Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.
Trao sách tới độc giả trong khu vực cách ly - Ảnh: Thái Hà Books
Sân chơi với sách
Các tác phẩm văn học kinh điển như “Hoàng tử bé”, “Peter Pan”, “Giết con chim nhại”, “Bắt trẻ đồng xanh”… đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm tham gia tranh tài trong cuộc thi thiết kế “Thế giới là một cuốn sách mở” do Nhã Nam, Arena Multimedia và Wacom Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm giúp giải tỏa căng thẳng khi ở nhà và phát huy khả năng sáng tạo của độc giả trẻ.
Đối với nhiều độc giả thì ngoài cuốn sách cầm trên tay, những vật phẩm gợi nhắc đến cuốn sách đó cũng là món quà mà họ vô cùng yêu thích. Trong cuộc thi lần này, ban tổ chức ra đề mở, với mong muốn cuộc thi vừa là nguồn cảm hứng để lan tỏa niềm vui đọc sách, vừa tạo ra sân chơi để các bạn giải tỏa căng thẳng và lo lắng trong thời điểm dịch bệnh. Mỗi tác phẩm dự thi bao gồm các thiết kế cho bộ ba sản phẩm: bookmark, túi vải, móc khóa, theo chủ đề liên quan đến sách.
Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam Đào Phương Thu, tên cuộc thi được lấy ý tưởng từ cuốn sách cùng tên của tác giả Lévai Balázs, và đây cũng chính là thông điệp mà ban tổ chức muốn gửi gắm: Thế giới là một cuốn sách mở, luôn có những điều thú vị để tìm kiếm và khai phá.
Sau một tháng phát động, cuộc thi thu hút gần 400 tác phẩm tham gia tranh tài. Trong đó, các tác phẩm đoạt giải gây ấn tượng bởi ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo dựa trên những cuốn sách được đông đảo bạn đọc yêu mến... Những nhân vật, chi tiết kinh điển trong trang sách nay đã được “làm sống dậy”, hiển hiện sinh động bằng hình ảnh, màu sắc trong các thiết kế dự thi.
Không chỉ phong phú về mặt ý tưởng, thí sinh còn thể hiện tài năng thiết kế. Một số tác phẩm được kỳ công hoàn thành bằng phương pháp vẽ tay, một số khác sử dụng thiết bị hiện đại như bảng vẽ, ipad, điện thoại thông minh… Điều này tạo nên sự đa dạng và màu sắc riêng biệt cho cuộc thi. Bên cạnh những bài dự thi sử dụng chất liệu từ các cuốn sách văn học kinh điển, một số khác lại khai thác chủ đề từ những cuốn sách yêu thích của bản thân với thể loại đa dạng như trinh thám, tản văn, khoa học viễn tưởng…
Cũng trong thời điểm "người người ở nhà tránh dịch", chương trình dành cho người hâm mộ manga vừa được công bố trên Fanpage của NXB Kim Đồng - Kim Đồng Comics Tournament mùa thứ 2. Sau cuộc “so tài” giữa các bộ truyện trong mùa thứ nhất, năm nay, Ban tổ chức sẽ chọn ra 100 nhân vật nam trong các bộ truyện đã được phát hành của Kim Đồng (tính tới hết tháng 7.2021), nhận được lượt đề xuất cao nhất của độc giả. Độc giả sẽ bình chọn nhân vật chiến thắng để đi tiếp vào vòng trong. Đối với nhà xuất bản, cuộc thi là để tìm ra những bộ manga từng được phát hành có nhiều fan nhất, thu thập phản hồi từ phía người đọc, đồng thời giúp độc giả biết đến và tiếp cận với những bộ truyện khác.
Các cuộc thi giới thiệu sách như Viết và Vlog Đọc xuyên Mùa Hè của NXB Kim Đồng, hay chuỗi thử thách 14 ngày đọc sách của Thái Hà Books... cũng đang được tổ chức, gửi những niềm vui nhỏ nhỏ tới độc giả.
Những cuốn sách trao đi
Bên cạnh những hoạt động trực tuyến, các đơn vị xuất bản cũng nỗ lực mang sách tới độc giả ở khu cách ly. Ban Thường vụ Quận Đoàn Phú Nhuận phối hợp với NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Ứng dụng VoizFM (thuộc Công ty cổ phần Wewe) và Công ty cổ phần Galaxy play tổ chức chương trình “Khép cửa đọc sách”, chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân đang sinh sống tại khu phong tỏa, khu cách ly tập trung. Đến nay, gần 1.000 đầu sách giấy đa dạng thể loại, đề tài cùng nhiều gói đọc thư viện sách điện tử với hơn 200 đầu sách đọc trong 3 tháng, nghe kho sách 2.000 quyển trên ứng dụng Voiz FM trong 30 ngày đã được gửi đến người dân tại 30 khu phong tỏa trên địa bàn quận.
Dự án "Sách trao tay, học ngày giãn cách" của Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh cũng được triển khai, nhằm tiếp thêm tinh thần và năng lượng tích cực cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Từ giữa tháng 7 đến nay, Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh phối hợp với Văn phòng phía Nam Hội Xuất bản Việt Nam, các đơn vị xuất bản, phát hành, cùng Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đưa hàng nghìn đầu sách hay đến các khu phong tỏa để tặng cho từng nhà.
Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Lê Hoàng cho biết: Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch nhưng chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách” đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ từ hàng chục nhà xuất bản, đơn vị phát hành và các nhà sách trên khắp địa bàn TP Hồ Chí Minh... với số lượng sách lên đến hơn hàng trăm tựa và 10.000 ấn bản (cả sách giấy và sách điện tử). Các đầu sách đa dạng các thể loại như sách văn học, thiếu nhi; sách kiến thức phổ thông (khám phá, khoa học thường thức, sức khỏe...); sách kỹ năng sống; sách truyện (truyện chữ, truyện tranh)… để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau.
Nhằm hỗ trợ và mang đến nguồn năng lượng tích cực, tươi mới cho thính giả, độc giả, Alpha Books cùng ứng dụng sách nói có bản quyền Fonos quyết định bắt tay nhau thực hiện chiến dịch “Sách nói miễn phí cho ngày cách ly”, từ ngày 5 - 20.8. 10 tựa sách nói từ danh sách bán chạy nhất trên Fonos sẽ được gửi tặng cộng đồng, với tổng cộng 200.000 lượt nghe miễn phí, tại địa chỉ https://fonos.online/sach-noi-mien-phi/. Mỗi tựa sách được hai bên cân nhắc và chọn lọc kỹ lưỡng để có thể giúp thính giả, độc giả tìm thấy điều hữu ích cho riêng mình.
Trao tặng hơn 1.000 cuốn sách thiếu nhi và văn học đến những người đang cách ly, đại diện Đinh Tị Books chia sẻ: “Những cuốn sách trao đi cũng là nguồn động viên cho chính chúng tôi, rằng chúng tôi có thể kết nối được nhiều hơn nữa với bạn đọc của mình, vượt qua không gian và thời gian, vượt qua tất cả những rào cản, bằng tinh thần đẹp đẽ mà chúng ta đang chia sẻ với nhau”.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.
Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.