HỒ VĨNH
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương. Ảnh tư liệu của Hồ Vĩnh
Từ đó trở đi:
Cố đô có Hương Bình thi xã
Nhân vật đều trang nhã nho phong
Nỏ ai vô đó lạ lùng
Chỉ trong con cháu Tiên Rồng gặp nhau
để cùng vui chung trong cuộc xướng họa thi ca, cứ mỗi tháng Hương Bình thi xã họp một kỳ, gọi là kỳ “Hội ngâm” trong đó có một đề thi (thơ) chung cho các thi hữu theo đó mà làm rồi lựa chọn và tùy bài thơ, sẽ để phóng vần hoặc họa vần.
Hiện nay tôi còn lưu giữ một số bài thơ của cụ Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương với một số thi hữu cùng nhau xướng họa qua bài thơ:
![]() |
Bút tích của thi hữu Quốc Hoa |
Hỷ chúc tân xuân
Ôn tám mươi hai, mụ bảy ba,
Giây tơ nguyệt lão khéo xe mà.
Sen hồng hoàn mãn Xuân thêm sắc,
Liễu quý anh tài quế trổ hoa.
Đãi dưỡng cam sanh ân hải hội,
Trang nghiêm giáo pháp phước hà sa.
Thiện căn tu chỉnh lòng thanh tịnh,
Trông chín mười mươi cũng đậm đà.
Thi hữu Nguyễn Cương
Phụng họa vần:
Trăm năm mươi rưỡi, cái niên ba,
Ôn mụ như kia ít kẻ mà.
Trước đã tu nhơn tròn phước quả,
Rày đây tích thọ trổ kim hoa.
Trời xuân đầm ấm tươi cây cỏ,
Tiệc hạ vui vầy rạng gấm sa.
Muốn thấy Ưu đàm bên cõi Tịnh,
Chuyên tâm trì niệm đức Di Đà.
Thi hữu Quốc Hoa (1966)
Cụ Quốc Hoa là nhà nho, thợ thêu cung đình Huế (Tú tượng ty), cho nên phần lớn thơ của cụ đều có nhiều giai tác khác, hoặc để tự trào, tự thuật, kỷ sự, cảm hứng… với giọng thơ mộc mạc, chân phác như mùi hương thoảng qua thi phẩm:
![]() |
Vui xuân cảm tác
Yến hát oanh ca cảnh đẹp trời,
Mừng xuân muôn vật thảy đều vui.
Trà sen rượu cúc còn ngon ngọt,
Thịt mỡ dưa hành vẫn béo bùi.
Hòa xướng ông già trông thú vị,
Lượt là bạn trẻ ngó the gơi.
Bảy mươi tư tuổi xuân đầm ấm,
Ta nghĩ đời ta cũng nực cười.
H.V
(SH312/02-15)
PHẠM PHÚ PHONG
Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.
HỒ THẾ HÀ
Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
• Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.
TRẦN THÙY MAI
Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!
NGUYỄN QUANG THIỀU
Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.
VŨ VĂN
Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.
ĐỖ QUYÊN
1.
Du Tử Lê thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)
LƯU KHÁNH THƠ
Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.
HOÀNG THỤY ANH
“Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.
ĐÔNG HÀ
Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.
NGUYỄN QUANG THIỀU
Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.
TRẦN HỒ
Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).