Jean - Claude Grumberg (JCG), một nhà viết kịch, nhà văn nổi tiếng ở Pháp, nhưng có thể nhiều bạn đọc chưa nghe tên bao giờ - cũng như với nhà văn Han Kang (Hàn Quốc) vừa bất ngờ đạt giải Nobel. Thế giới mênh mông, cái biết của mỗi người chúng ta là rất nhỏ bé.
Tôi có may mắn gặp dịch giả Trương ThịAn Na - nguyên là giảng viên tại trường Đại học Khoa học - Đại học Huế và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, khi cô trở lại thăm Huế cùng thân phụ là thầy Trương Quang Đệ, từng là Trưởng Khoa Ngoại ngữ Đại học Sư phạm - Đại học Huế nhiều năm. Nhờ đó, tôi mới biết JCG và tác phẩm mới của ông. Trước đó, ông đã là tác giả của khoảng 30 vở kịch và tất cả kịch bản đều đã in thành sách. Tác phẩm “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời”; Món hàng quý giá nhất (MHQGN - bản tiếng Việt) của ông ngay sau khi xuất bản đã nhận được nhiều giải thưởng…
MHQGN dày chưa đến trăm trang, nhưng theo tôi, đây là một tiểu thuyết có sức níu giữ người đọc rất lâu, sau khi buông cuốn sách. Với tài nghệ của một tác giả sân khấu nổi tiếng, mỗi chương trong MHQGN đến với độc giả như là một màn kịch đầy cuốn hút nhờ tình huống bất ngờ mà người đọc khó đoán trước được. Nói như dịch giả - PGS. Phan Ngọc, đây là “mẹo” của nhà tiểu thuyết, trộm nghĩ, các tác giả đang muốn níu kéo bạn đọc có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật dựng truyện, kết cấu chương hồi qua tác phẩm MHQGN. Tuy vậy, “món hàng quýgiánhất” mà tác giả gửi đến bạn đọc không phải là nghệ thuật viết tiểu thuyết mà là sự thức tỉnh nhân loại trước tai họa do một lớp người bị“mùlòa” nhưng lại tự coi mình là thượng đẳng, gây ra, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp tuyệt vời của lòng nhân hậu, tình yêu thương đối với con trẻ…
Tiểu thuyết bắt đầu bằng một chương rất ngắn, như chỉ để kể một câu chuyện cổ tích: “Ngày xưa, một người đàn ông đốn củi và vợ sống trong một khu rừng lớn…”. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu xoay quanh khung cảnh như thế, nhưng ngay lập tức, tác giả lại phủ định: “Không đâu, không đâu…” hẳn là để bạn đọc chớ vội nghĩ đây là một chuyện “cổ tích”, vì chỉ mấy dòng sau, bối cảnh tiểu thuyết đã được mở ra: “…vào thời điểm mà chiến tranh thế giới đang hoành hành xung quanh khu rừng này.”
Chỉ vậy thôi, tác giả không trực tiếp miêu tả trận đánh nào trong “chiến tranh thế giới” - ở đây là thế chiến thứ hai. Có thể nói luôn ở đây là MHQGN sẽ giúp những ai có ý định tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh kinh nghiệm quý giá: đó là không “sa lầy” vào việc miêu tả các sự kiện “ngày xưa” và đã có quá nhiều sách báo nói đến; chỉ chọn lựa những câu chuyện - có khi là các “góc khuất” chạm đến những vấn đề nhân bản, khiến người đọc xúc động sâu xa.
MHQGN là một tác phẩm như thế.
Con tàu là tàu chở hàng và bà vợ ông đốn củi tưởng tượng con tàu chở đầy ắp thức ăn, quần áo và mơ ước một ngày nào đó người ta ném cho bà thức ăn hay quần áo vì thế khi nhận được con bé thì bà xem như là một món hàng quý giá nhất đời. “Món hàng” quý vì bà không có con, bà lại đã hết tuổi sinh đẻ, nên càng quý, vì đó là “thứ mà bà cầu khẩn không biết bao nhiêu ngày tháng, một thứ của những giấc mơ của bà”. Trớ trêu thay, khi bà “cuốn chặt sinh linh bé nhỏ đó với mấy lớp khăn quàng… siết chặt cái kho báu của mình vào lòng” thì bà cảm thấy “cái miệng ham hố vừa mới bú cái vú chảy sệ của bà, rồi dừng, rồi la hét…. Nó đói, đứa bé đói, con tôi đói. Bà cảm giác trở thành mẹ, vừa sung sướng, nhưng lại rơi vào cảnh chết người…”. Vì bà là một bà mẹ không sữa. Đã thế, ông chồng đã sớm phát hiện ra cái dấu vết “chết người” trên mình đứa bé, sau khi nghe bà vợ cho biết “niềm vui của đời tôi” do “các vị thần của con tàu ban tặng”…
Ông đốn củi làm thuê cho bọn “chiếm đóng” nên biết rõ những đoàn tàu đi qua khu rừng chở toàn người Do Thái, “đến giữa tâm điểm của địa ngục” thì sẽ bị “xử lý” trong các lò thiêu! Ông bảo vợ: “Nếu bọn Đức mà tìm thấy đứa bé ở nhà ta thì chúng bắt chúng ta úp mặt vào tường thôi.” Khi ông định mang đứa bé ra đặt lại trên đường tàu thì “bà vợ ông đốn củi điên tiết nhào tới, giật lấy gói hàng trong tay ông chồng…”. Việc không thành, nhưng khi bà vợ dọa nếu ông ném xuống dưới bánh tàu hàng cả hai mẹ con thì ông sẽ bị nguyền rủa suốt đời, ông đốn củi đã nhượng bộ…
Bạn đọc không thể dự đoán được số phận ba nhân vật kể trên sẽ đi tới đâu -như trên đã viết, đó là “mẹo” của nhàtiểu thuyết. Đó là chưa nói đến mảng thứhai của cuốn tiểu thuyết - cũng ba nhân vật, đan xen với mảng thứ nhất. Đó là người bố đã ném con bé xuống tuyết khi anh ta thấy bà già như đang đón đợi điều gì đó bên đường tàu. Lúc đó, trên toa tàu còn cô vợ và đứa con song sinh với bé gái vừa bị/được ném xuống. Tác giả chỉ “trích yếu” một góc nhỏ trong tấn thảm kịch hàng ngàn người Do Thái cứ lần lượt bị đưa lên các chuyến tàu một đi không trở lại - ngoại trừ một số rất ít, như người cha của cặp sinh đôi ra đời vào mùa xuân năm 1942. Anh ta, một sinh viên y khoa sắp tốt nghiệp, nên được chọn làm người cắt tóc cho nạn nhân trên các chuyến tàu - những thân người ngắc ngoải bị ném xuống bên đường hoặc đưa đến lò thiêu, nhưng mái tóc thì được thu gom để biến thành hàng hóa! Biết chắc là cảgia đình mình sớm muộn sẽ phải chết, sau bao dằn vặt đau đớn, anh đành chọn cách ném một đứa con xuống, may ra…
Đúng là anh và con bé đã gặp may, nhưng phải trải qua biết bao tình huống kịch tính đến nghẹt thở. Nhưng không chỉ có thế, tác giả không chỉ giỏi tạo ra tình huống truyện đầy kịch tính mà quan trọng hơn là các tình huống bất ngờ đều đặt ra vấn đề nhân bản khiến bạn đọc phải suy ngẫm về tính người của nhân loại cho đến tận hôm nay, chứ không phải chỉ là chuyện “ngày xưa” trong thế chiến 2.
Vâng! 80 năm qua, sau thế chiến 2, nhân loại vẫn chưa tỉnh ngộ, biết bao nhiêu cuộc chiến và thảm sát đã diễn ra trên khắp địa cầu, hàng triệu con người đã phải chết vì đạn bom, vì bạo lực! Bất kể vì lý do gì, những cuộc tàn sát ấy cũng là sự “mù lòa” của con người. Thật trớ trêu khi con người lại “tự hào” đã tiến lên mặt trăng, sao hỏa và chế được tên lửa “siêu thanh”!
Ôi chao! Ước chi những kẻ“tựhào” sản xuất được vũkhígiết người “nhanh hơn chớp” ấy được đọc những trang sách miêu tả ông đốn củi “vô học” và thô vụng, từ chỗ định ném trả lại đứa bé ra đường tàu, vì ông cũng lây bệnh “mù lòa”, lặp lại như vẹt lời bọn chiếm đóng rằng con bé là “sản phẩm của quỷ dữ, một kẻ không có tim”, đến lúc tỉnh ngộ, đã trân quý cái sinh linh bé nhỏ ấy như thế nào. Đó là cái đêm ông phải thức giấc vì nghe tiếng khóc con bé, định thụi cho nó một cú, nhưng bà vợ đã kịp đưa bàn tay chai sần ấy đặt lên ngực “quà tặng” quý nhất đời bà và nói: “Bọn không có tim cũng có một quả tim giống y như tôi và ông thôi.” Phải nói mấy lần như thế, người chồng mới bắt đầu tỉnh ngộ, sau khi tuôn ra những câu nói khủng khiếp, ông cảm nhận “một cái gì nồng ấm, một cái gì êm dịu mới mẻ mà sự tiếp xúc của lòng bàn tay mình với làn da và quả tim của món hàng bé nhỏ làm nẩy sinh tận đáy lòng những nhịp tim mà từ nay ông cảm thấy nó đang đập trong lòng mình…”.
Tuy vậy, tác giả không đơn giản hóa nhân vật, ông đốn củi không dễ thừa nhận ngay “cái của nợ này”, nhưng rồi cũng đến ngày - khi ông “nâng nó lên tới mặt ông, cho tới râu ông, nó giơ tay để tháo cái mũ của ông, hoặc kéo mấy sợi râu của ông…” thì đó là lúc hạnh phúc tuyệt đỉnh, là ngày “tốt đẹp hơn tất cả những ngày trước đó”, ông bàng hoàng, đôi mắt ướt đẫm… Và trong một buổi nhậu say khướt của đám người làm thuê, khi cả bọn “Dzô dzô dzô - bọn không tim hãy chết hết đi!” thì ông đốn củi sau một lúc im lặng đã thét lên: “Bọn không tim có một quả tim đấy!” Nhưng thật là đau đớn, vào lúc Con Người tỉnh ngộ, không còn là con vẹt hò hét theo lý lẽ của “bọn chiếm đóng” mà dám nói lên sự thật thì đó cũng là lúc một kẻ cũng làm thuê cho bọn chúng như ông, phát hiện ra con bé và dẫn theo hai “dân quân” đến… Bạn có thể hình dung cuộc “đụng đầu” diễn ra thế nào không? Xin không dẫn đoạn miêu tả bạo lực khá ác liệt không thể tránh được với kết cục: Ông đốn củi - con người tỉnh ngộ, dám nói lên sự thật, đã phải trả giá bằng sinh mạng của mình, sau khi tiêu diệt những kẻ “mù lòa” chỉ biết theo lệnh bọn chiếm đóng. Điều quan trọng hơn là ông đã kịp bày “thế trận” để bà vợ ôm được con bé chạy vào rừng sâu…
Lại một tình huống bạn đọc không thể đoán trước được. Trong rừng sâu, tại một nơi bí hiểm nhất, có một “người đàn ông có cái đầu tật nguyền” do không chịu làm tay sai cho bọn chiếm đóng, nhưng có trái tim nhân hậu, đã nhường bớt sữa con dê đang nuôi, cứu sống con bé từ nhiều ngày trước, khi bà đốn củi tìm thấy nơi ông trú ẩn. Tuy vậy, hôm nay, lần đầu, ông cho bà bước vào “căn cứ địa” của mình. Khi đặt đứa bé bên cạnh con dê, người đàn ông nói: “Này con gái của các thần linh ơi. Đây là mẹ nuôi của con đó. Mẹ thứ ba của con.” Đứa bé mừng rỡ, ôm ghì lấy con dê, con dê buông thả mình trong vòng tay con bé…”. Ôi! Không lẽ loài người lại có những kẻ nhẫn tâm hơn súc vật? Hình như đã có học giả nêu vấn đề như thế rồi hỏi: Đã có ở đâu các đàn bò - loại súc vật vẫn bị xem là “ngu như bò” - lao vào bắn giết nhau như con người chưa?!
May sao là chiến tranh kết thúc khi những người lính Hồng quân xuất hiện. Nhưng thật xót xa, hai chiến sĩ Hồng quân thận trọng luồn vào rừng sâu, “nhìn thấy một người đàn ông có súng, họ bắn gục ông ta tại chỗ”; và khi lật mặt người bị bắn, họ “nói với giọng khinh bỉ: “Một lão già chả ra sao!”” Liệu có nên trách hành vi vội vàng của người lính? Hẳn là hai người lính nghĩ rằng đây là tay sai của bọn Đức; cũng có thể nghĩ đây là “tai nạn” không tránh khỏi do “quán tính” ghê gớm của một cuộc chiến tranh đã giết chết hàng triệu người!
Sáng hôm sau, bà mẹ chôn cất ân nhân, “bà khóc như mưa như gió, khiến cho món hàng bé nhỏ cũng khóc theo”. Tay dắt đứa bé, tay dắt con dê nhằm phía mặt trời mọc mà đi…
Câu chuyện tiếp tục bằng một hình ảnh vừa bất ngờ vừa nói lên một tấm lòng cao thượng của con người đó là khi ông bố ruột của con bé đã tìm thấy con bé con mình nhưng vì nó đang ở trong tay người mẹ nuôi cưu mang nó với bao khó khăn nên ông rời đi và để bù đắp cho sự mất mát đó ông đã trở thành bác sĩ nhi khoa để chăm sóc cho những đứa bé con người khác và còn nữa… xin dành phần kết cuốn sách để bạn đọc thả trí tưởng tượng.
MHQGN là một tiểu thuyết, được dựng nên từ trí tưởng tượng của tác giả. Ở trang gần cuối sách, JCG cũng đã viết: “Đương nhiên là không, hoàn toàn không có thật…”. Tuy vậy, trang “Phụ lục cho những người yêu thích các chuyện thực” liền đó, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc số liệu cụ thể đoàn tàu số 45 xuất phát từDrancy ngày 11/11/1942 chở778 người - trong đócómột người mùlà ông nội của tác giả và đoàn tàu số 49 xuất phát ngày 2/3/1943 chở một ngàn người Do Thái, trong đó có thân phụ của tác giả! Hầu hết bị thiêu chết, năm 1945 chỉ còn 6 người. Tác giả dẫn tư liệu trên từ một cuốn sách xuất bản ở Pháp, trong đó có một cặp song sinh tại quận 10 Paris bị đưa lên đoàn tàu số 64!...
Như vậy đó. Thực tế và trí tưởng tượng của nhà văn có thể không trùng hợp nhưng đúng như tác giả đã viết cuối tiểu thuyết: “Đây là điều duy nhất xứng đáng để tồn tại trong những câu chuyện kể cũng như trong đời sống thật. Tình yêu thương, tình yêu thương dành cho con trẻ, cho con mình cũng như cho con người khác. Dẫu sự vật có tồn tại hay không tồn tại thì, tình yêu thương làm cho cuộc sống này luôn được tiếp tục.” Và có thể nói, dù chỉ một sinh linh bé nhỏ vượt qua cái chết, đây cũng là bài ca chiến thắng của tình yêu thương con người đối với mọi thế lực bạo tàn…
N.K.P
(TCSH430/12-2024)
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN KHẮC PHÊ