TRẦN HỮU PHÁP
Những nhạc sĩ sáng tác chúng tôi mỗi khi gặp nhau thường nói vui có lẽ chúng ta phải chuyển ngành, bởi vì những tác phẩm chúng ta tạo ra từ trái tim của mình cứ phải nằm trong ngăn kéo qua năm tháng.
Cố nhạc sĩ Trần Hữu Pháp - Ảnh: internet
Trong lúc đó, âm nhạc "hải ngoại" thì cứ tràn vào bởi đang còn không ít những thính giả rẻ tiền của nó. Nhưng rồi chúng tôi lại tin rằng thời gian trôi đi và những tác phẩm chân chính sẽ tồn tại với mọi người chân chính yêu âm nhạc.
Xin nói một chút về cái tôi để "tự bạch" về những gì chủ yếu mình đang làm. Cũng xin được nhắc lại đôi nét đã làm để thấy cái cần làm, sẽ làm cho chặng đường tới.
Âm nhạc của tôi bắt nguồn từ những giai điệu và ngôn ngữ của tiếng ru quê hương từ thuở còn nằm trong nôi cho đến bây giờ. Tôi đã đưa vào những tác phẩm của mình bóng dáng quê hương. Tôi đi theo con đường tình ca dân tộc. Một ca khúc nhỏ viết cho các em thiếu nhi, tôi cũng ngập mình trong chan chứa dân gian. Một loài hoa, một con ong, một đàn kiến... đều đem đến cho các em những tình cảm cao đẹp, những liên tưởng ngộ nghĩnh, mới mẻ, bất ngờ. Các em trở thành trang sách, trở thành bài ca trước khi trở thành con người công dân hữu ích trong xã hội.
Tôi đã sống ở Huế nhiều năm, lấy vợ Huế, hát bài ca Huế, và tình yêu biến tôi thành dân Huế lúc nào không hay...
Mùa hè năm 1984, có dịp tôi đi thuyền cùng bạn bè ngược dòng Danuble trong một cuộc gặp gỡ các nhạc sĩ nhiều nước tại đó. Sóng Danuble cứ bập bềnh và sôi động. Tôi làm sao mà không nhớ đến sông Hương cho được. Sông Hương thì yên ả lững lờ. Ai càng đi xa càng thấy nhớ. Tôi đã viết bài "Dòng sông ai đã đặt tên" trong một nỗi niềm nhớ nhung lúc đi xa. Dòng sông thì cứ êm đềm như vậy. Nhạc sĩ Trần Kiết Tường quê Nam Bộ, thời thơ ấu từng ở Huế, anh nói rằng sông Hương không chỉ yên ả, dưới dòng sông cuồn cuộn không ngừng đấy !
Cho nên, công việc của người viết nhạc là phải khổ công đi tìm giai điệu và ngữ ngôn mới. Với tôi, tôi tìm trong cái cũ của cha ông để lại.
Mới đây, tôi về thăm lại cầu ngói Thanh Toàn trong dịp công trình được ngành Văn hóa tu sửa và được Nhà nước xếp vào di tích văn hóa quốc gia. Một ngày hội hè, một ngày màu sắc đã diễn ra tại đây. Cũng một ngày, vui chơi, một ngày say tỉnh đã diễn ra tại đây. Một người đàn bà, có lẽ trong cơn ngây ngất, đã nằm ngủ ngay trên cầu. Mọi người thấy lạ, xúm đến và gọi: "Bà ơi, bà về nhà đi chứ, ai lại nằm cầu như thế này, coi sao tiện?" Cụ bà ngồi dậy, mơ màng rồi lại nằm xuống như không có chuyện gì xẩy ra. Và bỗng nhiên, hát nói : "Em ngồi đây... em nằm đây... Em đợi anh trên chiếc cầu này...".
Tôi thấy lạnh buốt trong người như một tia men truyền qua, và thế là bài "Người về cầu ngói Thanh Toàn" đang ấp ủ lâu nay bỗng được khơi nguồn, tuôn chảy...
Tôi đang dồn gần như toàn bộ sức lực tinh thần và thể chất (mặc dù đang thời kỳ đau tim dữ dội) để có thể sớm hoàn thành một "thanh xướng kịch dân gian" mang chủ đề "Chuyện tình của nàng Huyền Trân", dựa trên các chất liệu dân ca Huế. Công chúa Huyền Trân ra đi "lấy chồng" trong bước chân đưa tiễn của chính người yêu là Trần Khắc Chung năm 1306. Nợ nước, lệnh vua, tục làng, gia phong, nghĩa chung, tình riêng... nỗi buồn của nàng Huyền Trân có lẽ còn day dứt trái tim nhiều thế hệ người đời... Không biết tôi có làm nổi ước mơ của mình hay không, có để lại được chút gì về một chuyện tình hiếm có như chuyện Huyền Trân hay không, nhưng cứ "dám nghĩ dám làm" cái đã !
Những năm còn chiến tranh, tôi đã có dịp cùng các nhạc sĩ như giáo sư tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, nhạc sĩ Vĩnh Long, Hồng Thao, Lê Toàn Hùng, Ngọc Oánh, Lê Quang Nghệ, mấy anh em tâm đắc một thuở sưu tầm dân ca khắp các vùng từ Mèo Thái đến Tây Nguyên, Chàm, Khơ Me Nam Bộ... Nhiều tập dân ca đã ra đời từ đó chắc hẳn còn để lại đến nay. Giờ đây, việc sưu tầm vốn âm nhạc dân gian gần như bị lãng quên, mà có, thì không mấy ai hăng hái say sưa như thuở ấy. Tôi mong muốn và đang cùng các nghệ nhân trên quê hương giàu chất thơ của Thừa Thiên Huế tìm kiếm và ghi lại những bài bản, từ âm nhạc cung đình đến những điệu hò, điệu lý... Đây là một việc làm hoàn toàn không dễ dàng và đòi hỏi thời gian cùng các phương tiện khả dĩ, ngoại trừ tấm lòng và niềm say mê nghề nghiệp. Mong sao được ngành Văn hóa tạo điều kiện ủng hộ chúng tôi trong việc này.
Tôi luôn tự nhủ rằng hãy hành động, dù sáng tác hay sưu tầm, nhịp đập trái tim mình hãy hòa với nhịp đi lên của đất nước quê hương...
Mùa xuân, 1992
T.H.P
(TCSH48/03&4-1992)
Với mục đích bảo tồn những vốn quí mà cha ông để lại và đặc biệt là sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại thì Nhã nhạc đã được chú ý hơn, nhưng cái đáng quan tâm hơn hết là vấn đề đi tìm lại những ‘mảnh vỡ” của một số bài bản Nhã nhạc đang lưu lạc ngoài dân gian nhằm mục đích khôi phục để trả nó về với môi trường diễn xướng nguyên thủy là chốn cung đình xưa. Tác phẩm Nhã nhạc “Thái Bình Cổ Nhạc” cũng là một trong những “mảnh vỡ” vừa được lập hồ sơ khoa học và báo cáo.
LÊ MAI PHƯƠNG
Tuồng, loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc manh nha hình thành từ thế kỷ XIII dưới thời Trần. Tuồng phát triển mạnh vào thế kỷ XVII -XVIII. Sang triều Nguyễn (thế kỷ XIX) Tuồng vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa ở cung đình cũng như trong dân gian. Sau khi nhà Nguyễn cáo chung, Tuồng cũng mất đi môi trường diễn xướng, hiện nay đang có nguy cơ mai một dần.
HOÀNG TRỌNG CƯƠNG
Trong một số tài liệu về âm nhạc cung đình của những tác giả tiền bối, cây đàn bầu Việt Nam đã được dự đoán về niên đại ra đời của nó, về sự thăng trầm song hành cùng với chiều dài lịch sử dân tộc.
TRẦN VĂN KHÊ
Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.
HÀN NHÃ LẠC
Có lẽ hiện giờ ở Huế, không có ai cảm và chơi ca Huế được như nhà văn Bửu Ý. Ông thường nói cái hay của ca Huế, nghe hay đến nhức xương. Và ngay từ khi vợ ông, cô Lợi còn sống, mỗi thứ bảy, gia đình ông lại tổ chức nghe ca Huế nhức xương một buổi.
Sau khi triều đình nhà Nguyễn cáo chung, âm nhạc cung đình cũng mất đi môi trường diễn xướng nguyên thủy, do đó loại hình nghệ thuật này đã theo chân các nghệ nhân cung đình lan tỏa về với dân gian, tác động vào nghệ thuật dân gian trên nhiều vùng văn hóa trong cả nước.
TRỌNG BÌNH
Nghệ thuật Múa Cung đình Huế mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: lục cúng hoa đăng, trình tường tập khánh, phụng vũ, tứ linh, vũ phiến, Lục triệt hoa mã đăng...
VÕ QUÊ
Dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh địa lý và các điều kiện khách quan khác đã có một nền văn hóa đa dạng, trong đó bộ môn Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau.
(SHO) Ca sĩ Hà Thanh vừa mất lúc 7g27 đêm 1-1 (giờ địa phương, tức sáng 2-1 giờ VN) tại TP Boston, tiểu bang Massachusetts (Mỹ) sau thời gian mắc bệnh ung thư máu.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Văn Giảng, con người của những nốt nhạc mơ mộng chân nhiên nơi miền non nước Hương Bình đã dấn thân trong miền giao cảm của nước, của sông, của tiếng chuông chùa ngân vọng để viết nên những ca khúc bất hủ Ai về sông Tương, Đôi mắt huyền, Từ Đàm quê hương tôi... tô vẻ thêm cho tiếng lòng vùng đất Cố đô.
NGUYỄN VĂN DŨNG
Ở Huế có câu hò nổi tiếng tới mức không người Huế nào không được nghe, không du khách nào không từng một lần thưởng thức:
NGUYỄN TẤN TÔN NỮ Ý NHI
Theo dòng chảy của lịch sử, Ca Huế giờ đây không còn là sản phẩm phục vụ riêng cho một tầng lớp nhất định trong xã hội: giới quý tộc. Cùng với xu hướng xã hội hóa, hiện nay loại hình nghệ thuật này nghiễm nhiên gần gũi hơn với công chúng Huế nói riêng và du khách thập phương nói chung.
TRỌNG BÌNH - QUÝ CÁT
Nền âm nhạc cổ truyền nói chung và Âm nhạc cung đình Việt Nam nói riêng từ xa xưa đã có một kiểu chữ nhạc riêng dùng để ký âm, ghi chép thành văn bản tất cả các bài bản để lưu truyền qua nhiều thế hệ...
HỒ THẾ HÀ
Năm con rồng Nhâm Thìn (2012), Mai Xuân Hòa tròn 82 tuổi đời và nếu tính từ ngày anh tham gia học lớp âm nhạc ngắn hạn đầu tiên năm 1956, trước khi chính thức học ở trường Âm nhạc Việt Nam (1958 - 1962) thì anh đã có 56 tuổi nghề âm nhạc.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Huế - theo dòng chảy của thời gian, đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử; âm nhạc Huế cũng không nằm ngoài “luồng” của dòng chảy đó.
MAI XUÂN HÒA (Thơ: Nguyễn Tất Thịnh)
Phải chăng em là gió/ phải chăng em là mây/ Gió nghiêng chao nhè nhẹ/ mây bồng bềnh bay bay…
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.