KENELKES (Anh)
Khi David bước ra cửa, cậu hơi bị hoa mắt bởi ánh sáng mặt trời trắng lóa, và theo bản năng cậu chới với chụp lấy tay cha.
Minh họa: Nhím
Đó là một ngày thực sự ấm áp đầu tiên của năm, trên cả mong đợi, nền nhiệt bất ngờ tăng. Thời tiết giao mùa cuối xuân sang hè. Cha và con trai đang trên đường đến tiệm hớt tóc, một trong nhiều chuyện mà họ luôn làm cùng nhau.
Giờ vẫn vậy, cái lệ thường ấy. “Đã đến lúc cắt dọn cái đống bờm xờm của con,” Cha của David khẽ nói, chỉ vào cậu bằng hai ngón tay kẹp điếu thuốc ở giữa. “Có lẽ cha nên làm điều đó. Mấy cái kéo lớn tỉa cây đâu nhỉ Janet? Hà hà xén lông cừu đã”.
Đôi khi cha rượt cậu quanh phòng khách, làm bộ như cha chuẩn bị cắt tai cậu. Khi bé David thường hoảng hồn khóc ré lên, sợ cha sẽ cắt mất đôi tai của mình thật, nhưng chuyện đó xưa rồi.
Tiệm hớt tóc của ông Samuels ở trong một căn phòng dài phía bên trên chỗ bán khoai tây chiên, phải leo lên cả dãy cầu thang dựng đứng. Những bước chân đàn ông thành hàng chen nhau lên xuống thường xuyên làm mòn nhẵn các bậc thang gỗ. David theo sau cha, cảm thấy bực bội khó chịu vì cậu không thể nện những bước chắc nịch khiến cầu thang lung lay rên rỉ kẽo kẹt như cha cậu.
David yêu tiệm hớt tóc - nó không hề giống như nơi nào khác cậu từng tới. Nơi đó ngập ngụa mùi thuốc lá, mùi đàn ông lẫn mùi của quá trời loại dầu xức tóc. Thi thoảng mùi khoai tây chiên lên tận trên gác, ùa vào phòng cùng với một khách hàng hớt tóc và khi cánh cửa mở ra đố ông nào không nở mũi hít hà.
Những bức ảnh đen trắng chụp các anh thanh niên với đủ kiểu tóc xưa rích treo bên trên một bức hình đóng khung ở cuối phòng, nơi hai cái ghế hớt tóc được bắt bù loong xuống sàn. Đó là hai cái ghế nặng, lỗi thời với chân đế cao su đệm hơi hay xịt xì lạch cạch khi ông Samuels rướn gân - rõ từng ngấn cổ phúng phính - điều chỉnh chiều cao của ghế.
Phía trước ghế hớt tóc là những cái bồn rửa sâu có vòi sen gội đầu và ống kim loại dài gắn với các vòi nước, dường như không phải bất cứ ai cũng được sử dụng chúng. Đằng sau bồn rửa là gương soi và ở hai bên có những cái kệ để kính thưa các thứ: lược nhựa đủ loại (vài cái được nhúng vào một tô thủy tinh chứa chất lỏng màu xanh), kem cạo râu, kéo, dao cạo, bàn chải tóc và, được xếp chồng khít theo hình tháp, 10 bình kem Brylcreem đỏ tươi.
Cuối phòng, khách chờ hớt tóc ngồi, im lặng trong hầu hết thời gian, trừ khi ông Samuels ngưng tay kéo, rít thuốc, nhả làn khói mỏng xám xanh như đuôi diều cuộn lên không trung.
Khi đến lượt David hớt tóc, ông Samuels đặt một tấm ván gỗ phủ miếng da đỏ-nâu ngang qua chỗ tì tay của cái ghế để thợ cắt tóc khỏi phải khom xuống lúc hớt tóc cho cậu. David trườn thượng lên ghế băng đặc biệt dành cho cậu.
“Với tốc độ lớn như dưa, nhổ giò kiểu này thì chẳng bao lâu nữa cậu sẽ không cần thứ này, sẽ được ngồi trên ghế đường hoàng, nhóc ạ” ông thợ hớt tóc nói.
“Wow”, David reo khẽ, quằn người tìm cha, quên béng rằng cha có thể nhìn thấy cậu qua gương. “Cha, bác Samuels bảo con sớm được ngồi trên ghế dựa, không chỉ… trên miếng ván đâu nha!”
“Thì cha nghe,” cha cậu ậm ừ, vẫn chăm chú đọc báo, chẳng nhìn lên. “Cha mong đến lúc đó bác Samuels sẽ bắt đầu lấy lên khi hớt cho con.”
“Ít nhất là gấp đôi giá bây giờ”, ông Samuels nói, nháy mắt với David.
Cuối cùng, cha của David rời mắt khỏi tờ báo, ngước lên nhìn vào gương, thấy cậu con trai đang nhìn mình. Người cha mỉm cười.
“Không phải đã lâu lắm rồi kể từ lúc cha phải ẵm con lên tấm gỗ bởi con không thể tự leo lên đó…”, người cha nói.
“Chả ai mà trẻ con mãi đâu, phải không bọn bây,” ông Samuels tuyên bố. Tất cả những người đàn ông trong tiệm gật đầu đồng ý. David cũng vậy.
Trong gương, cậu nhìn thấy cái đầu nhô ra khỏi tấm choàng nylon mà ông Samuels đã lèn quanh rồi nhét vào cổ áo của cậu cùng cái nêm bằng bông xơ. Đôi khi cậu liếc trộm bác thợ hớt tóc làm việc. Người bác thợ có mùi hỗn hợp của mồ hôi và nước hoa cạo râu khi bác di chuyển xung quanh cậu, chải chải cắt cắt, cắt cắt chải chải.
David cảm giác như cậu đang ở trong một thế giới khác, yên ắng, ngoại trừ tiếng lê chân của bác thợ hớt tóc trên tấm vải sơn lót sàn và tiếng lách cách của cây kéo. Từ phản chiếu trong gương cửa sổ, cậu có thể nhìn thấy cảnh vật qua đó, một vài đám mây nhỏ từ từ trôi ngang qua khung cùng chuyển động của hai cánh kéo tạo tiếng click đều đều.
Buồn ngủ, ánh mắt cậu hạ dần ngay vạt áo khoác nơi tóc cậu rũ xuống, mềm xốp như tuyết rồi cậu tưởng tượng mình đang ngồi trên ghế giống những người đàn ông và các anh thanh niên, băng ghế chờ đặc biệt đặt dựa vào góc tường.
Cậu nghĩ đến cuốn sách tranh về những câu chuyện trong kinh thánh mà dì cậu đã tặng cậu dịp Giáng sinh, có kể chuyện Delilah cắt mái tóc của Samson. David tự hỏi không biết sức mạnh của cậu sau này có được như của Samson không.
Khi ông Samuels hớt xong, David thót từ chỗ ngồi xuống, phủi những mẩu tóc dính ngưa ngứa trên mặt. Nhìn xuống sàn, cậu thấy tóc cậu phủ dày, những búi tóc vàng hoe nằm rải rác giữa những búi màu nâu, màu đen và muối tiêu của những người đàn ông hớt trước cậu. Đột nhiên cậu muốn cúi xuống gom mớ tóc vàng, tách ra khỏi tóc của những người khác, nhưng cậu không có thời gian.
*
Nắng vẫn còn hơi gắt khi họ ra đến vỉa hè bên ngoài tiệm, nhưng không đến mức đổ lửa. Mặt trời qua đỉnh rồi và nắng bắt đầu dịu dần.
“Cha nói con nghe nè, chàng trai, chúng ta kiếm ít cá và khoai tây chiên mang về nhà, phụ mẹ con đỡ bữa trà”, cha của David nói rồi rẽ lên con phố.
Cậu con trai khoái chí nắm chặt tay cha. Những ngón tay chai sần siết lấy bàn tay cậu một cách quá ư… êm ái và David ngạc nhiên nhận ra, âm ấm trong lòng bàn tay cha, một lọn tóc của mình.
Nguyễn Trung dịch
(SDB13/06-14)
OTTO STEIGER (THỤY SĨ)Ai cũng biết rằng cái tên Ruđenxơ tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm, vậy mà nhân vật của chúng ta lại là một người nhút nhát. Có thể nói là từ lúc lọt lòng: mặc cho bác sĩ hầm hừ doạ nạt và bà đỡ cố công thúc đẩy, mãi ông chẳng chịu ra cho. Điều này để lại dấu vết trên diện mạo của ông. Khi rốt cuộc ông cũng được sinh ra và nhìn thấy thế gian buồn khổ này, trông ông xấu xí quá lắm, còn cái đầu thì rõ là chiếc bắp cải chứ không ngoa.
SLAWOMIR MROZEKSlawomir Mrozek sinh ngày 26 tháng 6 năm 1930, là nhà văn, kịch tác gia và hoạ sĩ tranh biếm hoạ nổi tiếng của Ba Lan. Năm 1953 tập truyện ngắn đầu tay của ông ra đời và bốn năm sau đó tập truyện Con voi được nhận giải thưởng của Tạp chí văn hoá.
ERNEST HEMINGWAYKhông ai có thể chỉ cho mọi người biết mình là thế nào rõ rệt hơn chính tôi làm việc đó. Không ai có thể giấu mình khỏi anh em đồng loại, bởi vì mỗi hành vi của con người, mỗi hành động của sáng tạo đều nói về tác giả của nó. Tôi kể hết cho mọi người biết mọi điều về tôi trong các cuốn sách của mình.
ANDRA NEYBURGA ()LGT: Nữ nhà văn Andra Neyburga sinh năm 1957. Tốt nghiệp Viện Hàn lâm Nghệ thuật Quốc gia Latvia, là người sáng lập tạp chí tiên phong của giới trẻ Latvia Mạch nguồn, chuyên viên tư vấn của Hội Nhà văn Latvia, phụ trách Hội tác giả trẻ (1987-1989). Tác phẩm của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Nga...
ENYO IOGY TESHANSKY ()(Truyện cổ - có thể cho cả người lớn đọc)Mơ thường trái hẳn với thực, chẳng phải vậy sao? Trong mơ những mong ước thiêng liêng nhất của chúng ta đều được thực hiện. Khi ta mơ thấy được vàng ấy là khi trong đời ta không một xu dính túi. Nói gọn lại, tương tự như ví dụ này, bạn có thể dễ dàng hình dung tình hình chính trị và xã hội của Xứ Mơ là thế nào.
SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)Tôi ngồi trong quán cà phê, cũ, vắng, và đang uống cốc nước chè của mình, bỗng tôi thấy có một vật mà ta có thể gọi là người tí hon đang đi ngang qua mặt bàn.
Mẹ tôi làm nghề phù thủy. Bà có thể chế thứ thuốc nước để làm sáng mắt hay để làm nóng dạ con. Bà biết cách thụt rửa âm đạo để có con trai như ý muốn hay chế một liều thuốc độc để tẩy những đứa trẻ không được mong muốn sinh ra. Ngoại trừ những lúc cấp bách, bà tự hái thuốc và lấy những phần thân thể động vật, tôi không được phép giúp bà.
LGT: Tác giả có cách dẫn dắt truyện bất ngờ, lôi cuốn nhờ chọn lựa một chi tiết vừa là nhan đề hay: “Cánh cửa sổ mở”. Từ đó trộn lẫn thực tại với ảo giác qua lời “bịa như thật” với lôgích tưởng tượng tuyệt vời. Điểm đặc sắc là cách xây dựng cấu trúc nhân vật theo kiểu thôi miên nạn nhân bị suy nhược thần kinh của một cô gái tinh nghịch có trí tưởng tượng bịa chuyện lạ kỳ.Chính việc lựa chọn điểm nhìn trần thật bên trong của nhân vật Framton dọc suốt 2/3 truyện với sự ngây thơ dễ tin của anh tạo nên một kết thúc bất ngờ hài hước. BỬU NAM giới thiệu
(tiếp theo phần 1)
Hanan Al Shaykh sinh ra trong một gia đình theo đạo Hồi ở Libăng. Bà lớn lên ở Beirut và sau đó học tại Cairo; là một phóng viên có tiếng ở Beirut và Cairo . Bà lấy chồng là một kỹ sư người Libăng theo đạo Thiên chúa giáo và có hai con. Từ năm 1982 do nội chiến nên họ chuyển tới sống ở London . Bà đã viết ba tiểu thuyết được hoan nghênh nồng nhiệt, Câu chuyện của Zahra, Những người đàn bà của cát và Myrrh. Truyện Myrrh đã được thời báo Publisher's Weekly chọn là một trong số 50 cuốn sách hay nhất năm 1992, và gần đây nhất bà xuất bản cuốn Những nữ học giả ở Beirut . Bà còn là tác giả của một số tập truyện ngắn.
- Coi nào, tạm biệt Jerry! Chăm sóc tốt bà chủ nhé. Phải vâng lời, đừng sủa bậy, đừng có hơi một tí là cáu nghe chưa. Tao sẽ báo cho mày khi nào tao về và mày phải chịu trách nhiệm cái nhà này khi tao vắng mặt đó.
Maisa thích những cái cây đó dù cô không biết chúng tên gì và cũng không tính xem chúng có bao nhiêu nữa. Các thân cây quyện vào nhau rồi lại tách ra, tán lá xoè xuống trải rộng trên mặt đất, những cái lá hình nón xào xạc trong cơn gió chiều.
LTS: Jhumpa Lahiri, sinh ở London trong một gia đình người Belgali (Ấn Độ), lớn lên ở đảo Rhode, hiện sống tại New York . Truyện “Người dịch bệnh” được rút từ tập truyện ngắn Interpreter of Maladies là tác phẩm đầu tay của cô, đã được giải Pulitzer 2000 cho thể loại truyện hư cấu, giải của báo New Yorker cho sách đầu tay hay nhất. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu.
1Anh trở về nhà dọc theo con phố của một thành phố nhỏ ở Czech, nơi anh đã mấy năm sống bình lặng, quen chịu những người hàng xóm hay chuyện và cảnh tục tằn đơn điệu tại công sở - anh bước đi không để ý gì xung quanh (như người ta đi trên con đường đã qua lại trăm lần) và suýt nữa thì ngang qua chị mà không biết.
“Chính anh đã cho em biết tình yêu là gì”. Herman Hesse
Ở miền Nam Thái Bình Dương xa xôi kia có hai hòn đảo nằm cạnh nhau tên là Nurabandi và Kiniwata.
Một truyện ngắn của nhà văn Mỹ, đoạt giải Nobel đầu tiên của nền văn học này vào năm 1930, nhà văn Sinclair Lewis, với truyện “Ông trẻ Axelbrod vào Đại học” do dịch giả và nhà nghiên cứu văn học Phan Quang Định dịch. Các bạn sẽ thưởng thức tài năng viết truyện ngắn của nhà văn này, bên cạnh tài năng viết tiểu thuyết của ông.