KENELKES (Anh)
Khi David bước ra cửa, cậu hơi bị hoa mắt bởi ánh sáng mặt trời trắng lóa, và theo bản năng cậu chới với chụp lấy tay cha.
Minh họa: Nhím
Đó là một ngày thực sự ấm áp đầu tiên của năm, trên cả mong đợi, nền nhiệt bất ngờ tăng. Thời tiết giao mùa cuối xuân sang hè. Cha và con trai đang trên đường đến tiệm hớt tóc, một trong nhiều chuyện mà họ luôn làm cùng nhau.
Giờ vẫn vậy, cái lệ thường ấy. “Đã đến lúc cắt dọn cái đống bờm xờm của con,” Cha của David khẽ nói, chỉ vào cậu bằng hai ngón tay kẹp điếu thuốc ở giữa. “Có lẽ cha nên làm điều đó. Mấy cái kéo lớn tỉa cây đâu nhỉ Janet? Hà hà xén lông cừu đã”.
Đôi khi cha rượt cậu quanh phòng khách, làm bộ như cha chuẩn bị cắt tai cậu. Khi bé David thường hoảng hồn khóc ré lên, sợ cha sẽ cắt mất đôi tai của mình thật, nhưng chuyện đó xưa rồi.
Tiệm hớt tóc của ông Samuels ở trong một căn phòng dài phía bên trên chỗ bán khoai tây chiên, phải leo lên cả dãy cầu thang dựng đứng. Những bước chân đàn ông thành hàng chen nhau lên xuống thường xuyên làm mòn nhẵn các bậc thang gỗ. David theo sau cha, cảm thấy bực bội khó chịu vì cậu không thể nện những bước chắc nịch khiến cầu thang lung lay rên rỉ kẽo kẹt như cha cậu.
David yêu tiệm hớt tóc - nó không hề giống như nơi nào khác cậu từng tới. Nơi đó ngập ngụa mùi thuốc lá, mùi đàn ông lẫn mùi của quá trời loại dầu xức tóc. Thi thoảng mùi khoai tây chiên lên tận trên gác, ùa vào phòng cùng với một khách hàng hớt tóc và khi cánh cửa mở ra đố ông nào không nở mũi hít hà.
Những bức ảnh đen trắng chụp các anh thanh niên với đủ kiểu tóc xưa rích treo bên trên một bức hình đóng khung ở cuối phòng, nơi hai cái ghế hớt tóc được bắt bù loong xuống sàn. Đó là hai cái ghế nặng, lỗi thời với chân đế cao su đệm hơi hay xịt xì lạch cạch khi ông Samuels rướn gân - rõ từng ngấn cổ phúng phính - điều chỉnh chiều cao của ghế.
Phía trước ghế hớt tóc là những cái bồn rửa sâu có vòi sen gội đầu và ống kim loại dài gắn với các vòi nước, dường như không phải bất cứ ai cũng được sử dụng chúng. Đằng sau bồn rửa là gương soi và ở hai bên có những cái kệ để kính thưa các thứ: lược nhựa đủ loại (vài cái được nhúng vào một tô thủy tinh chứa chất lỏng màu xanh), kem cạo râu, kéo, dao cạo, bàn chải tóc và, được xếp chồng khít theo hình tháp, 10 bình kem Brylcreem đỏ tươi.
Cuối phòng, khách chờ hớt tóc ngồi, im lặng trong hầu hết thời gian, trừ khi ông Samuels ngưng tay kéo, rít thuốc, nhả làn khói mỏng xám xanh như đuôi diều cuộn lên không trung.
Khi đến lượt David hớt tóc, ông Samuels đặt một tấm ván gỗ phủ miếng da đỏ-nâu ngang qua chỗ tì tay của cái ghế để thợ cắt tóc khỏi phải khom xuống lúc hớt tóc cho cậu. David trườn thượng lên ghế băng đặc biệt dành cho cậu.
“Với tốc độ lớn như dưa, nhổ giò kiểu này thì chẳng bao lâu nữa cậu sẽ không cần thứ này, sẽ được ngồi trên ghế đường hoàng, nhóc ạ” ông thợ hớt tóc nói.
“Wow”, David reo khẽ, quằn người tìm cha, quên béng rằng cha có thể nhìn thấy cậu qua gương. “Cha, bác Samuels bảo con sớm được ngồi trên ghế dựa, không chỉ… trên miếng ván đâu nha!”
“Thì cha nghe,” cha cậu ậm ừ, vẫn chăm chú đọc báo, chẳng nhìn lên. “Cha mong đến lúc đó bác Samuels sẽ bắt đầu lấy lên khi hớt cho con.”
“Ít nhất là gấp đôi giá bây giờ”, ông Samuels nói, nháy mắt với David.
Cuối cùng, cha của David rời mắt khỏi tờ báo, ngước lên nhìn vào gương, thấy cậu con trai đang nhìn mình. Người cha mỉm cười.
“Không phải đã lâu lắm rồi kể từ lúc cha phải ẵm con lên tấm gỗ bởi con không thể tự leo lên đó…”, người cha nói.
“Chả ai mà trẻ con mãi đâu, phải không bọn bây,” ông Samuels tuyên bố. Tất cả những người đàn ông trong tiệm gật đầu đồng ý. David cũng vậy.
Trong gương, cậu nhìn thấy cái đầu nhô ra khỏi tấm choàng nylon mà ông Samuels đã lèn quanh rồi nhét vào cổ áo của cậu cùng cái nêm bằng bông xơ. Đôi khi cậu liếc trộm bác thợ hớt tóc làm việc. Người bác thợ có mùi hỗn hợp của mồ hôi và nước hoa cạo râu khi bác di chuyển xung quanh cậu, chải chải cắt cắt, cắt cắt chải chải.
David cảm giác như cậu đang ở trong một thế giới khác, yên ắng, ngoại trừ tiếng lê chân của bác thợ hớt tóc trên tấm vải sơn lót sàn và tiếng lách cách của cây kéo. Từ phản chiếu trong gương cửa sổ, cậu có thể nhìn thấy cảnh vật qua đó, một vài đám mây nhỏ từ từ trôi ngang qua khung cùng chuyển động của hai cánh kéo tạo tiếng click đều đều.
Buồn ngủ, ánh mắt cậu hạ dần ngay vạt áo khoác nơi tóc cậu rũ xuống, mềm xốp như tuyết rồi cậu tưởng tượng mình đang ngồi trên ghế giống những người đàn ông và các anh thanh niên, băng ghế chờ đặc biệt đặt dựa vào góc tường.
Cậu nghĩ đến cuốn sách tranh về những câu chuyện trong kinh thánh mà dì cậu đã tặng cậu dịp Giáng sinh, có kể chuyện Delilah cắt mái tóc của Samson. David tự hỏi không biết sức mạnh của cậu sau này có được như của Samson không.
Khi ông Samuels hớt xong, David thót từ chỗ ngồi xuống, phủi những mẩu tóc dính ngưa ngứa trên mặt. Nhìn xuống sàn, cậu thấy tóc cậu phủ dày, những búi tóc vàng hoe nằm rải rác giữa những búi màu nâu, màu đen và muối tiêu của những người đàn ông hớt trước cậu. Đột nhiên cậu muốn cúi xuống gom mớ tóc vàng, tách ra khỏi tóc của những người khác, nhưng cậu không có thời gian.
*
Nắng vẫn còn hơi gắt khi họ ra đến vỉa hè bên ngoài tiệm, nhưng không đến mức đổ lửa. Mặt trời qua đỉnh rồi và nắng bắt đầu dịu dần.
“Cha nói con nghe nè, chàng trai, chúng ta kiếm ít cá và khoai tây chiên mang về nhà, phụ mẹ con đỡ bữa trà”, cha của David nói rồi rẽ lên con phố.
Cậu con trai khoái chí nắm chặt tay cha. Những ngón tay chai sần siết lấy bàn tay cậu một cách quá ư… êm ái và David ngạc nhiên nhận ra, âm ấm trong lòng bàn tay cha, một lọn tóc của mình.
Nguyễn Trung dịch
(SDB13/06-14)
NADINE GORDIMER
Salman Rushdie (1947), nhà văn và người viết tiểu luận, gốc Ấn, hiện sống tại Mỹ, là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang, như Những đứa con của nửa đêm, được trao giải Booker, năm 1981, và cả những tiểu thuyết gây tranh cãi như Những vần thơ của Satan, 1988. Văn phong Rushdie thâm trầm, khoáng lộng, hài hước và tươi mới.
O’HENRY
FRANK O’CONNOR
Khi tôi tỉnh giấc, tôi nghe có tiếng mẹ ho ở nhà bếp. Mẹ bị ho đã nhiều ngày nhưng tôi không để ý. Chúng tôi sống ở Old Youghal Road, nơi mà vào lúc đó, có một con đường nhiều đồi dốc dẫn tới East Cork.
E. RUXACỐP (Nga)
ABDULRAZAK GURNAH
Tôi nghĩ anh ta đã nhìn thấy tôi đang tiến lại gần, nhưng vì lý do riêng nào đấy nên anh ta vẫn không có dấu hiệu gì.
Maurice Druon, sinh năm 1918, theo học Đại học Luật Paris. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông tham gia lực lượng kháng chiến Pháp chống phát xít Đức, là thông tin viên Đài Phát thanh Kháng Chiến. Giải Goncourt 1948 với tác phẩm "Đại Gia đình" (Les Grandes Familles). Các tác phẩm đậm chất trữ tình của nhà văn: "Kết thúc đời người" (La Fin des Hommes), "Hẹn gặp tại Địa ngục" (Rendez-vous aux enfers) phản ánh một thiên hướng theo trường phái Balzac.
Ông đồng thời là tác giả một số tiểu thuyết lịch sử.
JENNIFER WALKUP
Tôi sẽ không nói với ai về việc chẩn đoán.
Không hé răng với mẹ hay em gái tôi. Chắc chắn không phải Jake và có lẽ với Steve cũng không hề.
GRAHAM GREEN
Cái chết đến kề như một nỗi nghiệt ngã day dứt mà ta hổ thẹn không dám thổ lộ với bạn bè hoặc đồng nghiệp.
ELISABETH SILANCE BALLARD
Một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò. Truyện khiến người đọc có thể nghĩ chuyện xảy ra hôm nay, không phải cách đây hơn bốn mươi năm.
Tác giả tên đầy đủ là Heinrich Theodor Böll (1917 - 1985). Ông được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của Đức thời hậu chiến. Năm 1972 ông được nhận giải Nobel Văn học. Tác phẩm và quan điểm chính trị của Böll thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội mang tính nhân văn. Các tiểu thuyết tiêu biểu của ông: “Thiên thần im lặng”, “Và tôi đã không nói một lời duy nhất”, “Nhà không có người che chở”, “Qua con mắt của chú hề”, “Bức chân dung tập thể với một quý bà”…
KATE CHOPIN
Catherine O’ Flaherty sinh năm 1850 tại Saint Louis, Missouri, bố gốc người Ái Nhĩ Lan, mẹ gốc Pháp, lớn lên trong môi trường đa văn hóa, từ nhỏ đã nói tiếng Pháp đồng thời với tiếng Anh.
Nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sỹ, dịch giả Ấn Độ Rabindranath Tagore sinh năm 1861 tại Calcutta, Ấn Độ và mất năm 1941. Ông để lại một di sản văn học - nghệ thuật đồ sộ với hàng ngàn tác phẩm đủ các thể loại. Tagore còn là nhà yêu nước, đòi giải phóng Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông được trao giải Nobel văn học năm 1913.
O’Neil De Noux sinh ngày 29/11/1950 tại New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ. Ông là một nhà văn Hoa Kỳ có sức sáng tác mãnh liệt với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, đã có 42 đầu sách được xuất bản. Phần lớn sáng tác của ông là truyện trinh thám hình sự, tuy nhiên ông cũng viết nhiều thể loại khác như tiểu thuyết lịch sử, truyện dành cho trẻ em, truyện khoa học viễn tưởng, kinh dị, tình cảm, v.v.
JASON HELMANDOLLAR
Jason Helmandollar là một nhà văn người Mỹ, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng được đăng trên các báo, tạp chí đang thịnh hành lúc bấy giờ như Encounters Magazine, Bartleby Snopes, Title Goes Here, Sideshow Fables. “The Backward Fall” là một trong những truyện ngắn hay và hấp dẫn của ông.
TIMUR JONATHAN KARACA
Timur Jonathan Karaca được sinh ra ở San Francisco. Ông là bác sĩ y khoa khoa gây mê tại UCSF. Ông sống ở Oakland, nơi ông hành nghề. Karaca theo học sáng tác tại Studio Hội Nhà văn San Francisco.
Naguib Mahfouz (1911 - 2006) sinh ra trong một gia đình nghèo tại Cairo. Ông học triết học tại Đại học Cairo và làm công chức cho tới khi về hưu năm 1971. Mahfouz là nhà văn lớn của Arab và của thế giới. Ông có 35 tiểu thuyết, 14 tập truyện ngắn và nhiều tác phẩm kịch. Tác phẩm của ông rất phổ biến ở phương Tây. Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.
Truyện ngắn dưới đây diễn tả bi kịch của cá nhân khi bị phụ thuộc vào kẻ khác. Tuy nhiên, như rất nhiều tác phẩm khác của văn học Arab, nó còn mang tính ẩn dụ và nghĩa hàm ẩn.
ALBERT LAMORISSE (Pháp)
Albert Lamorisse là một nghệ sĩ đa tài của nước Pháp. Ông vừa viết văn, làm thơ, vừa biên kịch và đạo diễn điện ảnh. Truyện "Quả bóng đỏ" (Le Ballon Rouge) này đã được chính Albert Lamorisse dựng thành phim, rất nhiều người hâm mộ.
HISHAM BUSTANI
JOHN L’HEUREUX