Cách sống của họa mi

08:51 19/11/2009
CAO THỊ THÚY HẰNGTrên một cành dẻ cao ở trong khu rừng nọ có một cái tổ chim nho nhỏ, xinh xinh được kết cẩn thận từ những cọng rơm vàng óng. Tại đấy, một chú chim non vừa mới mở mắt chào đời. Chú được mọi người gọi bằng một cái tên rất hay - chim Họa mi. Bác Họa mi chăm sóc chú chim nhỏ rất cẩn thận nên không bao lâu sau chú đã có thể bay nhảy thành thạo.

Chim họa mi - Ảnh: Internet

Một hôm, mẹ gọi họa mi đến và bảo:

- Sống trong rừng này con cần phải có đầy đủ trí khôn và kinh nghiệm mới  vượt qua được nguy hiểm. Vì vậy, cần phải tự đi tìm lấy trí khôn cho mình.

Nghe lời mẹ, họa mi bắt đầu cuộc hành trình. Chú bay lên trên trời cao để nhìn ngắm mặt đất. Ôi! Thật là điệu kỳ! Kia là những con suói nhỏ chảy róc rách, luồn lách qua những hàng cây. Nước suối trong vắt soi từng đàn cá tung tăng bơi lội. Đây là những ngọn thác, nước tuôn ào ạt, trắng xóa trông như một bức rèm được làm từ những dòng nước mát lạnh. Xa xa, thấp thoáng những ngọn núi lúc ẩn lúc hiện giữa màn sương mờ ảo. Họa mi đuợc mở mang tầm mắt. Chú say mê nhìn ngắm và lắng nghe tiếng gió vi vu, tiếng lá cây xào xạc: "Ôi! Thì ra bây giờ mình mới cảm nhận được toàn cảnh bao la, hùng vĩ của khu rừng". Họa mi liền bay ngay đến nơi phát ra tiếng hát. Ồ! Thì ra là bác bướm, Họa mi ngạc nhiên hỏi:

- A! Bác bướm! Sao bác không đi làm? Mẹ cháu cứ giờ này là phải đi làm đấy!

Bác bướm cười bảo:

- Sống thì phải tận hưởng niềm vui chứ, làm gì cho mệt. Ta cứ đi chơi suốt ngày, thú lắm. Đấy là cách sống của ta mà.

Nói xong, bác bướm bỏ đi. Họa mi ngơ ngác tự hỏi: "Cách sống ư? Vậy cách sống của ta là gì nhỉ? Ta phải đi tìm mới được". Thế là họa mi lại tiếp tục cuộc hành trình. Đi đến đâu, gặp người nào, chú cũng hỏi "cách sống" của họ là gì. Họa mi thật sự ngơ ngác vì mỗi người có một ý kiến khác nhau. Người thì nói rằng dó là công việc, người khác lại nói đó là tình bạn v.v... Lúc đi ngang qua một con suối nhỏ, họa mi liền sà xuống để uống nước. Bỗng, chú nghe một tiếng khóc phát ra từ một lùm cây. Họa mi vội đi đến thì thấy một bạn chim chích nho nhỏ đang ôm mặt khóc. Họa mi hỏi:

- Sao bạn khóc thế?

Chim chích mắt đỏ hoe nói:

- Mình... mình... bị lạc đường!

Nghe vậy, họa mi mới chợt nhớ ra là trên đường đi, cậu có gặp bác chim chích đang hốt hoảng đi tìm con mình. Chắc là bạn ấy rồi! Tội nghiệp bạn ấy! Họa mi nắm tay chim chích nói:

- Để mình dẫn bạn về nhà nhé!

Chim chích vui mừng quá gật đầu lia lịa. Cả hai mày mò, hỏi thăm những người đi đường một lúc lâu sau mới tìm được nhà chim chích. Bác chim  chích mỉm cười nhìn họa mi:

- Cám ơn cháu! Ôi, giá như ai cũng có cách sống như cháu thì tốt quá.

Họa mi ngạc nhiên. Ô! Thế ra mình đã tìm được cách sống rồi ư?!

Bác chim chích cười bảo:

- Phải cháu giúp đỡ người. Đấy là một cách sống đẹp đấy, cháu phải biết giữ gìn.

Họa mi nhủ thầm. "Ừ! Bác ấy nói đúng quá, được giúp người mình cảm thấy vui kia mà!".

Thế là trên đường về, họa mi cứ luôn mồm ca hát. Tiếng hát của chú làm cho mọi vật tươi tắn hẳn lên. Bây giờ,  chú đã nhận ra rằng: "Mỗi người có một cách sống riêng nhưng cuộc sống sẽ đẹp biết bao nếu mọi người đều biết giúp đỡ, thương yêu nhau".

C.T.T.H
(127/09-99)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • THẢO NGUYÊN

    Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân