Tình ca từ trái tim

15:25 27/10/2017

Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.

Đoàn làm phim trong một buổi phỏng vấn nhân vật của “Việt Nam tim tôi”

Tình yêu hội tụ

Câu chuyện bắt đầu từ hơn 40 năm trước khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là đề tài sôi nổi trên thế giới, hình ảnh những phụ nữ tham gia chiến đấu đã đi vào suy nghĩ của Manouchehr Abrontan. Sau khi tốt nghiệp ngành sân khấu kịch nghệ, Manouchehr bắt đầu làm phim, trong lòng ấp ủ một tình yêu thầm kín. Nhưng mãi đến năm 2015, ông mới có dịp đi đến tận cùng đam mê của mình. “Ngày thứ hai ở Đà Nẵng, tôi phải tự hỏi xem mình có nhầm lẫn gì không vì xung quanh có quá nhiều phụ nữ Việt. Họ ngồi trên những chiếc xe máy lao vun vút ngoài đường, leo cầu thang, làm cả việc khuân vác và nhiều việc khác… Hình ảnh phụ nữ năm xưa và bây giờ mang lại bất ngờ lớn. Tôi quyết định phải làm phim về họ”.

Quay trở lại Đức, Manouchehr tập hợp mọi thông tin về Việt Nam, nghe nhạc Việt 6 - 7 tiếng mỗi ngày, từ đó định hình cốt truyện cho bộ phim Việt Nam tim tôi. Đạo diễn chia sẻ, Việt Nam là đất nước có nhiều vùng văn hóa khác nhau, nhiều dân tộc sinh sống ở các địa hình khác nhau, vì vậy quan niệm về tình yêu, phong cách sống của phụ nữ ở thành phố với nông thôn, người sống ở miền xuôi với vùng núi cao cũng khác. 56 phút phim là sự hội tụ tình yêu ấy. Nhân vật chính là những phụ nữ với cuộc đời trải dài từ thời chiến đến hiện đại và những người sinh ra, lớn lên trong thời bình. Tuy hoàn cảnh sống, trải nghiệm khác nhau nhưng điểm chung là nụ cười luôn hiện diện trên môi.

Bộ phim sử dụng âm nhạc và vũ đạo như cầu nối giữa các nhân vật. Bằng cách phân ra từng câu chuyện như các chương đoạn trong một cuốn sách, các tình huống, số phận cuộc đời được mở ra. Khi hỏi về tình yêu, ban đầu họ chỉ cười như một phản ứng vô thức. Rồi ai đó sẽ lảng tránh ngượng ngùng, ai đó trả lời “ô, tình yêu là đương nhiên”, nhưng cũng có người chỉ cười - nụ cười ẩn chứa nỗi buồn mênh mang về một tình yêu lý tưởng không thành. Khi hỏi về tính nhẫn nại, chịu đựng, sẽ có người gật đầu, có người nói “không” mạnh mẽ như nhận thức ùa đến… Cả nỗi buồn, hạnh phúc cũng được biểu hiện một cách tự nhiên như thế, cả những giọt nước mắt cũng không có gì kìm nén.

Manouchehr chia sẻ, đó là cách ông làm cho bộ phim chân thực nhất, để nhân vật được là chính họ. “Trong phim có một người bị bom Napan, đạo diễn ở VTV nói rằng: Cô ấy không đẹp. Tôi bảo: Tôi không làm phim về những cô gái Việt Nam trẻ trung, xinh đẹp”. Với Manouchehr, vấn đề cần đào sâu là nội tâm, không phải hình thể. Mà tâm hồn và trái tim nhân vật chỉ có thể gợi lên bằng tình yêu chân thành.

Chân thành bộc bạch

 Phim tài liệu Việt Nam tim tôi do đạo diễn Hà Lan gốc Iran Manouchehr Abrontan đạo diễn và êkip sản xuất của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Bộ phim là đại diện duy nhất của VTV vào chung kết ABU Prizes 2017 (có hơn 260 tác phẩm dự thi). Những tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố tại Gala ngày 3.11 tại Thành Đô, Trung Quốc.

Dưới con mắt của một đạo diễn nước ngoài, bộ phim có nhiều cái nhìn thú vị, đem đến cảm nhận về sự thấu hiểu, sẻ chia và trân trọng. Manouchehr nói, ông không cho mình trở thành một nhà sản xuất quyền lực, mà đặt mình ở vị trí quan sát, đứng sau camera để đưa nhân cách mỗi người vào bộ phim. Nhờ tỉ mỉ quan sát, từng thước phim toát lên sự chân thật và gần gũi về những phụ nữ Việt Nam dịu dàng và kín đáo, chân quê và bộc trực. Bằng cách khơi gợi cảm xúc khéo kéo, Manouchehr đã khiến họ thoải mái kể câu chuyện của mình, cả những bí mật tưởng sẽ chôn giấu.

“Trong số phụ nữ Việt Nam xuất hiện trong phim, 2 người tôi biết từ trước, còn lại tôi chỉ có vài phút nói chuyện với họ trước khi quay. Cầu nối duy nhất được sử dụng là sự chân thành và mong muốn những điều chân thành. Tôi cũng học một số câu nói tiếng Việt đơn giản, để tạo dựng lòng tin, khuyến khích họ là chính mình”. Manouchehr cho rằng, đây chính là yếu tố cần thiết của một đạo diễn, cũng là mối tương cảm quan trọng trong giao tiếp giữa người với người, bất kể khoảng cách ngôn ngữ, văn hóa, địa vị, giới tính hay tuổi tác.

Với quan điểm không đánh giá mà chỉ quan sát và thể hiện, từng thước phim khắc họa rõ nét chân dung người phụ nữ mà theo Manouchehr, đó là hình ảnh đại diện của Việt Nam hiện tại, cũng nói lên mong muốn về một Việt Nam tương lai. “Cũng nhuộm tóc, mặc đồ công sở, phong cách rất Tây nhưng bên trong lại rất truyền thống. Ở phụ nữ Việt Nam, mối quan tâm giữ gìn truyền thống phần nào giữ chân họ lại nhưng họ không làm gì thay đổi nó. Vì vậy, tôi yêu và muốn lắng nghe những gì họ chia sẻ, như lời bài hát trong phim rằng, Việt Nam là vùng đất thiêng của tình yêu và bình yên…”.

Theo Hải Đường - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • "Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)

  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.