Tóc David

08:00 15/07/2014

KENELKES (Anh)

Khi David bước ra cửa, cậu hơi bị hoa mắt bởi ánh sáng mặt trời trắng lóa, và theo bản năng cậu chới với chụp lấy tay cha.

Minh họa: Nhím

Đó là một ngày thực sự ấm áp đầu tiên của năm, trên cả mong đợi, nền nhiệt bất ngờ tăng. Thời tiết giao mùa cuối xuân sang hè. Cha và con trai đang trên đường đến tiệm hớt tóc, một trong nhiều chuyện mà họ luôn làm cùng nhau.

Giờ vẫn vậy, cái lệ thường ấy. “Đã đến lúc cắt dọn cái đống bờm xờm của con,” Cha của David khẽ nói, chỉ vào cậu bằng hai ngón tay kẹp điếu thuốc ở giữa. “Có lẽ cha nên làm điều đó. Mấy cái kéo lớn tỉa cây đâu nhỉ Janet? Hà hà xén lông cừu đã”.

Đôi khi cha rượt cậu quanh phòng khách, làm bộ như cha chuẩn bị cắt tai cậu. Khi bé David thường hoảng hồn khóc ré lên, sợ cha sẽ cắt mất đôi tai của mình thật, nhưng chuyện đó xưa rồi.

Tiệm hớt tóc của ông Samuels ở trong một căn phòng dài phía bên trên chỗ bán khoai tây chiên, phải leo lên cả dãy cầu thang dựng đứng. Những bước chân đàn ông thành hàng chen nhau lên xuống thường xuyên làm mòn nhẵn các bậc thang gỗ. David theo sau cha, cảm thấy bực bội khó chịu vì cậu không thể nện những bước chắc nịch khiến cầu thang lung lay rên rỉ kẽo kẹt như cha cậu.

David yêu tiệm hớt tóc - nó không hề giống như nơi nào khác cậu từng tới. Nơi đó ngập ngụa mùi thuốc lá, mùi đàn ông lẫn mùi của quá trời loại dầu xức tóc. Thi thoảng mùi khoai tây chiên lên tận trên gác, ùa vào phòng cùng với một khách hàng hớt tóc và khi cánh cửa mở ra đố ông nào không nở mũi hít hà.

Những bức ảnh đen trắng chụp các anh thanh niên với đủ kiểu tóc xưa rích treo bên trên một bức hình đóng khung ở cuối phòng, nơi hai cái ghế hớt tóc được bắt bù loong xuống sàn. Đó là hai cái ghế nặng, lỗi thời với chân đế cao su đệm hơi hay xịt xì lạch cạch khi ông Samuels rướn gân - rõ từng ngấn cổ phúng phính - điều chỉnh chiều cao của ghế.

Phía trước ghế hớt tóc là những cái bồn rửa sâu có vòi sen gội đầu và ống kim loại dài gắn với các vòi nước, dường như không phải bất cứ ai cũng được sử dụng chúng. Đằng sau bồn rửa là gương soi và ở hai bên có những cái kệ để kính thưa các thứ: lược nhựa đủ loại (vài cái được nhúng vào một tô thủy tinh chứa chất lỏng màu xanh), kem cạo râu, kéo, dao cạo, bàn chải tóc và, được xếp chồng khít theo hình tháp, 10 bình kem Brylcreem đỏ tươi.

Cuối phòng, khách chờ hớt tóc ngồi, im lặng trong hầu hết thời gian, trừ khi ông Samuels ngưng tay kéo, rít thuốc, nhả làn khói mỏng xám xanh như đuôi diều cuộn lên không trung.

Khi đến lượt David hớt tóc, ông Samuels đặt một tấm ván gỗ phủ miếng da đỏ-nâu ngang qua chỗ tì tay của cái ghế để thợ cắt tóc khỏi phải khom xuống lúc hớt tóc cho cậu. David trườn thượng lên ghế băng đặc biệt dành cho cậu.

“Với tốc độ lớn như dưa, nhổ giò kiểu này thì chẳng bao lâu nữa cậu sẽ không cần thứ này, sẽ được ngồi trên ghế đường hoàng, nhóc ạ” ông thợ hớt tóc nói.

“Wow”, David reo khẽ, quằn người tìm cha, quên béng rằng cha có thể nhìn thấy cậu qua gương. “Cha, bác Samuels bảo con sớm được ngồi trên ghế dựa, không chỉ… trên miếng ván đâu nha!”

“Thì cha nghe,” cha cậu ậm ừ, vẫn chăm chú đọc báo, chẳng nhìn lên. “Cha mong đến lúc đó bác Samuels sẽ bắt đầu lấy lên khi hớt cho con.”

“Ít nhất là gấp đôi giá bây giờ”, ông Samuels nói, nháy mắt với David.

Cuối cùng, cha của David rời mắt khỏi tờ báo, ngước lên nhìn vào gương, thấy cậu con trai đang nhìn mình. Người cha mỉm cười.

“Không phải đã lâu lắm rồi kể từ lúc cha phải ẵm con lên tấm gỗ bởi con không thể tự leo lên đó…”, người cha nói.

“Chả ai mà trẻ con mãi đâu, phải không bọn bây,” ông Samuels tuyên bố. Tất cả những người đàn ông trong tiệm gật đầu đồng ý. David cũng vậy.

Trong gương, cậu nhìn thấy cái đầu nhô ra khỏi tấm choàng nylon mà ông Samuels đã lèn quanh rồi nhét vào cổ áo của cậu cùng cái nêm bằng bông xơ. Đôi khi cậu liếc trộm bác thợ hớt tóc làm việc. Người bác thợ có mùi hỗn hợp của mồ hôi và nước hoa cạo râu khi bác di chuyển xung quanh cậu, chải chải cắt cắt, cắt cắt chải chải.

David cảm giác như cậu đang ở trong một thế giới khác, yên ắng, ngoại trừ tiếng lê chân của bác thợ hớt tóc trên tấm vải sơn lót sàn và tiếng lách cách của cây kéo. Từ phản chiếu trong gương cửa sổ, cậu có thể nhìn thấy cảnh vật qua đó, một vài đám mây nhỏ từ từ trôi ngang qua khung cùng chuyển động của hai cánh kéo tạo tiếng click đều đều.

Buồn ngủ, ánh mắt cậu hạ dần ngay vạt áo khoác nơi tóc cậu rũ xuống, mềm xốp như tuyết rồi cậu tưởng tượng mình đang ngồi trên ghế giống những người đàn ông và các anh thanh niên, băng ghế chờ đặc biệt đặt dựa vào góc tường.

Cậu nghĩ đến cuốn sách tranh về những câu chuyện trong kinh thánh mà dì cậu đã tặng cậu dịp Giáng sinh, có kể chuyện Delilah cắt mái tóc của Samson. David tự hỏi không biết sức mạnh của cậu sau này có được như của Samson không.

Khi ông Samuels hớt xong, David thót từ chỗ ngồi xuống, phủi những mẩu tóc dính ngưa ngứa trên mặt. Nhìn xuống sàn, cậu thấy tóc cậu phủ dày, những búi tóc vàng hoe nằm rải rác giữa những búi màu nâu, màu đen và muối tiêu của những người đàn ông hớt trước cậu. Đột nhiên cậu muốn cúi xuống gom mớ tóc vàng, tách ra khỏi tóc của những người khác, nhưng cậu không có thời gian.

*

Nắng vẫn còn hơi gắt khi họ ra đến vỉa hè bên ngoài tiệm, nhưng không đến mức đổ lửa. Mặt trời qua đỉnh rồi và nắng bắt đầu dịu dần.

“Cha nói con nghe nè, chàng trai, chúng ta kiếm ít cá và khoai tây chiên mang về nhà, phụ mẹ con đỡ bữa trà”, cha của David nói rồi rẽ lên con phố.

Cậu con trai khoái chí nắm chặt tay cha. Những ngón tay chai sần siết lấy bàn tay cậu một cách quá ư… êm ái và David ngạc nhiên nhận ra, âm ấm trong lòng bàn tay cha, một lọn tóc của mình.

Nguyễn Trung dch
(SDB13/06-14)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.

  • Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.


  • XERGÂY ĐÔVLATÔP

  • SHERWOOD ANDERSON

  • WILLIAM SOMERSET MAUGHAM

    William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.

  • Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.

  • Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
                        Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu

  • C. J. MCCARTHY

    Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.


  • FERNANDO SORRENTINO

  • Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.

  • JOSEPHIN JOHNSON
                       (Mỹ)

    Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.

  • SRI DAORUANG

    Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).

  • HENRI TROYAT

    LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.

  • Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.

  • Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.

  • HÁCH XUYÊN THỨ LANG
                          (Nhật)

    Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.

  • DHUMKETU

    Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.