Tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2009

14:52 26/03/2010
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

Năm nay, từ những hoạt động sác tạo phong phú, đa dạng của tất cả văn nghệ sĩ của 8 hội chuyên ngành, chúng ta nhận thấy rằng văn học nghệ thuật tỉnh ta ngày càng được phát huy và khởi sắc.           

Hội kiến trúc và Hội nghệ sĩ múa chưa kịp hoàn thành và công bố, biểu diễn các tác phẩm lớn của mình trước công chúng nên không đăng ký dự giải. Sáu hội chuyên ngành còn lại đều có tác phẩm gửi đăng ký tham gia. Kết quả bao gồm Hội âm nhạc: 2 tác phẩm, Hội nhà văn: 3 tác phẩm, Hội nhiếp ảnh: 3 tác phẩm, Hội mỹ thuật: 2 tác phẩm, Hội văn nghệ dân gian: 1 công trình, Hội sân khấu: 1 tác phẩm dành cho người cao tuổi.

Về âm nhạc, có thể nói hai ca khúc lần này là kết quả có chọn lọc và phá cách của các tác giả trên cái nền truyền thống xét về ca từ và giai điệu. Nhạc phẩm Về quê em của Phạm Phước Nghĩa và nhạc phẩm Về với Quảng Ngạn yêu thương của Quốc Anh đều hướng về vùng phá Tam Giang quen thuộc. Về quê em, với giai điệu beat, tiết tấu vừa phải đã gây được thiện cảm cho người nghe. Hình bóng người mẹ, người quê lam lũ, nhân hậu và giàu đức hy sinh hiện lên nối liền ước mơ đôi bờ sông nước, nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai. Còn ca khúc Về với Quảng Ngạn yêu thương được cấu trúc bằng chất liệu nhạc trẻ, giai điệu đơn giản, nhưng tiết tấu lại sôi nổi, trẻ trung, càng phát triển về sau có láy một chút chất dân ca theo nhip hò lao động đã nói lên niềm vui của tuổi trẻ trước sự đổi thay của cuộc sống và con người nơi đây.

Hội mỹ thuật với 2 tác phẩm có phong cách riêng rất dễ nhận biết. Đặng Mậu Tựu với Đất và nước từ chất liệu sơn dầu đã lý giải bằng đường nét, màu sắc mang tính triết lý nguyên hợp độc đáo để nói lên sự sinh thành của Đất và Nước trong lẽ biến hóa vi diệu của vũ trụ và con người. Những mảng liên hoàn để nói lên sự bền vững của hiện hữu, chỗ nứt nẻ lại là nơi để tái sinh và phát triển. Đất và Nước chính là sự tồn tại trong sự nối tiếp và hoàn thiện như thế.

Nguyễn Thị Hải Hòa với bức tranh Sự yên tĩnh ở trong vườn, chất liệu in kẽm, thể hiện niềm hạnh phúc nguyên sơ trong sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Ở đó, hoa cỏ, chim muông với âm thanh và màu sắc, hương thơm tương hợp trong nhau để làm nên thế giới của sự sống mà con người là chủ thể ý thức tận hưởng chúng trong sự sống bất tử của ý niệm tuyệt đối rằng con người và thiên nhiên mãi đồng hành, dù trong phôi phai, thì thiên nhiên lại hồi sinh từ ruột đất, từ trong trầm tích của đất đai những niềm vui sinh nở. Cứ thế, sự sống luôn tinh khôi như trăng non và lá xanh.

Hội văn nghệ dân gian năm nào cũng chỉ gửi lên một công trình có chất lượng được Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao. Đó là chuyên luận Tìm hiểu đồng dao người Việt của Triều Nguyên - tác giả liên tiếp đạt giải nhiều năm liền ở Trung ương và địa phương. Công lao và khả năng sáng tạo miệt mài của anh đã trả lại cho anh những giá trị cân bằng. Đây là kết quả của quá trình sưu tầm, nghiền ngẫm và thao tác khoa học bài bản của tác giả, để thông điệp đến người đọc những thông tin mới từ một đối tượng cũ là đồng dao. Nghiên cứu đặc trưng thể loại bằng phương pháp cấu trúc - hệ thống và so sánh - phân loại là phương pháp chủ yếu giúp tác giả thành công trong việc chỉ ra thi pháp đặc sắc của đồng dao  người Việt về hai bình diện nội dung và hình thức. Tác giả có nhiều phát hiện bổ sung trên cơ sở sưu tầm thêm các đơn vị đồng dao mới và trên cơ sở phân tích từng yếu tố tham gia cấu thành đồng dao cả lịch đại và đồng đại, có đối sánh với đồng dao của các dân tộc thiểu số và các thể loại khác như vè, ca dao và thơ thiếu nhi có dạng thức liên quan.

Hội nhiếp ảnh, năm nay có ba tác phẩm vào được giải mà không ai bàn luận gì thêm. Cảnh Tăng với Lớp học vùng cao đã săn được cái thần trong ánh mắt của các em học sinh miền núi khi hướng về mẹ chữ và ngỡ ngàng trước những bài học đầy khó khăn và thú vị mà thầy giáo truyền đạt trên bảng. Cái khả giải, bất khả giải qua bức ảnh đã cho người xem thấy được đường đến với mẹ chữ và tri thức là gian nan như thế nào. Còn Trương Vững lại hướng ống kính của mình về phía bao la sông nước qua bức ảnh Vây bắt. Nghệ thuật tung chài của ngư phủ thuần thục đến nỗi như thế trận đã an bài thắng lợi. Giây phút bấm máy của nghệ sĩ đúng vào lúc ánh chiều cũng vừa ngưng lặng, tạo thành vệt vàng rực rỡ trên những mắt lưới, thể hiện được sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và con người trong bức tranh lao động. Bức ảnh Mưu sinh của Hồ Ngọc Sơn lại khai thác một khía cạnh đời thường khác không kém phần xúc động và nhân ái. Một con người bất hạnh, không còn hai chân nguyên vẹn, với chiếc xe đạp tay đã miệt mài trong mưa để bán từng vé số và bán báo để kiếm sống độ nhật qua ngày giữa bao nhiêu  số phận mưu sinh khác.

Như mọi năm, Hội nhà văn năm nay cũng đã chọn được ba tác phẩm xuất sắc thuộc ba thể loại đặc trưng để “ứng thí” và cả ba đều được Hội đồng nghệ thuật nhất trí đánh giá cao. Nguyên Quân với thi phẩm Viết bên Hộ thành hào đã tạo được tích hợp sáng tạo mới trên mẫu số thi pháp riêng của anh từ các tập thơ trước. Không gian Hộ thành hào là nơi nhà thơ an vị để hướng đường chân trời của thi ca về mọi nẻo lãng du, mọi không gian và thời gian hiện thực và tâm tưởng để yêu thương và chiêm nghiệm, để hoài vọng và kiếm tìm trong “cõi nhân gian bé tí” nội tâm mình những mảnh vỡ của ký ức và tâm trạng, may ra còn có chất liệu để ghép chúng lại với nhau trong trò chơi ngôn ngữ.

Phạm Phú Phong với Mây của trời rồi gió sẽ mang đi - tập tản văn, tạp luận va chân dung ký. Tập sách là kết quả của 20 năm miệt mài đi và chép, nghĩ và viết, tâm niệm và nghiền ngẫm, vui buồn và sẻ chia… Có thể nói, 36 bút ký văn hóa - văn học làm thành chỉnh thể tác phẩm là 36 tâm trạng và hồi ức của tác giả khi nhập vào đối tượng để vực dậy những niềm vui, nỗi buồn, tự hào và ân nghĩa của chính mình đối với cảnh vật và con người mà anh yêu quý, không viết không đành. Vì vậy, tập sách tự nó cũng đã tích hợp được nhiều phẩm chất đáng quý của người viết ký trữ tình, ký nội cảm, ký hoài niệm.

Tác phẩm xuất sắc thứ ba của Hội nhà văn thuộc về thể loại tiểu luận - phê bình văn học. Đó là tập Đang tồn tại bằng một cuộc sống nháp của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch. Làm thơ và viết lý luận - phê bình văn học xưa nay cũng đã có nhiều, nhưng để có thơ hay và lý luận - phê bình hay lại là rất hiếm. Nguyễn Khắc Thạch đạt cả hai. Tư cách kép này ở anh thể hiện trong tập sách, ở chỗ anh đã tạo cho mình một tiếng nói và giọng điệu riêng trong nghiên cứu và phê bình. Bằng vốn văn học, triết học và mỹ học có chọn lọc và tích hợp theo tư tưởng riêng của mình, Nguyễn Khắc Thạch đã đánh giá về thơ, về tư duy thơ, về quan niệm sáng tạo một cách mới mẻ và độc sáng, trong đó tư duy thiền học đã cộng hưởng và phái sinh rất nhiều trong tư duy phê bình và lý luận của anh.

Cũng như những năm trước, năm nay Hội đồng nghệ thuật bình xét và vui mừng trao giải thưởng Người cao tuổi cho nhạc sỹ Minh Phương. Đó là tập kịch ngắn Tiếng sáo đầu thu (đạt giải nhì Hội diễn không chuyên toàn tỉnh). Tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là thành công rất đáng trân trọng của một người chuyên sáng tác ca khúc và giao hưởng. Xin chúc mừng nhạc sỹ Minh Phương.

Mười một tác phẩm với đủ các loại hình - bằng tiếng nói riêng - đã thể hiện vừa tập trung vừa đa dạng, phong phú hiện thực cuộc sống chung của cả nước và tỉnh nhà bằng cái nhìn nhân sinh, triết lý sâu sắc để tìm cách trả lời những câu hỏi và yêu cầu bức thiết của cuộc sống và cũng của chính bản thân nghệ thuật đặt ra, thông qua cá tính sáng tạo của từng nghệ sĩ trong tương quan với từng môi trường, từng hoàn cảnh, từng điểm nhìn trần thuật và chiêm cảm.

Những gì mà các văn nghệ sĩ Hội LHVHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được qua giải thưởng 2009 chính là kết quả của quá trình tìm tòi, thể nghiệm và sáng tạo với tinh thần đổi mới, tích hợp, hội nhập cùng nền văn học nghệ thuật cả nước và thế giới, với mong muốn được phục vụ, được sáng tạo vì cuộc sống, vì nhân dân và vì nghệ thuật.

Vỹ Dạ, 08 - 01 - 2010
HỒ THẾ HÀ
(253/03-10)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • "Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)

  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.