DƯƠNG BÍCH HÀ
Để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), sáng 7/5/2014, tại Học viện Âm nhạc Huế, khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy đã tổ chức vòng chung khảo, lễ tổng kết, báo cáo và trao giải thưởng cho cuộc thi sáng tác ca khúc về Điện Biên.
"Hoa Ban" - Ảnh: Đặng Văn Trân
Cuộc thi được phát động từ ngày 1/4/2014 dành cho học sinh - sinh viên khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy, với chủ đề là: “56 ngày lao động sáng tạo, thiết thực kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.
Cuộc thi cũng tạo điều kiện cho các em thâm nhập thực tế, sáng tác để nâng cao tay nghề, vừa là thành quả của các em trong quá trình rèn luyện, học tập tại Học viện.
Sau hơn 1 tháng phát động, cuộc thi đã có gần 15 tác phẩm tham gia. Hội đồng nghệ thuật thẩm định và chọn lọc 6 ca khúc xuất sắc vào vòng chung khảo để bình xét, biểu diễn và trao giải.
Các tác phẩm của các em đã để lại những dấu ấn đáng ghi nhận. Một số sinh viên đã biết khai thác chất liệu âm nhạc dân gian miền núi Tây Bắc để sử dụng trong tác phẩm của mình, như tác phẩm Về Điện Biên của Hoàng Anh Dũng. Một số sinh viên lại khai thác mảng tình cảm, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ, như tác phẩm Lá xanh của Lê Bình (Lời: Lê Kiều Oanh), Điện Biên vững bước của Nguyễn Văn Vinh...
Hội đồng nghệ thuật và Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích cho các tác phẩm:
Giải Nhất: Về Điện Biên của Hoàng Anh Dũng (Lớp ĐH 3 - ST).
Giải Nhì: Giá từng thước đất. Nhạc: Lê Bình; lời: Chính Hữu (Lớp ĐH 3 - ST).
Giải Ba: Điện Biên vững bước của Nguyễn Văn Vinh (Lớp ĐH 2 - ST).
Giải Khuyến khích:
- Dấu ấn Điện Biên của Nguyễn Ngọc Sơn (Lớp ĐH 2 - ST).
- Khát khao Điện Biên của Trần Đại Nhật Nhật (Lớp ĐH 3 - ST).
- Nhớ về Điện Biên. Nhạc: Đoàn Văn Cảnh; lời: Đỗ Thị Bích Thúy (ĐH 3 - ST).
Với ý thức, sự khâm phục, lòng biết ơn những chiến sĩ đã quên mình chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc - những tấm lòng, những cảm xúc rất thực của các em gửi vào tác phẩm của mình như một lời tri ân chân thành!
Hy vọng đây là bước đầu, là khởi nguồn cho các em mạnh dạn, đam mê hơn trong nghề nghiệp, đóng góp thêm nhiều tác phẩm có ý nghĩa cho cuộc đời.
D.B.H
(SH304/06-14)
![]() |
![]() |
![]() |
Từ anh bộ đội trở thành nhạc sĩ
Tên khai sinh của nhạc sĩ Xuân Giao (ảnh) là Trương Xuân Giao, sinh ngày 2-1-1932, tuy quê hương ở Hưng Yên, nhưng ra đời ở Tiên Lãng, TP Hải Phòng, lớn lên học Trường chuyên khoa Phan Thanh ở tỉnh Thái Bình.
Giáo dục âm nhạc trở nên rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển không chỉ mỗi cá nhân mà còn của một quốc gia
Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày tình khúc Dư âm ra đời, ít ai biết ban đầu nó chỉ là một sáng tác “tính làm chơi bỏ túi” của anh bộ đội kháng chiến Nguyễn Văn Tý nhưng cuối cùng lọt ra ngoài rồi như gió bay đi “không còn cách nào chặn lại”.
Trong cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức và Công ty Sách Phương Nam ấn hành), cố nhạc sĩ Phạm Duy lần đầu tâm sự về hoàn cảnh ra đời những ca khúc nổi tiếng của ông như Bà mẹ Gio Linh, Đà Lạt trăng mờ, Nắng chiều rực rỡ, Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau...
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Đã có một thời chúng ta coi "Thơ Mới" (1930 - 1945) là thơ lãng mạn tiểu tư sản bi quan tiêu cực, coi những tác phẩm văn xuôi xuất sắc của Vũ Trọng Phụng là văn tự nhiên chủ nghĩa, là văn đồi trụy, dâm ô, sa đọa, coi những tác phẩm văn học viết về bi kịch, đau thương, mất mát của con người mới là bôi đen chế độ, là không lành mạnh.
Giữa chợ chiều, tiếng hát ru ngọt lịm làm người ta dừng lại. Câu chuyện hát ru giữa chợ chạm đến nhiều điều về văn hóa Việt - về người Việt và nét đẹp Việt hôm nay.
Tháng 10 tới, ca khúc Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao sẽ tròn 70 tuổi (10/1944 -10/2014). Ca khúc đã gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc: Ngày 19/8 và 2/9/1945.
Giữa những xu hướng cách tân của các trường phái Ấn tượng, Biểu hiện, và sự nổi loạn của âm nhạc phi điệu thức trong khoảng thời kỳ năm 1900-1950, chủ nghĩa dân tộc nảy nở từ thế kỷ 19 vẫn bám trụ và tự làm mới mình theo hơi thở hiện đại.
Âm nhạc phi điệu thức bắt đầu nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20 với những cách tân táo bạo trong hòa âm của trường phái Biểu hiện. Sự rũ bỏ dần dần những quy luật về điệu thức kế thừa từ hàng thế kỷ trước của âm nhạc phi điệu thức đã gây sốc lớn cho thính giả thời bấy giờ.
Họ coi đây là một sự nổi loạn trong lịch sử âm nhạc, nhưng không ngờ rằng nó lại dẫn đến một trật tự chưa từng có trong lịch sử sáng tác âm nhạc.
Cũng như trong hội họa, Ấn tượng (Impressionism) và Biểu hiện (Expressionism) là hai trường phái âm nhạc có tính lịch sử quan trọng, bởi chúng đánh dấu bước chuyển biến tâm lý của xã hội phương Tây khi giã từ thế kỷ 19 lãng mạn và kỷ luật để bước vào thế kỷ 20 đầy bạo lực và biến động.
BIỂN BẮC
Dẫn nhập
Chúng tôi nhớ trước đây - khi luận bàn về thơ, ở trên những vuông chiếu, hay bàn tròn hoặc ở sân diễn đàn thông tin giấy và điện tử - người ta thường hay đóng ấn cho những sáng tác “không ưa” rằng: đây là một bài viết có vần, là một bài vè chứ đâu phải thơ?!
Bạn có nhớ khi còn là một đứa trẻ, cách bạn nghe, nhận biết và cảm thụ âm nhạc khác với hiện tại như thế nào không?
Tháng 7 năm nay, nhạc sĩ Phó Đức Phương vừa tròn 70 tuổi. Bước vào lứa tuổi cổ lai hy, anh đang là một tay cự phách trong làng nhạc, có nhiều sáng tác mang âm hưởng dân ca rất thành công. Khá bận rộn với vai trò Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Phó Đức Phương vẫn không quên hoạt động sáng tạo âm nhạc. Anh là một trong số các nhạc sĩ Việt Nam được giải thưởng Nhà nước.
Cho đến nay, một câu hỏi lớn của khoa học về âm nhạc vẫn là: liệu âm nhạc thuần túy có khả năng khơi gợi những cảm xúc trong con người như cách mà các sự vật, hiện tượng, diễn biến trong cuộc sống hằng ngày tác động lên chúng ta hay không, và nếu có thì cơ chế tác động đó như thế nào?
Ngày 15/5/2014, tại TP Vinh đã diễn ra hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại (Trường hợp dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh)” do Viện VHNT Việt Nam phối hợp với hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh tổ chức.
Trong thế giới âm nhạc, không ít nghệ sỹ thành công trên cả hai lĩnh vực, độc tấu và chỉ huy, nhưng ít có trường hợp nào lên tột đỉnh vinh quang như Daniel Barenboim.
HOÀNG DIỆP LẠC
Mỗi con người thấy sự vật theo góc nhìn riêng của mình, như trong câu chuyện ngụ ngôn “Những người mù sờ voi”.
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2013), đêm nhạc đặc biệt giới thiệu những tác phẩm âm nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao sẽ diễn ra vào tối 22/11 tới tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Nhạc và lời: NGUYỄN VIỆT
Nhạc và lời: DƯƠNG BÍCH HÀ