Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
Nhà thơ Nguyễn Kỳ bên tác phẩm của mình. Ảnh: Mai Nhật.
Ngày thơ Việt Nam 2017 diễn ra suốt ngày rằm tháng giêng (ngày 11/2) ở trụ sở Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật, quận ba. Sự kiện tôn vinh thơ Việt lần thứ 15 tiếp tục có nhiều hoạt động ngâm thơ, kịch thơ, tọa đàm giao lưu các nhà thơ trẻ với sinh viên các trường... Tuy nhiên, trái với không khí sôi động ở Hà Nội, sự kiện ở TP HCM được nhận xét đìu hiu hơn.
Ngồi trong gian trưng bày của Câu lạc bộ (CLB) thơ Đồng Vọng, nhà thơ Nguyễn Kỳ cho biết từ sáng đến chiều, CLB của ông chỉ tiếp khoảng chục khách ghé thăm, đa số là người quen. Nhiều người chỉ ghé ngang, hững hờ lật vài cuốn thơ trên bàn rồi vội bước đi. Cây bút sinh năm 1939 cho rằng những ngày hội thơ đang dần trở thành dịp để thi sĩ thân quen tụ họp hơn là nơi quảng bá văn hóa đọc thơ. Theo ông, tình trạng hẩm hiu, thiếu khách của nhiều khu trưng bày tác phẩm ở sự kiện phần nào cho thấy độc giả không hào hứng tìm hiểu về thơ.
"Nhiều người đem thơ đến đây giới thiệu xong chỉ có nước bỏ vào sọt rác vì chẳng có khách chịu mang về, dù là quà tặng", nhà thơ bộc bạch.
Ông Nguyễn Kỳ cho rằng, thơ hiện nay phân theo độ tuổi: một là các tác giả trẻ, hai là những cây bút lão làng như ông. Với những thi sĩ ở độ tuổi U70, U80, mỗi vần thơ viết ra đều là những chiêm nghiệm cuộc sống, gợi nhắc về quá khứ. Trong tập thơ Chiều cuối hạ (NXB Hội Nhà văn xuất bản năm 2015) của Nguyễn Kỳ, ông nhắc nhớ về một thời đã qua: "Hoàng hôn mây phủ núi non/ Trường Sơn với đỉnh Pa-lom ngày dài/ Ban mai hoa trắng đầu rồi?/ Vần thơ ghi lại một thời nhớ thương". Tập thơ này được in 500 cuốn với giá bìa là 50.000 đồng, song đa số ấn bản hiện ông dùng để biếu. Tập Cây bàng quê mẹ (NXB Hội Nhà văn) của ông - từng được hội Thi Đàn Việt bình chọn là tác phẩm hay của năm 2016 - cũng chịu số phận tương tự.
![]() |
Một nhà thơ đọc tác phẩm của đồng nghiệp tại ngày hội. Ảnh: Mai Nhật. |
Nữ thi sĩ Kim Hạnh, tác giả cuốn Tình quê - Hai nỗi nhớ, cũng nhận xét khách đến Ngày thơ Việt Nam mỗi năm một thưa dần. Chị cho rằng nguyên nhân sâu xa xuất phát từ đời sống hàng ngày, khi nhiều người phải chạy theo mưu cầu vật chất và tạm xa rời những giá trị tinh thần họ từng nâng niu. "Giới trẻ hiện rất hiếm người tìm tòi về thơ. Chỉ có bậc lão niên như chúng tôi - những người không còn quá bận rộn chuyện làm kinh tế, ở nhà rảnh rỗi bèn mượn tờ giấy để trải lòng mình", Kim Hạnh chia sẻ.
Cây bút sinh năm 1955 cho rằng nhiều thi sĩ già hiện viết thơ như một cách nhắc cho thế hệ mai sau về thời nhọc nhằn của mình. Thế nhưng, theo chị, độc giả bây giờ không còn nhiều người đón nhận những vần thơ như thế. Kim Hạnh cho biết ở TP HCM có rất nhiều câu lạc bộ thơ, chứng tỏ phong trào viết thơ vẫn còn. "Nhưng những tập thơ in ra chỉ như niềm vui chúng tôi tự trao cho nhau vì biết ngoài kia ít ai chịu đọc. Nhiều khi cũng tủi thân khi thấy các hội thơ cứ vãn người dần theo thời gian", chị kể.
Trừ tập thơ đầu tay xuất bản cùng nhà thơ Huy Lập, những tác phẩm sau Kim Hạnh đều tự in để lưu hành nội bộ với số lượng nhỏ, tặng cho người quen, vì NXB thường yêu cầu lượng in tối thiểu là phải vài trăm tập. Chị từng chứng kiến nhiều thi sĩ chật vật lo giấy phép, tiền nong để xuất bản thơ. Sách in ra ít được đón nhận, họ đành thu gom mang cân ký cho ve chai.
Nhà thơ Phạm Minh Tú cho biết 15 năm nay, kỳ nào của Ngày thơ Việt Nam ông cũng tham gia. Mọi năm chương trình tổ chức trong ba ngày, năm nay ban tổ chức rút lại còn một ngày nhưng vẫn vắng khách. Theo cây bút 72 tuổi, độc giả hiện tại không hẳn quay lưng với thơ, nhưng đam mê nơi họ đã giảm dần. Ông cho rằng, ngoài lý do thị hiếu, chất lượng thơ hiện tại chưa thực sự nổi trội. Dòng thơ trẻ cũng gây nản lòng với đối tượng độc giả trung và cao niên bởi nhiều tác phẩm có ngôn từ trần trụi, nội dung phi thực tế.
![]() |
"Ngày thơ Việt Nam" không hút khách tại TP HCM. Ảnh: Mai Nhật. |
Ông Trần Văn Tuấn, chủ tịch Hội nhà văn TP HCM - đơn vị tổ chức sự kiện - cho biết năm nay ông ước tính trên 300 lượt khách, 25 CLB thơ ca tham dự sự kiện, đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận thực trạng hiện không còn nhiều độc giả mặn mà với thơ. "Chúng ta phải nhận thấy một chân lý là công nghiệp giải trí hiện tại quá lấn lướt văn học, khiến văn hóa đọc đang bị chìm xuống", nhà văn phân trần.
Nhà văn cho biết, từ hiện tượng đó, Ngày thơ Việt Nam năm nay tổ chức nhiều các hoạt động ngâm thơ, kịch thơ, giao lưu tọa đàm nhằm khơi dậy văn hóa đọc nơi công chúng. Khách đến hội thơ, cảm nhận được không khí vui vầy, từ đó có thêm niềm đam mê con chữ. "Bản chất văn hóa của người Việt là văn hóa thơ. Tình yêu thơ của độc giả không bao giờ mất mà chỉ tạm thời lắng xuống", nhà văn nhận định.
Theo Mai Nhật - vnexpress
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.