HỒ VĨNH
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương. Ảnh tư liệu của Hồ Vĩnh
Từ đó trở đi:
Cố đô có Hương Bình thi xã
Nhân vật đều trang nhã nho phong
Nỏ ai vô đó lạ lùng
Chỉ trong con cháu Tiên Rồng gặp nhau
để cùng vui chung trong cuộc xướng họa thi ca, cứ mỗi tháng Hương Bình thi xã họp một kỳ, gọi là kỳ “Hội ngâm” trong đó có một đề thi (thơ) chung cho các thi hữu theo đó mà làm rồi lựa chọn và tùy bài thơ, sẽ để phóng vần hoặc họa vần.
Hiện nay tôi còn lưu giữ một số bài thơ của cụ Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương với một số thi hữu cùng nhau xướng họa qua bài thơ:
![]() |
Bút tích của thi hữu Quốc Hoa |
Hỷ chúc tân xuân
Ôn tám mươi hai, mụ bảy ba,
Giây tơ nguyệt lão khéo xe mà.
Sen hồng hoàn mãn Xuân thêm sắc,
Liễu quý anh tài quế trổ hoa.
Đãi dưỡng cam sanh ân hải hội,
Trang nghiêm giáo pháp phước hà sa.
Thiện căn tu chỉnh lòng thanh tịnh,
Trông chín mười mươi cũng đậm đà.
Thi hữu Nguyễn Cương
Phụng họa vần:
Trăm năm mươi rưỡi, cái niên ba,
Ôn mụ như kia ít kẻ mà.
Trước đã tu nhơn tròn phước quả,
Rày đây tích thọ trổ kim hoa.
Trời xuân đầm ấm tươi cây cỏ,
Tiệc hạ vui vầy rạng gấm sa.
Muốn thấy Ưu đàm bên cõi Tịnh,
Chuyên tâm trì niệm đức Di Đà.
Thi hữu Quốc Hoa (1966)
Cụ Quốc Hoa là nhà nho, thợ thêu cung đình Huế (Tú tượng ty), cho nên phần lớn thơ của cụ đều có nhiều giai tác khác, hoặc để tự trào, tự thuật, kỷ sự, cảm hứng… với giọng thơ mộc mạc, chân phác như mùi hương thoảng qua thi phẩm:
![]() |
Vui xuân cảm tác
Yến hát oanh ca cảnh đẹp trời,
Mừng xuân muôn vật thảy đều vui.
Trà sen rượu cúc còn ngon ngọt,
Thịt mỡ dưa hành vẫn béo bùi.
Hòa xướng ông già trông thú vị,
Lượt là bạn trẻ ngó the gơi.
Bảy mươi tư tuổi xuân đầm ấm,
Ta nghĩ đời ta cũng nực cười.
H.V
(SH312/02-15)
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.