Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Hãy sống cân bằng và hiểu biết

09:13 07/04/2014

Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

Đức Pháp Vương giao lưu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: N.M.Hà

Với tất cả những gì mà Ngài thấu hiểu được qua những gương mặt, ánh mắt đang hướng về Ngài của những người ngồi đây, Ngài có thể nói một điều ngắn gọn về… tương lai của dân tộc này?
Tương lai của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của chúng ta trong đời sống hiện tại. Nói một cách chính xác, sống là một nghệ thuật. Mỗi chúng ta là một kiến trúc sư của đời mình, hoàn toàn làm chủ đời mình. Nếu mỗi người đem hết tâm nguyện, nỗ lực hướng cách sống vào mục tiêu đem đến hạnh phúc, an vui cho mọi người thì sẽ có tương lai tốt đẹp.

Chủ đề của chuyến thăm lần này của Ngài là Yêu thương trong hành động. Xin giải thích thêm về thông điệp này.
Đời sống của chúng ta cần phải được vạch hướng đi đúng đắn bằng chính hành động của chúng ta. Những hành động này không bừa bãi bản năng mà phải dựa trên động cơ tích cực. Cần hiểu biết rằng không chỉ loài người mà rất nhiều loài động vật khác đều có quyền làm chủ thế giới này. Bởi vậy cần hành động một cách hiểu biết, trân trọng quyền làm chủ và bảo vệ sự tồn tại của mọi loài.
Hết lòng bảo vệ thế giới, bảo vệ mọi loài, đó là ý nghĩa “Yêu thương trong hành động”. Yêu thương phải được thể hiện một cách không vị kỷ. Được như vậy mới có thể tồn tại trong một thế giới an bình và hạnh phúc.

Xã hội hiện đại nói nhiều đến “giá trị tâm linh”, vậy “tâm linh” cần được hiểu đúng như thế nào và làm sao để ứng dụng trong đời sống hiện đại?
Cái gọi là “giá trị tâm linh” có rất nhiều cách giải thích. Nhưng với sự hiểu biết của riêng tôi, thì tâm linh là sự hiểu biết, có trí tuệ, nhận thức về nguồn gốc của mọi sự vật hiện tượng một cách đúng đắn, chính xác. Bởi vậy người không có tâm linh là người không hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong vũ trụ này. Hiểu được giá trị tâm linh là phát triển sự hiểu biết trọn vẹn, ngọn ngành sự tồn tại của toàn thể vũ trụ.

“Tôi là người buồn nhất và cũng không bao giờ biết buồn” (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)


Giá trị tâm linh vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại. Ví dụ nếu chúng ta không hiểu rằng cây cối rất quan trọng vì chúng tạo ra oxy, chúng ta sẽ chặt phá rừng. Không hiểu nước sạch quan trọng thế nào, chúng ta sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Không hiểu mối tương quan giữa thiên nhiên và con người thì sẽ không biết bảo vệ môi trường. Những giáo lý của Đức Phật luôn được gìn giữ và phát triển tại Việt Nam là vì phần nào ta hiểu được giá trị tâm linh.

Ngài luôn quan tâm tới bình đẳng giới, tạo điều kiện cho nữ giới phát huy khả năng vì hạnh phúc của bản thân và cộng đồng. Xin chia sẻ về điều này?
Cuộc đời này còn nhiều khổ đau chỉ bởi sự không ổn định, mất cân bằng. Không biết trân trọng bình đẳng giữa con người với thiên nhiên, kết quả là chúng ta phải chịu nhiều khổ đau vì thiên tai, lũ lụt. Cũng như vậy, chúng ta thường quan niệm sai lầm rằng chỉ nam giới mới quan trọng, mới làm được nhiều việc lớn. Khi biết cân bằng, biết trân trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ dần ổn định, khổ đau sẽ dần chấm dứt. Giáo pháp của Đức Thích Ca đã chỉ rõ sự bình đẳng giác ngộ giữa người nam và người nữ. Người nữ có khả năng làm tất cả những gì mà người nam làm được.

Một câu hỏi tôi vừa nhận được qua tin nhắn. Một nhóm những bạn văn đang ngồi ở Huế gửi lời kính chào đến Đức Pháp Vương. Một phần ba trong nhóm khẳng định Đức Pháp Vương không bao giờ buồn. Hai phần ba khẳng định Đức Pháp Vương là một trong những người buồn nhất thế gian vì Ngài là một trong những người thấu hiểu nhất đời sống trên thế gian này. Vậy Ngài có nỗi buồn không, nỗi buồn lớn nhất của Ngài là gì, và làm thế nào để đi qua nỗi buồn?
Tôi nghĩ cả hai đều đúng. Cá nhân tôi không bao giờ buồn. Tôi không quan tâm đến thực phẩm của tôi, tôi cũng chẳng quan tâm đến tương lai của tôi, ngay cả ngày mai tôi cũng không nghĩ đến. Trong lòng tôi chỉ trăn trở nghĩ tới chúng sinh, đặc biệt là tất cả những người vô minh, những người không biết trân trọng giá trị nhân quả. Hôm rồi, tôi đã nhìn thấy từ cửa sổ khách sạn tôi ở một người đánh cá. Ông ấy giăng lưới bắt được con cá, và để nó khỏi giãy giụa, ông ấy nhanh chóng chặt nó thành mấy khúc rồi ném vào khoang.
Lúc đó nỗi buồn sâu thẳm dâng lên trong tôi, tôi đã không thể dừng được dòng nước mắt. Người đánh cá không làm hại gì tôi cả nhưng tôi nhìn thấy và tôi thương xót. Người đánh cá đã không hiểu được quyền bình đẳng giữa họ và con cá, nên đã tạo nên một việc làm trong đạo Phật gọi là ác nghiệp. Theo lời Phật dạy, ác nghiệp này sẽ phải trả gấp trăm, gấp nghìn lần so với cái nhân đã gieo.
Cho nên, tôi cũng là người buồn nhất vì tôi thấy quá nhiều người sống không hiểu biết, quá nhiều người sống vô tình với nỗi khổ đau của người khác, loài khác. Bởi vậy tôi luôn tìm cách đưa giáo pháp của Đức Phật tới tất cả mọi người, để họ có thể ứng dụng cho cuộc sống của họ tốt hơn, hạnh phúc hơn.

Tấm gương trong hành động của Ngài rất gần gũi, cụ thể với những thiện hạnh đời sống như đi bộ, trồng cây, nhặt rác, cứu trợ người bệnh… Xin nói thêm về động cơ thôi thúc Ngài tiến hành các thiện hạnh này?
Đúng như bạn nói, tôi không làm được nhiều mà chỉ cố gắng làm ví dụ, làm tấm gương để mọi người thực hành theo. Đức Phật từng dạy, khi thấy một người làm một việc tốt dù rất nhỏ, cũng nên học tập theo. Trong xã hội hiện tại, mọi người đang dần quên đi sự bình đẳng của môi trường đối với con người, bởi vậy tôi đã cố gắng hết sức để tạo nên những hình ảnh, bài học để nhắc nhở, thôi thúc mọi người quan tâm hơn đến vấn đề này. Ví dụ tôi đã có những hành trình đi bộ hàng 500 cây số. Trong suốt chuyến đi, tôi khuyến khích tăng ni, Phật tử gom nhặt những loại rác không thể tiêu hủy cho các nhà máy tái chế. Số rác gom được rất nhỏ so với số rác mọi người trên thế giới thải ra mỗi ngày.
Tôi đã trồng hàng triệu cây xanh nhưng cũng không là gì cả so với số cây mỗi ngày các vị chặt xuống. Nhưng tôi hy vọng đó là tấm gương để mọi người nhìn vào mà quay trở lại bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất cho thế hệ mai sau.

Trước khi Ngài rời Văn Miếu, xin hỏi nếu Ngài muốn viết một dòng bí mật trên tường Văn Miếu thì đó là câu gì?
Bí mật ấy là chúng ta cố gắng phát triển đạo Phật. Các Phật tử cần phải hiểu đạo Phật không phải là một tôn giáo. Đạo Phật không chỉ ở trong chùa, không chỉ dành cho tăng ni, đạo Phật chính là tâm linh, là trọn vẹn sự hiểu biết.

Vậy những người không sát sinh trực tiếp, không ăn chay nhưng nỗ lực làm điều tốt đẹp cho xã hội, nên được nhìn nhận như thế nào?
Câu hỏi này liên quan rất nhiều đến quy luật nhân quả. Nói về nhân quả cần rất nhiều thời gian mới thấu đáo được. Tôi xin giải thích một cách vô cùng đơn giản. Cuộc sống hiện tại thiếu sự cân bằng giữa loài người và loài vật cho nên có nhiều đau khổ. Một số người sống rất tốt với con người thì lại thiếu tốt với loài vật, người tốt với cây cối thì lại thiếu tốt với nguồn nước… Tôi nghĩ đó là chúng ta làm sai giáo pháp. Trải qua bao thế kỷ, người Việt đã phải chịu khổ đau qua chiến tranh, qua đó chúng ta thấm phần nào triết lý đạo Phật. Lời khuyên của tôi là cố gắng sống một cách hiểu biết, cân bằng cho mình, cho xã hội. Cân bằng chính là phương pháp tốt nhất để chấm dứt những khổ đau không cần thiết.

Nguồn: Tiền Phong






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.