Phát triển văn hóa đọc - Cơ hội đã hé mở

09:24 09/10/2020

Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

Học sinh tiểu học chọn sách thiếu nhi ở trường

Từ những con số

Theo trình bày của ông Lê Hoàng, nếu năm 2014 có hơn 28.000 tựa sách với gần 369 triệu bản in, đạt tỷ lệ 4.1 đầu sách/người thì đến năm 2019, có 37.000 tựa với 441 triệu bản in, đạt tỷ lệ 4.6 đầu sách/người. Tuy nhiên, trong tổng số 440 triệu bản sách phát hành mỗi năm thì có đến 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình.

Như vậy, nếu lấy con số 140 triệu bản sách còn lại chia cho 97 triệu dân Việt Nam, tỷ lệ đầu sách/người/năm chỉ còn 1.4. Với tỷ lệ ấy, đương nhiên trong danh sách 61 quốc gia có số lượng người đọc sách cao nhất thế giới, không có Việt Nam. Riêng tại khu vực Đông Nam Á có 3 đại diện góp mặt là Singapore (thứ 37), Malaysia (53) và Indonesia (60). 

Khi so sánh về thói quen đọc sách và hoạt động xuất bản giữa Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á, ông Lê Hoàng chỉ ra: học sinh Indonesia đọc sách 15 phút/ngày trước giờ học chính thức; ở Hàn Quốc, cha mẹ cùng con đọc sách ít nhất 3 ngày/tuần (mỗi lần khoảng 30 phút). Riêng Thái Lan khi khảo sát hơn 55.000 hộ gia đình cho ra kết quả: trẻ em dưới 6 tuổi đọc sách 71 phút/ngày, thanh niên đọc 94 phút/ngày, người ở độ tuổi lao động 61 phút/ngày và người già 44 phút/ngày.

Chính người đọc là người chi trả cho người làm xuất bản và cũng chính người đọc cũng là người quyết định sự tăng trưởng của doanh nghiệp xuất bản. Tuy nhiên, do người Việt chưa có thói quen đọc sách (tỷ lệ 1.4 đầu sách/người/năm), đã tác động đến doanh thu của ngành xuất bản khá lớn.

Cụ thể, doanh thu xuất bản tăng 36% sau 6 năm từ 2.038 tỷ đồng (năm 2014) lên 2.775 tỷ đồng (năm 2019). Trong khi doanh thu bán sách của Việt Nam chỉ khoảng 2 USD/người/năm; con số này ở Thái Lan là 10 USD/người/năm và dân số của họ chỉ hơn 1/2 dân số nước ta. Với Hàn Quốc, mặc dù dân số chỉ bằng 1/2 Việt Nam nhưng doanh số/đầu người gần gấp 52 lần Việt Nam, khoảng 104 USD/người/năm. 

Theo ThS Thái Thu Hoài, Phó trưởng Khoa Xuất bản - Phát hành (Trường Đại học Văn hóa TPHCM), văn hóa đọc không phải dành cho toàn bộ xã hội mà là hiện tượng văn hóa cho một số cộng đồng và tầng lớp nhất định. “Vì thế, tỷ lệ 1.4 đầu sách/người/năm báo hiệu rằng, trong xã hội sẽ có những nhóm đối tượng không đọc cuốn sách nào trong một năm là do hoàn cảnh, môi trường sống và sở thích, hoặc họ có cách tiếp cận khác với sách”, bà Thu Hoài nói thêm. 

Nâng cao chất lượng đọc

Ông Lê Hoàng chỉ ra những lý do khiến cho việc hình thành thói quen đọc sách trở nên khó khăn: Nhà trường thiếu tiết đọc sách; gia đình thiếu sự quan tâm, phát triển thói quen đọc sách từ sớm; trẻ con được tiếp xúc thiết bị công nghệ sớm nhưng không được quản lý. Riêng các nhà xuất bản, công ty sách chưa thật sự quan tâm và thúc đẩy các hoạt động phát triển văn hóa đọc. 

Tuy vậy, trên nền bức tranh về văn hóa đọc tưởng chừng là màu xám kia lại đang có những tín hiệu và cơ hội đáng mừng đối với văn hóa đọc. Theo ông Lê Hoàng, nếu trước đây các chủ trương chính sách đều đã có nhưng vẫn đang dừng ở mức chung chung thì nay Luật Thư viện (Điều 30) và Điều lệ Trường học (cho các cấp tiểu học, THCS và THPT) đã chính thức đưa việc phát triển văn hóa đọc vào trong luật và vào trong điều lệ nhà trường, kèm theo những quy định cụ thể như: Phải hình thành thói quen đọc sách, phải bồi dưỡng để nâng cao việc đọc sách trong nhà trường. 

Ngoài ra, trong hướng dẫn hoạt động thư viện của Bộ GD-ĐT sắp ban hành, nội dung này cũng được thể hiện cụ thể hơn bằng quy định: Tiết đọc thư viện được bố trí từ 2 - 4 tiết/tháng trong khung giờ chính thức của nhà trường.

“Rõ ràng, luật, cơ chế chính sách, các quy định càng ngày càng rõ hơn về văn hóa đọc. Đó chính là cơ hội cho việc phát triển văn hóa đọc”, ông Lê Hoàng bày tỏ. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đọc sách cũng là vấn đề đáng quan tâm.

ThS Thái Thu Hoài cho rằng, định lượng cũng là một tiêu chí đánh giá, nhưng xu thế của xã hội hiện đại vẫn nghiêng về định tính. Vì vậy, để đánh giá văn hóa đọc, trước hết phải nhận diện đối tượng đang duy trì văn hóa đọc là ai. Sản phẩm văn hóa hướng tới giá trị thông tin thì có thể tiếp cận nhiều cách, trong đó sử dụng công nghệ thông tin là phương tiện chuyển tải nhanh nhất, đơn giản nhất. Nhưng sản phẩm văn hóa cảm thụ lại là thế mạnh của văn hóa đọc. Như vậy, quan tâm sản phẩm văn hóa cảm thụ phù hợp với từng đối tượng sẽ phát triển được văn hóa đọc cả về chất lượng, sẽ kéo theo số lượng.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.