Tôn sư nhưng phải trọng đạo

10:27 18/11/2013

Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

Đạo thầy trò từ xưa đã là một thứ đạo theo đúng cách: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Trọng thị và thiêng liêng, chỉ sau đạo hiếu.
 
Sự trọng thị nghề dạy học theo thời gian ngày một phát triển, vậy nên ở nhiều nơi, với nhiều người đã có sự thay đổi trong ứng xử, khiến không còn trọn vẹn ý nghĩa của đạo học. Trình tự lễ nghi, cách thức thể hiện cũng phôi pha đi rất nhiều.
 
Quan niệm nho giáo phong kiến trước kia khiến người thầy luôn có một vị trí đặc biệt, và giữa thầy và trò luôn giữ một khoảng cách nhất định, không thể vượt qua. Đó là sự hạn chế ít nhiều, nhưng nó cho thấy một trật tự, tôn ty. Thời buổi dân chủ, cơ chế thị trường len lỏi vào học đường, nhiều khi lại trở nên quá chớn, khoảng cách, đạo lý thầy trò đôi lúc trở nên rất mong manh, dễ đổ vỡ.
 
Trước đây mỗi năm chỉ có một dịp để trò bầy tỏ sự hiếu kính với thầy, đó là ngày tết. Còn bây giờ thì sự hiếu kính có thể diễn ra bất cứ lúc nào nếu thấy cần, và nhiều người cũng không còn quá cầu kỳ, chú trọng trong phần quà sao cho văn hóa, ý nghĩa nữa. Nó được cụ thể hóa bằng đồng tiền, sức nặng của vật chất. Và cũng chính bởi đồng tiền thay cho tình cảm, khiến tình cảm trở nên dễ bị điều chỉnh.
 
Nhiều phụ huynh đã lấy đồng tiền để con cái mình thể hiện sự tôn sư vào những dịp lễ, tết, cả trong những lần nộp tiền học thêm tại nhà, thậm chí là xin thêm điểm. Và chính bởi vậy đã làm mất đi sự trọng thị, trang nghiêm của môi trường giáo dục, khiến học trò nhìn về người thầy của mình bằng con mắt cũng khác. Từ đó chúng thường ỷ vào phương tiện là đồng tiền mà bỏ bê học tập. Nguy hại hơn còn tiêm nhiễm vào đầu con trẻ một thói xấu về sự bán - mua từ khi chúng còn ngồi trên ghế nhà trường, góp phần hình thành nên thói quen chạy chọt, lụy cầu bằng “cửa sau” trong tư duy của chúng.
 
Xã hội ngày càng chứng kiến nhiều vụ việc bạo lực, thiếu văn hóa trong ứng xử giữa thầy và trò, trong đó có một nguyên nhân từ việc đồng tiền đặt không đúng chỗ, sử dụng chưa đúng cách.
 
Trong suy nghĩ của không ít phụ huynh, rằng để con cái được quan tâm, bên cạnh tình cảm cũng cần phải có chất xúc tác vật chất. Điều đó chỉ phù hợp với những nhà giáo thực dụng, xuống cấp về giáo đức.
 
Trong môi trường giáo dục vẫn có nhiều nhà giáo liêm chính, ngày ngày cần mẫn “chèo đò” trên dòng sông tri thức đưa lớp lớp học trò sang sông, lấy sự đỗ đạt của học trò làm niềm vui. Còn có những giáo viên đã rời bục giảng vẫn đem kiến thức, kinh nghiệm của mình góp sức cho đời mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.
 
Vậy nên chúng ta không nên đánh đồng, tráo đổi từ hiện tượng thành bản chất. Càng không nên tôn sư theo cách nghĩ thực dụng: Muốn con hay chữ thì dầy phong bao... mà làm hỏng đi đạo học, tổn thương đến nghề cao quý nhất trong những nghề.
 
Chỉ còn vài ngày nữa là 20/11 cả nước hướng về nhà giáo, cần làm điều gì đó trọng thị và văn hóa, tránh việc tôn sư nhưng không trọn đạo.
 
Theo Võ Mạc Phù

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.