Tôn sư nhưng phải trọng đạo

10:27 18/11/2013

Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

Đạo thầy trò từ xưa đã là một thứ đạo theo đúng cách: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Trọng thị và thiêng liêng, chỉ sau đạo hiếu.
 
Sự trọng thị nghề dạy học theo thời gian ngày một phát triển, vậy nên ở nhiều nơi, với nhiều người đã có sự thay đổi trong ứng xử, khiến không còn trọn vẹn ý nghĩa của đạo học. Trình tự lễ nghi, cách thức thể hiện cũng phôi pha đi rất nhiều.
 
Quan niệm nho giáo phong kiến trước kia khiến người thầy luôn có một vị trí đặc biệt, và giữa thầy và trò luôn giữ một khoảng cách nhất định, không thể vượt qua. Đó là sự hạn chế ít nhiều, nhưng nó cho thấy một trật tự, tôn ty. Thời buổi dân chủ, cơ chế thị trường len lỏi vào học đường, nhiều khi lại trở nên quá chớn, khoảng cách, đạo lý thầy trò đôi lúc trở nên rất mong manh, dễ đổ vỡ.
 
Trước đây mỗi năm chỉ có một dịp để trò bầy tỏ sự hiếu kính với thầy, đó là ngày tết. Còn bây giờ thì sự hiếu kính có thể diễn ra bất cứ lúc nào nếu thấy cần, và nhiều người cũng không còn quá cầu kỳ, chú trọng trong phần quà sao cho văn hóa, ý nghĩa nữa. Nó được cụ thể hóa bằng đồng tiền, sức nặng của vật chất. Và cũng chính bởi đồng tiền thay cho tình cảm, khiến tình cảm trở nên dễ bị điều chỉnh.
 
Nhiều phụ huynh đã lấy đồng tiền để con cái mình thể hiện sự tôn sư vào những dịp lễ, tết, cả trong những lần nộp tiền học thêm tại nhà, thậm chí là xin thêm điểm. Và chính bởi vậy đã làm mất đi sự trọng thị, trang nghiêm của môi trường giáo dục, khiến học trò nhìn về người thầy của mình bằng con mắt cũng khác. Từ đó chúng thường ỷ vào phương tiện là đồng tiền mà bỏ bê học tập. Nguy hại hơn còn tiêm nhiễm vào đầu con trẻ một thói xấu về sự bán - mua từ khi chúng còn ngồi trên ghế nhà trường, góp phần hình thành nên thói quen chạy chọt, lụy cầu bằng “cửa sau” trong tư duy của chúng.
 
Xã hội ngày càng chứng kiến nhiều vụ việc bạo lực, thiếu văn hóa trong ứng xử giữa thầy và trò, trong đó có một nguyên nhân từ việc đồng tiền đặt không đúng chỗ, sử dụng chưa đúng cách.
 
Trong suy nghĩ của không ít phụ huynh, rằng để con cái được quan tâm, bên cạnh tình cảm cũng cần phải có chất xúc tác vật chất. Điều đó chỉ phù hợp với những nhà giáo thực dụng, xuống cấp về giáo đức.
 
Trong môi trường giáo dục vẫn có nhiều nhà giáo liêm chính, ngày ngày cần mẫn “chèo đò” trên dòng sông tri thức đưa lớp lớp học trò sang sông, lấy sự đỗ đạt của học trò làm niềm vui. Còn có những giáo viên đã rời bục giảng vẫn đem kiến thức, kinh nghiệm của mình góp sức cho đời mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.
 
Vậy nên chúng ta không nên đánh đồng, tráo đổi từ hiện tượng thành bản chất. Càng không nên tôn sư theo cách nghĩ thực dụng: Muốn con hay chữ thì dầy phong bao... mà làm hỏng đi đạo học, tổn thương đến nghề cao quý nhất trong những nghề.
 
Chỉ còn vài ngày nữa là 20/11 cả nước hướng về nhà giáo, cần làm điều gì đó trọng thị và văn hóa, tránh việc tôn sư nhưng không trọn đạo.
 
Theo Võ Mạc Phù

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

  • Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…