. Vẻ ẩn mật trong hội họa Đinh Cường - HUỲNH HỮU ỦY. Một chút Đinh Cường - DOÃN QUỐC SỸ. Về bức tranh “Trăng qua vùng động đất” - ERICH WULFF. Cô Gái Huế với Tranh Thiếu Nữ của họa sĩ Đinh Cường - PHẠM THANH CHÂU. Họa sĩ Đinh Cường - Khu vườn lộng lẫy của những cung bậc ký ức - LÊ HUỲNH LÂM
BỬU Ý
Họa sĩ, suốt dọc đời mình, lần lượt trải qua những thời đoạn màu sắc. Như Picasso có giai đoạn hiện thực, tiếp đến là “thời xanh”, rồi “thời hồng”, sau đó có giai đoạn tượng trưng, chuyển dần đến siêu thực và lập thể.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Những khuya trở về căn nhà trắng trong một hẻm đá ở xóm Bến Ngự, những ánh hỏa châu cũng bắt đầu tung lên trên vùng trời xa thành phố, “tâm hồn thấy sa sút thêm mỗi lần ở ngoài phố về”, Cường thường thú nhận với bạn bè, và Cường bắt đầu quần với khung vải trắng lớn trước mặt.
TRỊNH CÔNG SƠN
Đầu những năm 60, bóng dáng của Modigliani và của những bậc thầy các trường phái hội họa mới thấp thoáng đi về dưới những bức tường cổ rêu phong của Đại Nội. Ở đó có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và ở đó cũng có Đinh Cường.
BÙI GIÁNG
LTS: Bài viết dưới đây, do tác giả Đỗ Long Vân viết bằng tiếng Pháp nhân Triển lãm tranh Đinh Cường tại Trung tâm Văn hóa Đức, Sài Gòn, 1967. Sông Hương xin giới thiệu bản dịch của dịch giả Bửu Ý. Đầu đề do Tòa soạn đặt.
THÁI BÁ VÂN
Tôi muốn nghĩ tới một cái gì của tranh ngoài hội họa, của nhạc ngoài bài hát, của văn chương ngoài chữ.
ĐẶNG TIẾN
Những dòng dưới đây, nguyên văn lời giới thiệu bằng tiếng Pháp do tác giả viết tại Paris tháng 10/2010, nhân triển lãm tranh “Đinh Cường tấm lòng vô hạn”. Bài viết sau đó được tác giả tự phỏng dịch.
HUỲNH HỮU ỦY
Bước vào thập niên sáu mươi, hội họa Việt Nam bỗng dưng biến chuyển dữ dội, có tính đột phá với một lực lượng trẻ, mạnh khỏe, hừng hực lửa sáng tạo. Họ ào ạt vận dụng những tiếng nói mới, tất nhiên phải bắt liền mạch với nền nghệ thuật hiện đại của thế giới, rồi chính từ đó đã manh nha một nét gì đó riêng biệt của hội họa Việt Nam.
DOÃN QUỐC SỸ
Tôi có thói quen hễ ra khỏi thành phố gặp vòm trời trăng sao là tìm chòm sao Đại Hùng Tinh rồi tự đấy tìm ra ngôi sao Bắc Đẩu với ánh sáng trầm buồn như ánh mắt mẹ hiền đợi con. Từ sao Bắc Đẩu, tôi thường tìm sang chòm Thập Tự Nam như tìm một lối thoát. Tôi đặc biệt yêu chòm sao này - Thập Tự Nam - với vẻ sáng ngời đơn giản của nó.
ERICH WULFF (1926 - 2010) là bác sĩ người Đức. Ông thích tranh Đinh Cường, và bài viết trên đây được viết vào năm 1997, ghi lại những cảm xúc của ông về bức tranh TRĂNG QUA VÙNG ĐỘNG ĐẤT của Đinh Cường mà ông đã mua và lưu giữ trong bộ sưu tập tranh của ông.
LÊ HUỲNH LÂM
Đinh Cường là một trong những bậc thầy về sơn dầu của thế hệ trước còn lại. Ông sáng tác đều đặn non nửa thế kỷ này; để Trịnh Công Sơn, một người bạn yêu quý của ông phải thốt ra lời:
PHẠM THANH CHÂU
Trí nhớ, khoảng năm 1970, sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ về Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, làm việc. Quảng Điền cách Huế vài chục cây số, có cái địa danh rất nhiều người biết là phá Tam Giang với hai câu thơ: “Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”.