Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2013), đêm nhạc đặc biệt giới thiệu những tác phẩm âm nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao sẽ diễn ra vào tối 22/11 tới tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Đây là chương trình do chính gia đình nhạc sĩ đứng ra tổ chức, vì vậy, sẽ có nhiều chia sẻ riêng tư về cuộc đời cũng như sự nghiệp của một trong những tên tuổi lớn nhất nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX.
Trong chương trình này, bài hát “Tiến quân ca” sẽ được dàn dựng theo phong cách hợp xướng với lời ca gốc do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 trước khi được Quốc hội chỉnh sửa để trở thành “Quốc ca” hiện nay. Dàn hợp xướng 40 người sẽ thể hiện tác phẩm này ở ngay phần mở màn của chương trình.
Đặc biệt, lần đầu tiên, gia đình cũng công bố 2 bài hát trong di cảo của nhạc sĩ chưa từng được biểu diễn trên sân khấu, đó là “Dưới ngọn cờ giải phóng” và “Ta đi làm con suối”. Trong đó, bài hát “Dưới ngọn cờ giải phóng” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1962, từng được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh và phát sóng.
Còn bài hát “Ta đi làm con suối” được nhạc sĩ sáng tác vào đầu những năm 1970 khi đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, viết nhạc cho một bộ phim tài liệu. Nhưng sau đó, phần nhạc này không được sử dụng và bài hát cũng nằm lại trong di cảo của ông mà không được phổ biến tới công chúng. Hai bài hát này sẽ góp phần vẽ thêm một nét mới vào chân dung âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
Họa sĩ Văn Thao, con trai của nhạc sĩ Văn Cao cho biết: “Đêm nhạc này sẽ khái quát xuyên suốt cuộc đời sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, từ bài “Tiến quân ca” viết năm 1944 đến bài “Mùa xuân đầu tiên” viết năm 1976 – đánh dấu một giai đoạn như bố tôi từng nói “ông đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, với cách mạng, với nhân dân...”.
NSND Quang Thọ, ca sĩ Ánh Tuyết, Đăng Dương và Lan Anh sẽ hát chính trong đêm nhạc với các tác phẩm: Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Làng tôi, Thiên thai, Trương Chi, Trường ca Sông Lô, Bắc Sơn, Ngày mùa, Ta đi làm con suối, Dưới ngọn cờ giải phóng, Công nhân Việt Nam, Mùa xuân đầu tiên, Suối mơ, Cung đàn xưa…
Nhạc sĩ Văn Cao viết không nhiều, ông rất chắt lọc, thận trọng khi sáng tác. Mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là một câu chuyện, một số phận…Chính vì thế, đêm nhạc Văn Cao được kỳ vọng sẽ là nét phác họa chân thực nhất về sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng của ông.
Cùng với đêm nhạc này, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao, NXB Hội Nhà văn đã ra mắt tập thơ Văn Cao; Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) phát sóng bộ phim tài liệu mới về Văn Cao; Đài PT-TH Hải Phòng thực hiện chương trình trực tiếp giao lưu âm nhạc về Văn Cao; Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng đã tổ chức lễ kỷ niệm và một chương trình giao lưu âm nhạc về ông.
Theo VOV
VĂN CAO
Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.
TRƯƠNG QUANG LỤC
Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).
TRÀ AN
Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.
Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.
NGUYÊN CÔNG HẢO
Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.
Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?
Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.
Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.
Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.
Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.