Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.
Đoàn làm phim trong một buổi phỏng vấn nhân vật của “Việt Nam tim tôi”
Tình yêu hội tụ
Câu chuyện bắt đầu từ hơn 40 năm trước khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là đề tài sôi nổi trên thế giới, hình ảnh những phụ nữ tham gia chiến đấu đã đi vào suy nghĩ của Manouchehr Abrontan. Sau khi tốt nghiệp ngành sân khấu kịch nghệ, Manouchehr bắt đầu làm phim, trong lòng ấp ủ một tình yêu thầm kín. Nhưng mãi đến năm 2015, ông mới có dịp đi đến tận cùng đam mê của mình. “Ngày thứ hai ở Đà Nẵng, tôi phải tự hỏi xem mình có nhầm lẫn gì không vì xung quanh có quá nhiều phụ nữ Việt. Họ ngồi trên những chiếc xe máy lao vun vút ngoài đường, leo cầu thang, làm cả việc khuân vác và nhiều việc khác… Hình ảnh phụ nữ năm xưa và bây giờ mang lại bất ngờ lớn. Tôi quyết định phải làm phim về họ”.
Quay trở lại Đức, Manouchehr tập hợp mọi thông tin về Việt Nam, nghe nhạc Việt 6 - 7 tiếng mỗi ngày, từ đó định hình cốt truyện cho bộ phim Việt Nam tim tôi. Đạo diễn chia sẻ, Việt Nam là đất nước có nhiều vùng văn hóa khác nhau, nhiều dân tộc sinh sống ở các địa hình khác nhau, vì vậy quan niệm về tình yêu, phong cách sống của phụ nữ ở thành phố với nông thôn, người sống ở miền xuôi với vùng núi cao cũng khác. 56 phút phim là sự hội tụ tình yêu ấy. Nhân vật chính là những phụ nữ với cuộc đời trải dài từ thời chiến đến hiện đại và những người sinh ra, lớn lên trong thời bình. Tuy hoàn cảnh sống, trải nghiệm khác nhau nhưng điểm chung là nụ cười luôn hiện diện trên môi.
Bộ phim sử dụng âm nhạc và vũ đạo như cầu nối giữa các nhân vật. Bằng cách phân ra từng câu chuyện như các chương đoạn trong một cuốn sách, các tình huống, số phận cuộc đời được mở ra. Khi hỏi về tình yêu, ban đầu họ chỉ cười như một phản ứng vô thức. Rồi ai đó sẽ lảng tránh ngượng ngùng, ai đó trả lời “ô, tình yêu là đương nhiên”, nhưng cũng có người chỉ cười - nụ cười ẩn chứa nỗi buồn mênh mang về một tình yêu lý tưởng không thành. Khi hỏi về tính nhẫn nại, chịu đựng, sẽ có người gật đầu, có người nói “không” mạnh mẽ như nhận thức ùa đến… Cả nỗi buồn, hạnh phúc cũng được biểu hiện một cách tự nhiên như thế, cả những giọt nước mắt cũng không có gì kìm nén.
Manouchehr chia sẻ, đó là cách ông làm cho bộ phim chân thực nhất, để nhân vật được là chính họ. “Trong phim có một người bị bom Napan, đạo diễn ở VTV nói rằng: Cô ấy không đẹp. Tôi bảo: Tôi không làm phim về những cô gái Việt Nam trẻ trung, xinh đẹp”. Với Manouchehr, vấn đề cần đào sâu là nội tâm, không phải hình thể. Mà tâm hồn và trái tim nhân vật chỉ có thể gợi lên bằng tình yêu chân thành.
Chân thành bộc bạch
Phim tài liệu Việt Nam tim tôi do đạo diễn Hà Lan gốc Iran Manouchehr Abrontan đạo diễn và êkip sản xuất của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Bộ phim là đại diện duy nhất của VTV vào chung kết ABU Prizes 2017 (có hơn 260 tác phẩm dự thi). Những tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố tại Gala ngày 3.11 tại Thành Đô, Trung Quốc. |
Dưới con mắt của một đạo diễn nước ngoài, bộ phim có nhiều cái nhìn thú vị, đem đến cảm nhận về sự thấu hiểu, sẻ chia và trân trọng. Manouchehr nói, ông không cho mình trở thành một nhà sản xuất quyền lực, mà đặt mình ở vị trí quan sát, đứng sau camera để đưa nhân cách mỗi người vào bộ phim. Nhờ tỉ mỉ quan sát, từng thước phim toát lên sự chân thật và gần gũi về những phụ nữ Việt Nam dịu dàng và kín đáo, chân quê và bộc trực. Bằng cách khơi gợi cảm xúc khéo kéo, Manouchehr đã khiến họ thoải mái kể câu chuyện của mình, cả những bí mật tưởng sẽ chôn giấu.
“Trong số phụ nữ Việt Nam xuất hiện trong phim, 2 người tôi biết từ trước, còn lại tôi chỉ có vài phút nói chuyện với họ trước khi quay. Cầu nối duy nhất được sử dụng là sự chân thành và mong muốn những điều chân thành. Tôi cũng học một số câu nói tiếng Việt đơn giản, để tạo dựng lòng tin, khuyến khích họ là chính mình”. Manouchehr cho rằng, đây chính là yếu tố cần thiết của một đạo diễn, cũng là mối tương cảm quan trọng trong giao tiếp giữa người với người, bất kể khoảng cách ngôn ngữ, văn hóa, địa vị, giới tính hay tuổi tác.
Với quan điểm không đánh giá mà chỉ quan sát và thể hiện, từng thước phim khắc họa rõ nét chân dung người phụ nữ mà theo Manouchehr, đó là hình ảnh đại diện của Việt Nam hiện tại, cũng nói lên mong muốn về một Việt Nam tương lai. “Cũng nhuộm tóc, mặc đồ công sở, phong cách rất Tây nhưng bên trong lại rất truyền thống. Ở phụ nữ Việt Nam, mối quan tâm giữ gìn truyền thống phần nào giữ chân họ lại nhưng họ không làm gì thay đổi nó. Vì vậy, tôi yêu và muốn lắng nghe những gì họ chia sẻ, như lời bài hát trong phim rằng, Việt Nam là vùng đất thiêng của tình yêu và bình yên…”.
Theo Hải Đường - ĐBND
Hôm nay là Ngày Dân số Thế giới - ngày để chúng ta nhìn nhận những vấn đề liên quan tới dân số toàn cầu. Trong vô vàn những vấn đề trọng đại, nghèo đói là một vấn đề gây nhức nhối nhất.
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc'
Tiểu thuyết ngôn tình hiện là “đặc sản” của văn học mạng Trung Quốc. Các nhà giáo dục cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực, khiến độc giả dễ có cách nhìn sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Sau 12 năm chờ đợi, Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể mới được Chính phủ ký ban hành, nhưng còn ý kiến trái chiều xung quanh tính khả thi, động lực đối với hàng ngàn nghệ nhân.
Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?
Người phụ nữ Úc có tên Turia Pitt là một trong những người phụ nữ dũng cảm và đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, đó là lời bình luận của tờ tạp chí dành cho phụ nữ Úc - Women’s Weekly. Trong số ra tháng 6 của tờ tạp chí bán chạy nhất nước Úc, Turia Pitt đã dũng cảm xuất hiện trên trang bìa.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.
Trò chuyện về các xu hướng của ngành xuất bản Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT AlphaBooks, cho rằng cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa của nhà nước và cả xã hội để thúc đẩy sự phát triển của tri thức, như vốn ODA hay các nguồn đầu tư khác cần được dành cho ngành xuất bản.
Dư luận nóng lên quanh thông tin hơn 10 nghìn tỷ đồng chi cho đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020”. PV trao đổi với ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL.
Hiện thực xã hội tăng tốc nhanh đến mức, không ai tưởng tượng nổi trong kỳ thi quốc gia lấy bằng tốt nghiệp cho 12 năm học, cả phòng thi môn Lịch sử lại chỉ có…1 thí sinh. Phục vụ thí sinh duy nhất ấy là cả một hội đồng thi ngót 20 con người cùng một rừng phóng viên tò mò săn đón. Những phòng thi môn Sử 1 người ấy đã đi vào…lịch sử!
Liệu với 2 mức đầu tư cho con người như đề án, đến năm 2030, chúng ta có đội ngũ sáng tác, sản xuất mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á?
Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011, và dù tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý cho di sản từ năm 2010 thế nhưng cho đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn còn bất cập.
Lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.
Trong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet, PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số- Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ, tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới nghiên cứu. Để có thêm một góc nhìn của người trong cuộc, VietNamNet giới thiệu bức thư này.
Ở phía Bắc, trường quay Cổ Loa được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trước đây, khi xây dựng phim trường Cổ Loa, các cơ quan quản lý cũng tưởng rằng ngoài việc phục vụ cho các đoàn làm phim, phim trường sẽ trở thành một địa chỉ tham quan du lịch kết hợp nhiều dịch vụ khác.
Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.
Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?
Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.
Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...