Phát triển văn hóa đọc - Cơ hội đã hé mở

09:24 09/10/2020

Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

Học sinh tiểu học chọn sách thiếu nhi ở trường

Từ những con số

Theo trình bày của ông Lê Hoàng, nếu năm 2014 có hơn 28.000 tựa sách với gần 369 triệu bản in, đạt tỷ lệ 4.1 đầu sách/người thì đến năm 2019, có 37.000 tựa với 441 triệu bản in, đạt tỷ lệ 4.6 đầu sách/người. Tuy nhiên, trong tổng số 440 triệu bản sách phát hành mỗi năm thì có đến 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình.

Như vậy, nếu lấy con số 140 triệu bản sách còn lại chia cho 97 triệu dân Việt Nam, tỷ lệ đầu sách/người/năm chỉ còn 1.4. Với tỷ lệ ấy, đương nhiên trong danh sách 61 quốc gia có số lượng người đọc sách cao nhất thế giới, không có Việt Nam. Riêng tại khu vực Đông Nam Á có 3 đại diện góp mặt là Singapore (thứ 37), Malaysia (53) và Indonesia (60). 

Khi so sánh về thói quen đọc sách và hoạt động xuất bản giữa Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á, ông Lê Hoàng chỉ ra: học sinh Indonesia đọc sách 15 phút/ngày trước giờ học chính thức; ở Hàn Quốc, cha mẹ cùng con đọc sách ít nhất 3 ngày/tuần (mỗi lần khoảng 30 phút). Riêng Thái Lan khi khảo sát hơn 55.000 hộ gia đình cho ra kết quả: trẻ em dưới 6 tuổi đọc sách 71 phút/ngày, thanh niên đọc 94 phút/ngày, người ở độ tuổi lao động 61 phút/ngày và người già 44 phút/ngày.

Chính người đọc là người chi trả cho người làm xuất bản và cũng chính người đọc cũng là người quyết định sự tăng trưởng của doanh nghiệp xuất bản. Tuy nhiên, do người Việt chưa có thói quen đọc sách (tỷ lệ 1.4 đầu sách/người/năm), đã tác động đến doanh thu của ngành xuất bản khá lớn.

Cụ thể, doanh thu xuất bản tăng 36% sau 6 năm từ 2.038 tỷ đồng (năm 2014) lên 2.775 tỷ đồng (năm 2019). Trong khi doanh thu bán sách của Việt Nam chỉ khoảng 2 USD/người/năm; con số này ở Thái Lan là 10 USD/người/năm và dân số của họ chỉ hơn 1/2 dân số nước ta. Với Hàn Quốc, mặc dù dân số chỉ bằng 1/2 Việt Nam nhưng doanh số/đầu người gần gấp 52 lần Việt Nam, khoảng 104 USD/người/năm. 

Theo ThS Thái Thu Hoài, Phó trưởng Khoa Xuất bản - Phát hành (Trường Đại học Văn hóa TPHCM), văn hóa đọc không phải dành cho toàn bộ xã hội mà là hiện tượng văn hóa cho một số cộng đồng và tầng lớp nhất định. “Vì thế, tỷ lệ 1.4 đầu sách/người/năm báo hiệu rằng, trong xã hội sẽ có những nhóm đối tượng không đọc cuốn sách nào trong một năm là do hoàn cảnh, môi trường sống và sở thích, hoặc họ có cách tiếp cận khác với sách”, bà Thu Hoài nói thêm. 

Nâng cao chất lượng đọc

Ông Lê Hoàng chỉ ra những lý do khiến cho việc hình thành thói quen đọc sách trở nên khó khăn: Nhà trường thiếu tiết đọc sách; gia đình thiếu sự quan tâm, phát triển thói quen đọc sách từ sớm; trẻ con được tiếp xúc thiết bị công nghệ sớm nhưng không được quản lý. Riêng các nhà xuất bản, công ty sách chưa thật sự quan tâm và thúc đẩy các hoạt động phát triển văn hóa đọc. 

Tuy vậy, trên nền bức tranh về văn hóa đọc tưởng chừng là màu xám kia lại đang có những tín hiệu và cơ hội đáng mừng đối với văn hóa đọc. Theo ông Lê Hoàng, nếu trước đây các chủ trương chính sách đều đã có nhưng vẫn đang dừng ở mức chung chung thì nay Luật Thư viện (Điều 30) và Điều lệ Trường học (cho các cấp tiểu học, THCS và THPT) đã chính thức đưa việc phát triển văn hóa đọc vào trong luật và vào trong điều lệ nhà trường, kèm theo những quy định cụ thể như: Phải hình thành thói quen đọc sách, phải bồi dưỡng để nâng cao việc đọc sách trong nhà trường. 

Ngoài ra, trong hướng dẫn hoạt động thư viện của Bộ GD-ĐT sắp ban hành, nội dung này cũng được thể hiện cụ thể hơn bằng quy định: Tiết đọc thư viện được bố trí từ 2 - 4 tiết/tháng trong khung giờ chính thức của nhà trường.

“Rõ ràng, luật, cơ chế chính sách, các quy định càng ngày càng rõ hơn về văn hóa đọc. Đó chính là cơ hội cho việc phát triển văn hóa đọc”, ông Lê Hoàng bày tỏ. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đọc sách cũng là vấn đề đáng quan tâm.

ThS Thái Thu Hoài cho rằng, định lượng cũng là một tiêu chí đánh giá, nhưng xu thế của xã hội hiện đại vẫn nghiêng về định tính. Vì vậy, để đánh giá văn hóa đọc, trước hết phải nhận diện đối tượng đang duy trì văn hóa đọc là ai. Sản phẩm văn hóa hướng tới giá trị thông tin thì có thể tiếp cận nhiều cách, trong đó sử dụng công nghệ thông tin là phương tiện chuyển tải nhanh nhất, đơn giản nhất. Nhưng sản phẩm văn hóa cảm thụ lại là thế mạnh của văn hóa đọc. Như vậy, quan tâm sản phẩm văn hóa cảm thụ phù hợp với từng đối tượng sẽ phát triển được văn hóa đọc cả về chất lượng, sẽ kéo theo số lượng.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN HẢI YẾN  

    Khi tôi viết những dòng này, thì ở Hải Dương, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong hồi quyết liệt. Sự thực là tính từ ngày khởi phát làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại Việt Nam mà điểm nóng bắt đầu công ti POYUN - thành phố Chí Linh, Hải Dương chúng tôi chưa có một ngày nào bình yên.

  • Sách là một trong những sản phẩm dễ bị xâm phạm bản quyền nhất hiện nay.

  • Những ngày qua, dư luận xôn xao về bức tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi, được nhận xét thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện trong một khu du lịch ở Sa Pa - Lào Cai. Đó không chỉ là cảnh báo về sự tùy tiện trong thẩm mỹ mà còn là câu chuyện về việc quản lý loại hình du lịch mới.

  • Đó là những thư viện của gia đình, nhưng lại phục vụ cộng đồng và đều nằm trong các làng quê, bên lũy tre, sân đình, tô điểm thêm nét đẹp của vùng quê Kinh Bắc vốn rạng danh với truyền thống hiếu học và thành tích khoa bảng.

  • Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải. 

  • Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải. 

  • Với sự xuất hiện của loại virus mới SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó đã bùng phát thành đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo trên thế giới đã bắt tay vào hành động.

  • Xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2035” là điều hết sức cần thiết và đã được UBND TPHCM thông qua mới đây. Trong tình hình hiện nay, việc xác định các hướng phát triển văn hóa sẽ vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực.

  • Sau đợt nghỉ diễn vì dịch Covid-19 những ngày tết vừa qua, các sân khấu cải lương xã hội hóa cùng nghệ sĩ (NS) lên kế hoạch phục vụ khán giả nhiều vở mới.

  • Hướng đến các giá trị truyền thống đang là một xu hướng diễn ra dù âm thầm nhưng rất mạnh mẽ trong giới nghệ thuật.

  • Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.

  • Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng virus corona có thể không chỉ làm thay đổi phương thức và lịch trình biểu diễn của nhiều nhà hát opera và dàn nhạc mà còn dẫn đến việc thay đổi cán cân quyền lực giữa nghệ sĩ và giới quản lý.

  • Covid là một cú sốc, nhưng Covid cũng là một món quà với trẻ em. Sớm hay muộn, Covid cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà...

  • Tôi xin phép lấy nhận xét về thời trang của nhà thơ đương thời người Đức E. H. Ballermann để trả lời ngay - trước khi lý luận - câu hỏi thường đặt ra cho tôi "Áo dài truyền thống có đi ngược trào lưu hay xu hướng thời trang hiện đại không”, rằng: Không!

  • Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo, cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến.

  • Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng...

  • Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.

  • Các bộ phim ăn khách, chương trình nghệ thuật thu hút khán giả, sản phẩm âm nhạc bán chạy... đang khẳng định giá trị kinh tế của văn hóa. Tuy nhiên, đóng góp của văn hóa không chỉ thể hiện qua những con số, và cũng không nên coi đó là mục tiêu của lĩnh vực này.

  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.

  • Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?