Sống nhanh, sống chậm

19:23 19/02/2018

Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”.

1. Những năm gần đây, thuật ngữ “sống chậm” được nói nhiều trong đời sống xã hội. Đã có “sống chậm” ắt phải có “sống nhanh”. Mỗi quan hệ, giữa sống chậm và sống nhanh đã và đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực y học và xã hội. Nhân dịp “xuân về trăm hoa đua nở” tôi xin được lạm bàn về vấn đề này trong lĩnh vực xã hội.
Khởi đầu từ thời gian. Từ xưa đến nay người ta thường nói thời gian là vàng bạc. Thực tế cho thấy giá trị của thời gian còn hơn vàng rất nhiều. Quyền lực của thời gian là vô hạn.
 
Thời gian cho người ta sức trẻ, buộc người ta phải già. Khi con người có ý thức về thời gian cũng là thời điểm ý thức về sự sống của mình. Thời gian vốn vô tình, nhưng người sống có tình nên cảm nhận về thời gian luôn luôn khác nhau. Thời gian có khi nặng, khi nhẹ. Áp lực thời gian luôn là áp lực nặng nề nhất.
 
Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”. Chợt nhớ lại mấy câu thơ: “Có những lúc ta cần nhắm mắt; để nhìn ra hơi thở của mình; để nhận rõ những gì được mất, để tìm ra những cạm bẫy vô hình”.
 
2. Trước hết xin được nói ngay: việc sống nhanh, sống chậm là vấn đề cá nhân, tùy tâm ý mỗi người. Người ta thường nói “hạnh phúc không phải là điểm đến; hạnh phúc là cuộc hành trình” Đời người là một sự vận động, là một chặng đường đi. Tốc độ di chuyển không bao giờ cố định. Có lúc nhanh, lúc chậm. Lúc cần nhanh phải nhanh, lúc cần chậm phải chậm. Ví như việc máy bay cất cánh. Để cất cánh lên bầu trời, máy bay phải vận hành với tốc độ nhanh nhất; khi hạ cánh tốc độ phải từ từ giảm đi.
 
Ở đời ai chẳng muốn giàu sang thành đạt. Ai cũng có mơ ước khát vọng riêng của mình. Do vậy, ai cũng có kế hoạch để đạt được mục đích đề ra. Người biết sống chắc chắn phải là người biết lập trình đường đi tới đích phù hợp với thời gian, phù hợp với xã hội, phù hợp với sức mình. Trong cuộc sống, có một số người do tham lam quá độ và thiếu hụt lương tâm đã “dùng mọi thủ đoạn, bất chấp đạo lý” để nhanh chóng đạt được mục đích. Lối sống ấy chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả bi thảm.

Thực ra, không chỉ trong xã hội, ở mỗi con người cuộc chiến “thiện, ác” luôn luôn diễn ra. Sự tham lam, ích kỷ là nguồn gốc sinh ra tội lỗi. Chính vì vậy hàng ngày, hàng giờ người ta đều phải “bình tâm, tĩnh trí” để lắng nghe tiếng nói của lương tâm, của xu thế cuộc sống, con đường phấn đấu đạt mục đích có hợp với đạo làm người, hợp với xu thế chung của xã hội hay không?

Nói rõ hơn, trong thời điểm tràn đầy nhiệt huyết, “sống nhanh” nhất vẫn phải bình tĩnh suy xét. Và sống chậm tức là cuộc sống bình tĩnh, không hấp tấp, vội vã để biết mình, biết người và điều chỉnh mục đích cho phù hợp. Ở đời có hai điều quan trọng nhất là biết mình, biết người. Biết người đã khó, biết mình còn khó hơn. Có biết mình, biết người mới xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp. Mình và người không bao giờ đứng yên một chỗ. Tất cả đều chuyển động, thay đổi theo thời gian. Chỉ có “sống chậm” mới có thể nhận ra những sự thay đổi của mình và của người.

3. Tháng 10 vừa qua, tôi có dịp theo một tour du lịch khám phá ở vùng rừng núi biên giới. Ba ngày sống không internet, không tivi, không nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ. Ba ngày đắm chìm trong thiên nhiên hoang dã, suy tư với núi cao, bâng khuâng với tiếng suối tiếng chim, bồi hồi với những lối mòn và hoa dại, tĩnh lặng trong đêm với rừng thẳm ngút ngàn. Quả thật, thiên nhiên đã gọi mở trong tôi rất nhiều điều mới mẻ về sự sống và sức sống!
 
Sự sống ra đời trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Sự sống con người cũng do thiên nhiên ban tặng. Không có không khí, không có nước, bạn có thể sống được không?
 
Thiên nhiên là người mẹ thứ hai của chúng ta. Chắc chắn là vậy. Chúng ta phải hiếu kính với mẹ, phải hiếu kính với thiên nhiên. Tôi đã chứng kiến những cơn giận dữ của thiên nhiên. Mẹ thiên nhiên trừng phạt chúng ta về những lỗi lầm “bất hiếu”, thử thách chúng ta trong khó khăn, nhắc nhở chúng ta về cách sống.
 
Trong thời buổi hiện nay, người ta phải sống chung với sự khác biệt nhưng không thể sống chung với cái ác. Đã đến lúc phải xem việc tàn phá thiên nhiên như là một tội ác. Không ai có thể định nghĩa rõ sống nhanh là gì, sống chậm là gì. Nhanh chậm tùy thuộc ở tâm tính, thể chất mỗi người, ở từng thời điểm khác nhau.
 
Và suy cho cùng “nhanh, chậm” là một phương thức để nâng cao chất lượng sống, để đạt được mục đích đề ra, để có hạnh phúc. Chuẩn mực cao nhất của chất lượng sống là sự hài hòa giữa tinh thần và vật chất trong cơ thể người, trong quan hệ người với người và con người với thiên nhiên. Xin có đôi lời ứng tác kết thúc bài này để bạn đọc tham khảo:
 
“Xem trong con tạo xoay vần
Trong nhanh có chậm, trong gần có xa” 

Theo TRẦN VĂN TUẤN - SGGP

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.

  • Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.

  • Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!