Giữa chợ chiều, tiếng hát ru ngọt lịm làm người ta dừng lại. Câu chuyện hát ru giữa chợ chạm đến nhiều điều về văn hóa Việt - về người Việt và nét đẹp Việt hôm nay.
Ngày càng ít dần tiếng hát ru của mẹ, của bà - Ảnh: Lê Hồng Linh
Từ chiếc nôi và câu hát
Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian cho rằng, trong các loại hình dân ca thì hát ru ra đời sớm nhất và truyền từ đời này qua đời khác dưới dạng bất thành văn. Nhìn chung, mỗi vùng, mỗi miền đều có bài hát ru khác nhau với những giọng điệu riêng. Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, mỗi vùng có một quãng riêng về hát ru. Hát ru xứ Nghệ mang âm hưởng như là ru ví dặm. Nam Trung bộ còn có cả điệu lý ru con.
|
Hát ru miền Bắc vẫn thủy chung và sâu sắc. Đó là sự nhẹ nhàng, mơn man của sự tinh tế, sẻ chia: Cái ngủ mày ngủ cho ngoan/Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về. Còn hát ru miền Trung (còn gọi là ru con) với Ầu ơi mở đầu cùng những ngôn từ da diết, khắc khoải, ẩn trong đấy là những khát khao, ước mơ mang đậm tính kỳ vọng, ước ao: Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè/Anh mê vợ bé bỏ bầy con thơ. Còn hát ru của miền Nam nói chung (có thể khác nhau ở Tây Nam bộ và Đông Nam bộ) gọi là hát đưa em có thể chịu ảnh hưởng của thổ nhưỡng, công việc, hoàn cảnh và khí hậu vùng miền nên hát ru của Nam bộ nghe giản dị đơn sơ mà gần gũi. Câu hát ru hay bài hát ru bắt đầu từ Ví dầu nghe sao ngọt lạ: Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Trong cái ngọt của hát ru Nam bộ đặc biệt là miền Tây Nam bộ, toát lên sự man mác, thiết tha, phóng khoáng, bao dung của hò Đồng Tháp, của các điệu lý - câu hò sông nước Cửu Long.
Chỉ nghe qua giai điệu, ta đã thấy được những phong cách nghệ thuật khác nhau như thế nào, thật phù hợp với hệ thanh điệu (dấu giọng) người Kinh ở ba miền. Thế nhưng, hát ru ở miền nào cũng chứa chan tình mẫu tử, cũng gửi gắm những tâm sự - sẻ chia, những ước ao, kỳ vọng.
GS-TS Trần Văn Khê, một người cống hiến cả đời cho nền âm nhạc dân tộc VN, từng nhắc lại những kỷ niệm của ông về kỹ thuật hát ru mà từ xa xưa ông có dịp nghe tại quê nhà: “Hồi xưa lúc còn nhỏ thì tất cả trong làng tôi đều ru như thế này: À... ơi.... Mẹ ru cái lẽ ở đời/Sữa nuôi phần xác/Hát nuôi phần hồn/À... ơi... Bà ru mẹ, mẹ ru con/Liệu mai xa cách con còn nhớ chăng/Ạ ời... Ạ... ơi/Con ơi muốn nên thân người/Lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru”.
Không biết tự bao giờ chúng ta cảm nhận được tiếng ru của mẹ nhưng chắc rằng mình được nghe hát ru từ lâu lắm. Những lời hát mang tính dân dã như chiếc cầu, cây đa, bến nước, con đò đi vào ký ức một cách nhẹ nhàng và sâu sắc.
Nhiều bà mẹ VN đã hát ru như thế. Khát khao con mình lắng nghe điệu lý dạt dào, điệu hò tình cảm hay bài vè đậm chất dân gian. Ở đó còn có những cảm xúc nhẹ nhàng qua hơi thở, có cái vỗ về nhè nhẹ lên mông khi con quấy, có cả những sự đụng chạm cần thiết trên võng của mẹ và con, có hơi ấm nồng nàn, có cả độ êm của cánh tay gối đầu cho con mỗi tối.
Đến câu hát ru giữa chợ
|
Loay hoay tìm người hát ru giữa chợ, rồi cảm xúc dần trôi tuột khi chỉ thấy người cha đang ngồi chơi game trên máy tính bảng, bà mẹ thì lúi húi đếm tiền buổi chợ chiều... Và cuối cùng thì hình ảnh của một người bà vĩ đại đang hát ru bằng nội lực khủng khiếp chính là chiếc máy hát với hộc đĩa CD đủ ru cả một năm vẫn khỏe.
Tiếng ru chỉ còn đọng lại duy nhất một mục tiêu đặc biệt: cho con ngủ dễ. Một nỗi buồn khôn tả khác lớn hơn, đọng lại trong lòng. Nghe xong lời ru mỗi ngày trên máy như thế, không biết trẻ sẽ nhớ ai? Trẻ có gì sau khi nghe lời hát ru không cảm xúc thực tế? Trẻ sẽ được gì về sự tương ái cảm xúc hay sự phát triển của phức cảm hớn hở trong ba tháng đầu đời, phát triển mối quan hệ độc quyền mẹ - con?
Trẻ con cần lắm những lời ru nhưng đó phải là lời ru sống động. Trong đó, trẻ được tắm mình qua ngôn ngữ dân tộc, qua những hình thức của văn hóa dân gian, qua những hình ảnh mộc mạc và giản dị của quê hương. Không thể ép trẻ mãi nghe những bài hát ru thuở trước nhưng cũng cần nhận ra trẻ con cần lắm biết mình là ai dù bước vào thế giới phẳng. Chỉ có lời ru của mẹ, chỉ có giọng hát của cha, hay bài thơ bà đọc mới dễ dàng chuyển tải sâu sắc những rung cảm ấy.
Làm mẹ mà chẳng biết hát ru thì sao? Hiện đang mai một dần những chương trình hát ru trên các phương tiện truyền thông thì liệu sự thiếu gắn kết giữa các thành viên, sự vô tư của mỗi người trong cuộc sống có biến đổi nhiều hơn nữa nếu tình hình trên cứ diễn tiến một cách bình thường.
Tình mẫu tử là thiêng liêng và bất biến “Họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia thích thể hiện hình ảnh mẹ ru con trong tác phẩm, đơn giản bởi điều đó khắc họa rõ nét sự thiêng liêng, tình cảm sâu đậm nhất của con người: tình mẫu tử. Dù xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ có phát triển đến đâu thì tình mẫu tử vẫn luôn trường tồn và bất biến đối với nhân loại. Một bức ảnh hay tranh mẹ ru con thể hiện đầy đủ tính nhân văn sâu sắc nên dễ đi vào lòng người, khiến người xem sống lại với kỷ niệm của những ngày thơ ấu”. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh |
Nguồn: PGS-TS Huỳnh Văn Sơn (Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội VN) - TN
VĂN CAO
Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.
TRƯƠNG QUANG LỤC
Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).
TRÀ AN
Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.
Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.
NGUYÊN CÔNG HẢO
Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.
Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?
Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.
Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.
Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.
Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.