Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Du khách tham quan di tích Hải Vân Quan. Ảnh: PhanThành
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Công trình được xây từ đời Trần ở độ cao 490m so với mực nước biển và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - 1826). Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam.
Thời Pháp thuộc, phía hai cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên Huế) và Thiên hạ đệ nhất hùng quan (hướng TP. Đà Nẵng) đều bị Pháp xây chồng lên trên bằng các kiến trúc quân sự nhằm mục đích tăng cường phòng thủ. Hệ thống tường đá xếp nguyên thủy bị sụp đổ, sạt lở phần lớn. Gần đó, Pháp cũng cho xây thêm lô cốt mới. Hiện, cây cỏ xâm thực nghiêm trọng hầu hết các công trình, Hải Vân Quan ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc bảo quản công trình từng được ví là “Đệ nhất hùng quan” này bị bỏ mặc, không được trùng tu kịp thời. Lý do là việc phân ranh giới địa lý Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chưa được thống nhất.
Từ năm 1997, Trung tâm BTDTCĐ Huế tiến hành xây dựng hồ sơ di tích Hải Vân Quan và sau đó kiến nghị tỉnh đề xuất với Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích này. Lúc bấy giờ, do chưa xác định được rõ ràng ranh giới giữa hai địa phương, cũng như quyền quản lý di tích này nên hồ sơ chưa được xem xét. Từ năm 2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, Trung tâm BDTCĐ Huế tiếp tục phối hợp với các ban, ngành liên quan trong tỉnh xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ di tích Hải Vân Quan và phối hợp với cơ quan chức năng của TP. Đà Nẵng cùng rà soát, thống nhất phương án về hồ sơ và phương án khoanh vùng bảo vệ di tích.
TS. Phan Thanh Hải cho biết: “Theo thỏa thuận phối hợp giữa 2 địa phương, sau khi di tích được công nhận, đại diện phía Thừa Thiên Huế, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ tiến hành trùng tu, bảo tồn bước đầu di tích Hải Vân Quan. Chúng tôi sẽ sớm khảo sát chi tiết kết hợp tiến hành thám sát khảo cổ học để xác định rõ một số dấu vết nguyên gốc của công trình, từ đó đưa ra phương án trùng tu, bảo tồn thích hợp. Hai địa phương sẽ bàn bạc cụ thể để có phương án khai thác và phát huy giá trị di sản phù hợp. Điều quan trọng nhất là Hải Vân Quan được phục hồi và phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả, bền vững để trở thành một điểm nhấn kết nối giữa Thừa Thiên Huế - TP. Đà Nẵng và trên “Con đường di sản miền Trung. Tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ xếp hạng Hải Vân Quan là di tích cấp quốc gia đặc biệt”.
Theo ĐỒNG VĂN - TTH
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.
Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).