Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt

14:54 02/06/2021

Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

Trước khi Liên Hiệp Quốc công nhận Ngày Vesak - Kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đản sinh, Thành đạo và Nhập diệt, thì Phật đản hay Vesak đã là lễ hội của người con Phật khắp nơi.

Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 1

Sắc màu cờ Phật giáo mừng Phật đản trên đường phố giữa mùa dịch - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Niềm vui không ước hẹn

Cứ vào những ngày đầu tháng Tư âm lịch, từ thôn quê cho tới thành thị, tận vùng núi cao Tây Nguyên hay ngoài hải đảo xa xôi, những lá cờ 5 sắc - Đạo kỳ Phật giáo lại tung bay phất phới, cùng reo vui mừng Khánh đản của Đức Thế Tôn. Đây cũng là giai đoạn mang không khí sôi nổi, rộn ràng xuất phát từ việc chuẩn bị lễ đài, trang hoàng cờ đèn, vườn Lâm-tỳ-ni, các biểu tượng Đản sinh…

Mỗi người mỗi kiểu, mỗi chùa mỗi cách, nhưng tất cả cùng chung một mục đích cuối cùng, dẫu không hề ước hẹn, đó là cúng dường lên Đức Phật, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với vị thầy tâm linh, người đã mở cửa giải thoát cho tất cả qua giáo pháp, lối sống mà Ngài đã giác ngộ và chỉ bày. Suốt hơn hai ngàn sáu trăm năm qua, những điều đó vẫn không bị thời gian làm lu mờ, mà ngược lại, càng sáng thêm giá trị.

Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 2

Bà hướng dẫn cháu Tắm Phật - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Nói như Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đương nhiệm, ông António Guterres, những lời dạy ấy có ích cho tất cả, những người theo đạo Phật và không theo đạo Phật, đều có thể suy ngẫm về cuộc đời của mình và tìm được cảm hứng từ những lời vàng ngọc mà Đức Phật đã dạy.

Do vậy, nếu phát xuất nơi tâm niệm cúng dường lên Đức Thế Tôn, những việc làm hướng về Đại lễ Phật đản dẫu trong hoàn cảnh nào, biểu hiện ra sao vẫn sẽ khiến chúng ta cảm nhận trọn vẹn sự thành kính và thiêng liêng.

Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 3

Đức Phật giữa thiên nhiên (thiết trí mừng Phật đản ở quận 3, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Mùa Phật đản khác biệt

Đã gần một năm rưỡi trôi qua kể từ ngày thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt khi vừa chống chọi với đại dịch Covid-19, vừa nỗ lực duy trì, ổn định đời sống. Khó khăn là điều chắc chắn ai cũng cảm nhận được. Mùa Phật đản năm nay, các thông báo về tình hình đại dịch liên tục được cập nhật, mọi sinh hoạt cũng theo đó có nhiều thay đổi, nhất là khi làn sóng dịch thứ tư lan đến gần ba mươi tỉnh thành ở nước ta, dấy lên nỗi lo lắng cùng những tin tức liên quan đến việc xuất hiện các biến chủng Ấn Độ, Anh với khả năng lây lan rất nhanh.

Các lễ đài tập trung được thông báo tạm dừng, cả những khóa lễ cũng giới hạn số lượng người tham dự, nhưng không vì thế mà không khí mừng Phật đản lại ảm đạm.

Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 4

Phật tử thiết trí lễ đài tại tư gia để cả nhà được cử hành lễ Phật đản - Ảnh Minh Đăng

Không thể đến lễ đài tập trung, người Phật tử thiết trí lễ đài Phật đản ở nhà. Chương trình “Nhà nhà làm Phật đản” ở Đắk Lắk thu hút đông đảo Phật tử tham gia, vượt cả không gian địa lý, lan tỏa đến các địa phương khác. Hay chương trình “Một vạn lá cờ Phật giáo” mừng Đại lễ Phật đản và hướng tới Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN do Ban Thông tin-Truyền thông Phật giáo TP.HCM kết hợp với Báo Giác Ngộ phát động và thực hiện, chỉ trong vỏn vẹn 6 ngày đã trao tặng 10.000 lá cờ đến tay Phật tử ở các địa phương để treo tại tư gia mừng Đại lễ, nhanh hơn rất nhiều so với khoảng thời gian mà Ban Tổ chức dự kiến trước đó. Nhiều địa phương tiếp nối, tặng cờ đến Phật tử trong niềm hoan hỷ, để sắc hào quang của Đức Phật hiện diện khắp nơi. Các buổi thuyết giảng, nghi lễ được trực tuyến nhằm nối kết tình thân, truyền tải đạo vị đến với mọi người một cách gần gũi, tạm xóa đi nỗi trống vắng khi không thể tập trung để cùng nhau hướng lòng lên Đức Bổn Sư.

Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 5
Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 6
Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 7

Chương trình Vạn lá cờ Phật giáo lan tỏa niềm vui mừng Phật đản đến nhiều nơi

Phật đản về ngay trong từng mái nhà, khiến nhiều người cảm nhận như thời Đức Thế Tôn cùng với các Thánh đệ tử đến từng gia cư để khất thực, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, thực hành hạnh khiêm nhường và nhân đó nói những lời pháp ý nghĩa, cho từng cá nhân, từng hoàn cảnh, khiến họ nhận ra giá trị chân thực của đời sống.

Nhìn lại: Một mùa Phật đản đặc biệt ảnh 8

7 đóa sen mừng Phật đản trên kênh Nhiêu Lộc, TP.HCM - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Đất nước thêm một mùa Phật đản đặc biệt, không xe hoa rộn ràng diễu hành trên đường, không lễ đài tập trung đông đảo, nhưng cờ 5 sắc vẫn tung bay trên các nẻo đường, Phật thị hiện trong từng phương xứ, từng gia đình, từng tấm lòng… Cầu nguyện tất cả mọi người đều được đón Phật đến nhà, được nghe pháp âm của Ngài, cảm nhận pháp lạc và hồi hướng sự an lành đến khắp muôn loài trong mùa kỷ niệm Đức Thế Tôn đản sinh, thị hiện giữa đời vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người.

Xin một lòng đảnh lễ Đức Thế Tôn, và xin đọc lại lời kinh xưa, để cảm nhận Ngài đang thị hiện ở đây và bây giờ, với tất cả: “Một thời Thế Tôn cùng với Đại chúng Tỷ-kheo từ tinh xá Trúc Lâm đi vào làng khất thực…”.

Theo Nguyên Thánh - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.