Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Du khách tham quan di tích Hải Vân Quan. Ảnh: PhanThành
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Công trình được xây từ đời Trần ở độ cao 490m so với mực nước biển và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - 1826). Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam.
Thời Pháp thuộc, phía hai cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên Huế) và Thiên hạ đệ nhất hùng quan (hướng TP. Đà Nẵng) đều bị Pháp xây chồng lên trên bằng các kiến trúc quân sự nhằm mục đích tăng cường phòng thủ. Hệ thống tường đá xếp nguyên thủy bị sụp đổ, sạt lở phần lớn. Gần đó, Pháp cũng cho xây thêm lô cốt mới. Hiện, cây cỏ xâm thực nghiêm trọng hầu hết các công trình, Hải Vân Quan ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc bảo quản công trình từng được ví là “Đệ nhất hùng quan” này bị bỏ mặc, không được trùng tu kịp thời. Lý do là việc phân ranh giới địa lý Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chưa được thống nhất.
Từ năm 1997, Trung tâm BTDTCĐ Huế tiến hành xây dựng hồ sơ di tích Hải Vân Quan và sau đó kiến nghị tỉnh đề xuất với Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích này. Lúc bấy giờ, do chưa xác định được rõ ràng ranh giới giữa hai địa phương, cũng như quyền quản lý di tích này nên hồ sơ chưa được xem xét. Từ năm 2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, Trung tâm BDTCĐ Huế tiếp tục phối hợp với các ban, ngành liên quan trong tỉnh xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ di tích Hải Vân Quan và phối hợp với cơ quan chức năng của TP. Đà Nẵng cùng rà soát, thống nhất phương án về hồ sơ và phương án khoanh vùng bảo vệ di tích.
TS. Phan Thanh Hải cho biết: “Theo thỏa thuận phối hợp giữa 2 địa phương, sau khi di tích được công nhận, đại diện phía Thừa Thiên Huế, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ tiến hành trùng tu, bảo tồn bước đầu di tích Hải Vân Quan. Chúng tôi sẽ sớm khảo sát chi tiết kết hợp tiến hành thám sát khảo cổ học để xác định rõ một số dấu vết nguyên gốc của công trình, từ đó đưa ra phương án trùng tu, bảo tồn thích hợp. Hai địa phương sẽ bàn bạc cụ thể để có phương án khai thác và phát huy giá trị di sản phù hợp. Điều quan trọng nhất là Hải Vân Quan được phục hồi và phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả, bền vững để trở thành một điểm nhấn kết nối giữa Thừa Thiên Huế - TP. Đà Nẵng và trên “Con đường di sản miền Trung. Tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ xếp hạng Hải Vân Quan là di tích cấp quốc gia đặc biệt”.
Theo ĐỒNG VĂN - TTH
PHÙNG TẤN ĐÔNG
1. Bộ bài chòi - một sản phẩm của giao lưu văn hóa
PHẠM TRƯỜNG AN
Ngày 1/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại”.
TRẦN VĂN DŨNG
Vào ngày 7/12/2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.
Tại buổi lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chính thức công bố Chương trình Hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017- 2022.
Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Tối 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tháp Chăm Hòa Lai và Pô Klong Garai là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong các vũ khúc cung đình còn lại đời Nguyễn, điệu múa cung đình “Bát tiên hiến thọ” thuộc thể loại múa chúc tụng, thường được múa vào những ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.
Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Bộ VHTT&DL vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 15 di tích thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình và Đắk Lắk. Trong 15 di tích này có 10 di tích lịch sử và 5 di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định như trên tại cuộc họp báo về Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà chiều ngày 6-3 tại Bắc Giang.
Sáng 28/2, tại đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận Lễ hội đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã An toàn khu, Vùng An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn; đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.