HOÀNG DẠ THI (14 tuổi)
Trung thu đến bao giờ cũng gợi lên trong lòng tôi một nỗi buồn nhớ. "Trung thu năm trước" ư? Cái "năm trước" ấy đã trôi xa, rất xa; kể từ khi em tôi còn sống. Trung Thu với những kỷ niệm êm đềm, chẳng bao giờ quay trở lại của hai chị em mình...
Minh Họa : Đặng Mậu Tựu
***
Buổi chiều, tôi tết lại tóc cho em, thắt thêm một cái nơ to màu hồng phấn, mặc cho em cái áo đẹp nhất. Nhà chỉ còn ba bố con, mẹ đi Hà Nội chưa về. Ngoài đường, người xe qua lại nhộn nhịp. Chúng tôi bắc ghế đẩu ra ngồi ngoài hiên ngắm đường phố. Em cười hớn hở: - Chị Bé ơi! Coi người ta mặc áo quần đẹp ghê! Cả lồng đèn cũng đẹp nữa.
Giọng nói của em đầy vẻ khao khát. Tôi nhìn vu vơ ra phía trước, lặng im. Có lẽ cả hai chị em đều đang nhớ mẹ. Sao lâu thế mà mẹ chưa về?
Trăng Trung Thu tròn vành vạnh. Ba đi suốt từ sáng đến giờ. Hai đứa lững thững đi dọc theo lề đường, hòa vào đám con nít nhộn nhạo. Đó đây thấp thoáng ánh đuốc của những đoàn múa lân lẫn với tiếng trống thậm thịch rộn ràng. Những khuôn mặt trẻ con bừng bừng nao nức dưới ánh đuốc. Tôi nắm tay em cả hai đứa lang thang hết phố này sang phố kia. Thật ngốc nghếch nếu ở nhà vào lúc này!
Ánh đèn trong các cửa hiệu hắt ra sáng rỡ, phản chiếu vào màu sắc của những chiếc lồng đèn, càng làm cho chúng đẹp đẽ, lộng lẫy hơn lên. Em nũng nịu kéo tay tôi: "Chị Bé! Chị Bé ơi! Nhìn kìa!" Tôi bước nhanh qua, ước gì mẹ về hôm nay nhỉ?
Hai chị em cứ đi lang thang khắp nơi mà chẳng biết mình đang đi đâu. Đường phố và đường phố. Ngã tư và ngã tư. Cửa hiệu nối tiếp của hiệu. Em đi cạnh tôi, luôn mồm nói ríu rít:
- Chà! Coi cái lồng đèn con cá đẹp ghê chưa! Vài hôm nữa mẹ về, mẹ cũng mua cho em một cái như vậy, phải không chị Bé?
Mắt em sáng long lanh rồi chợt tối sầm. Mặt em đang vui bỗng buồn hẳn đi. Em đứng lại, tần ngần ngắm dòng người xe, ngắm những gia đình đưa con cái đi chơi. Mắt em mở to, ngẩn ngơ nhìn.
Tôi chợt thấy sống mũi mình cay cay. Thương em quá! Lưỡng lự một chút, tôi sờ tay vào túi, nơi có số tiền mua sách ba mới cho hồi sáng...
Bây giờ, em sung sướng cầm chiếc lồng đèn trên tay, miệng lại nói líu lo. Em nhoẻn cười, để lộ hàm răng... sún thật dễ thương. Trước niềm vui hồn nhiên của em, không hiểu sao lòng tôi lại nao nao, muốn khóc.
Gió thổi nhẹ nhàng. Cảnh vật như đáng yêu hơn. Và trên trời, những ngôi sao nhấp nháy như cái nheo mắt tinh nghịch.
***
Đó là Trung Thu cuối cùng của hai chị em chúng tôi được trải qua cùng nhau. Em ra đi vào một ngày đẹp trời. Dì tôi vuốt tóc tôi: - "Thôi! Con đừng khóc nữa. Nó đau từ trong bụng mẹ, làm sao có thể...". Tôi lau nước mắt, chợt nhớ đến lời một bài hát nào đó "Tạm biệt Michel, người em bé bỏng của tôi. Chết thật là khó, khi khắp nơi mùa xuân đang đến với nắng vàng và hoa; khi mà những con chim còn hót líu lo trên cành..."
Lại một mùa Trung Thu nữa. Tôi thẫn thờ nhìn đường phố đông vui. Con đường hôm nào hai chị em mình cùng đi, tay trong tay. Bàn tay em nhỏ xinh và cổ em thơm mùi dầu cù là. Con đường từ nay mãi mãi vắng bóng hai đứa mình rồi. Chẳng bao giờ chị còn có thể nắm tay em, mua cho em chiếc lồng đèn hay cái bánh Trung Thu. Chẳng bao giờ. Em không còn hát cho chị nghe bài "Rước đèn Trung Thu" như hôm nào, giọng em trong veo pha lẫn chút ngọng nghịu. Em không cười nữa. Và không khi nào hai đứa mình cùng áp mặt vào tủ gương, ngắm những chiếc mặt nạ, những chùm đèn lóng lánh đủ màu trong những cửa hiệu dọc đường Trần Hưng Đạo. Cùng mút chung một chiếc que kem. Vâng. "Chết thật là khó, khi mà khắp nơi mùa xuân đang đến với nắng vàng và hoa, khi mà những con chim còn hót líu lo trên cành...". Thế mà tại sao em vẫn ra đi?
Tôi nhìn chiếc lồng đèn cũ mình đã mua cho em năm nào, chợt như thấy hiện lên hình ảnh của em với nét mặt rạng rỡ, đôi mắt to long lanh như có nước, nụ cười để lộ hàm răng sún và đôi má lúm đồng tiền...
Cũng vẫn là Trung Thu, nhưng có những cái ở Trung Thu này, ta lại không thể nào gặp lại ở Trung Thu tới...
"Tạm biệt nhé, người em bé bỏng của tôi..."
H.D.T
(TCSH53/01&2-1993)
Tuyết Nhung - Hương Giang - Thiệp Đáng
LÉP TÔNXTÔISư tử và chó *
Cháu Hoàng Dạ Thi, sinh năm 1977. Những bài thơ của cháu do mẹ cháu ghi lại và đặt đầu đề. Xin giới thiệu một chùm thơ của cháu.
PHAN THỊ THANH NHÀNDÁN TEM
NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mê ăn kem nhưng không được phép.
LTS: Là một nhạc sĩ gần như cả đời dành cho tâm hồn trẻ thơ, ngoài hàng trăm ca khúc, gần đây, Mai Xuân Hòa còn viết nhạc cảnh "Huyền thoại về anh Ngự Bình và Hương Giang" cho thiếu nhi.
VŨ LÊ THẢO CHI Kính tặng thầy Vĩnh BáMười lăm tuổi, con tin rằng Bụt chỉ có ở trong chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa. Mười sáu tuổi con chợt nhận ra Bụt đang ở trước mắt mình...
Văn Lợi - Hải Vân - Trần Phương Trà - Tôn Nữ Như Ngân
HẢI VÂNSau một tuần trời lụt to, những ánh nắng yếu ớt chiếu xuống mọi vật, bừng lên một chút ấm cho mọi người. Rồi chiều xuống và bầu trời chìm vào bóng đêm, để rồi sáng hôm sau, một ngày mới bắt đầu.
Nguyễn Văn Phương - Phương Ly - Nguyễn Loan - Hoàng Hạ Miên
Giáng sinh 2009, Khách sạn Celadon Huế đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh dành cho trẻ em thiệt thòi ở Trung tâm Thủy Xuân - Huế.
Nguyễn Trương Khánh Thi - Hồng Nhung
HẢI VÂNKhi tôi chào đời, Huế đã là một thành phố cổ kính xinh đẹp, với sông Hương, núi Ngự, với điện ngọc đền rồng, với lăng tẩm chùa chiền... Tất cả như tắm mát hồn người.
Phương Ly - Nguyễn Thị Thanh Viên
Người xưa có câu "Một đời người hai thời con nít". Nghĩa là người ta, khi tuổi về già, ai cũng phải (hoặc cũng được) "hoàn đồng" như thời con trẻ. Có lẽ yếu tố đặc trưng làm nên sự "đồng dạng nhân cách" phía hai đầu của một đời người là chất Anima cổ tích. Khi một nhà văn dành cả đời để viết và viết được truyện cổ tích cho trẻ con thì tâm hồn của họ hẳn nhiên không chỉ hai thời mà cả đời là "con nít". Nếu không có chất con nít ấy trong mình, trong chủ thể sáng tạo thì cảm xúc sẽ giả, giọng điệu sẽ già, sự viết sẽ trở nên kệch cỡm như kiểu "cưa sừng làm nghé".
HỒ BÍCHDưới gầm cầu phía chợ Trời có một cô bé độ tuổi niên thiếu, mặt đẹp như hoa nhưng bị tật nguyền đến trú ngụ ở đấy từ bao giờ. Nó bị bại liệt một chân nên không đi lại được mà phải bò hoặc lết. Có lẽ do vậy mà người ta thường gọi nó là Bé Lết.
Nguyễn Thành Ly - Cẩm Phương - Nguyễn Loan - Trần Tuấn
CAO THỊ THÚY HẰNGTrên một cành dẻ cao ở trong khu rừng nọ có một cái tổ chim nho nhỏ, xinh xinh được kết cẩn thận từ những cọng rơm vàng óng. Tại đấy, một chú chim non vừa mới mở mắt chào đời. Chú được mọi người gọi bằng một cái tên rất hay - chim Họa mi. Bác Họa mi chăm sóc chú chim nhỏ rất cẩn thận nên không bao lâu sau chú đã có thể bay nhảy thành thạo.
Vĩnh Nguyên - Huỳnh Phương Ly
LTS: “Vua lũ đồ chơi” là tập sách tuyển chọn những tác phẩm Văn, thơ và tranh về đề tài thiếu nhi do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào đầu năm nay. Công trình này là kết quả của "cuộc vận động sáng tác văn học vì tuổi thơ" do Hội Văn học nghệ thuật, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Sở Giáo dục đào tạo, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế và Nhà thiếu nhi Huế phối hợp tổ chức.Những tác phẩm trong tập sách bao gồm cả thiếu nhi và người lớn cùng sáng tác và cũng đã công bố rải rác đây đó, kẻ cả trên TCSH. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số tác phẩm trong tập sách này.