Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.
“250 sản phẩm của hôm nay và ngày mai” giới thiệu những sản phẩm, thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại nhất đang có mặt trong đời sống
Một hình dung về thế giới
Sáng 30.10, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng đã ra mắt bộ sách mang tên “Chúng vận hành như thế nào?”. Bộ sách gồm 3 cuốn: “Cuộc sống kết nối”; “Thế giới nơi em sống”; “250 sản phẩm của hôm nay và ngày mai”. Đó giống như một bức tranh toàn cảnh về tổ chức, vận hành của thế giới - xã hội. Theo dịch giả Hoàng Thanh Thủy, NXB Kim Đồng, với thiếu nhi, sách khoa học có ý nghĩa rất lớn, giúp các em hiểu biết hơn về thế giới mà các em chưa có nhiều trải nghiệm với nó.
Sách khoa học dành cho thiếu nhi càng hấp dẫn hơn khi gói cả bầu trời tri thức trong những nội dung, hình họa thú vị. Như “250 sản phẩm của hôm nay và ngày mai” giới thiệu những sản phẩm, thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại nhất đang có mặt trong đời sống thông qua mô phỏng các vị trí của nó trong nhà, ngoài trời, không gian công cộng, giao thông… Hay “Cuộc sống kết nối” lý giải theo sơ đồ tư duy - hình ảnh, dạng trang comics và hình ảnh chụp cận cảnh đan xen trong từng lời thoại những chủ đề về thế giới số, thế giới điện tử và kết nối mạng…
Những thông tin mang hàm lượng tri thức được hình hóa giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận và dễ nhớ hơn. Mặc dù cuốn sách được thực hiện bởi các tác giả Pháp, nhiều vấn đề soi chiếu dưới góc độ của nước Pháp, nhưng giá trị trong sách mang đến có tính phổ cập với nhiều bạn nhỏ ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, những khái niệm như bầu cử, nghị viện... vốn tạo cảm giác xa lạ nhưng trong cuốn sách đã được hình hóa cơ bản. Những thông tin như nhà thờ công giáo khác nhà thờ tin lành như thế nào, mục sư và linh mục khác nhau ra sao… cũng được diễn tả một cách thú vị, gần gũi.
![]() “Cuộc sống kết nối” là cẩm nang nhỏ về thế giới số, thế giới điện tử và kết nối mạng |
Với chủ đề sách vừa bao trùm, vừa gần gũi, sát thực, giàu thông tin nóng hổi, bộ sách được nhận định là công cụ cần thiết trong từng nấc thang tư duy của bạn đọc nhỏ tuổi. Với phụ huynh, bộ sách có thể dùng làm tài liệu giúp các bạn nhỏ đọc lấy khái niệm, trước khi giải thích sâu hơn về thế giới số. Còn với chính các em, bộ sách là một kho dữ liệu hấp dẫn, đề cập đến những từ khóa khó có thể bỏ qua. Sức hút của bluetooth, mạng máy tính, đồng hồ thông minh, thiết bị di động hay trò chơi trực tuyến... sẽ kích thích việc khám phá, tìm tòi của bạn đọc nhỏ tuổi.
Kích thích khám phá, tìm tòi
Dịch giả Hoàng Thanh Thủy nhớ lại cách đây vài năm, khi chị đứng trước câu hỏi suốt ngày của cậu cháu nhỏ, rằng tại sao điện thoại lại bắt được sóng, tại sao ti vi bắt được điều khiển dù cách xa đến thế... Chị phải tìm đến các bộ sách khoa học. Thời điểm 2014, bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” ra đời ở Pháp và lập tức gây được tiếng vang lớn, và năm 2017, chị cùng với dịch giả Phạm Vũ Lộc bắt tay tay dịch bộ sách với mong muốn trang bị cho bạn đọc nhỏ tuổi, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo những kiến thức cơ bản về hình dung thế giới trong sự kết nối và vận hành. “Bộ sách phù hợp với xu thế phát triển công nghệ 4.0, giúp bạn đọc nhỏ tuổi có thể tiếp thu kiến thức ở dạng tích hợp và mở rộng đầy hấp dẫn”, dịch giả Hoàng Thanh Thủy nói.
![]() “Thế giới nơi em sống” mở ra không gian khám phá cách thức hoạt động của nhiều tổ chức chính trị, xã hội |
![]() ![]() Những hình ảnh, dạng trang comics đem đến cái nhìn sinh động và sâu sắc hơn về sự vận hành và kết nối trong thế giới |
Tìm hiểu, hiểu biết về thế giới xung quanh cũng chính là một thói quen cần có của công dân tương lai, vì nó tác động đến cuộc sống mỗi người từng ngày, từng giờ. Nhận định như vậy, dịch giả Phạm Vũ Lộc, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khẳng định, việc dịch bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” là một việc làm ý nghĩa. Đó có thể là cánh cửa để nhìn ra thế giới, là những ý niệm ban đầu để kích thích tinh thần ham học hỏi, tìm tòi hiểu biết sâu hơn ở các bạn nhỏ - thế hệ đang nắm trong tay những công cụ hữu ích để dẫn dắt thời đại. “Những cuốn sách khoa học như thế này chỉ là khởi đầu, có thể vài năm nữa thôi sẽ lỗi thời và chúng ta lại tiếp tục thay thế bằng những cuốn khác, bởi vì xã hội ngoài kia đang vận hành rất nhanh. Nhưng đây chính là bước đệm để chúng ta chuẩn bị bước ra thế giới. Cũng hy vọng đây sẽ là cái để định hình thói quen cho các bạn nhỏ tiếp nhận thông tin mọi lúc mọi nơi, chủ động và không ngừng tìm hiểu thế giới đến khi nào thỏa mãn thì thôi, thay vì chỉ biết rồi để đấy”.
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.