PHƯỚC VĨNH
Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…
Thắp sáng kỳ đài Huế. Ảnh Nguyễn Trung Thành
Với những gì đã được vun đắp hàng trăm năm qua, Huế thật sự đi vào tâm khảm của hàng triệu người trong nước và quốc tế, trong tim người Huế và những người không phải sinh ra ở Huế song đã yêu Huế thiết tha. Tình yêu ấy, từ bao đời đã hun đúc nên một quyền lực mềm xuất phát từ những trái tim yêu Huế. Yêu Huế như một lẽ tự nhiên, thường tình. Yêu để đi đến một trăn trở: tại sao một xứ sở đẹp về thiên nhiên, giàu về văn hóa, tiềm năng nhân lực con người rất đáng nể, mà đến nay vẫn chưa phát triển như các đô thị lớn được?
Phát triển trên căn nền của thiên nhiên và văn hóa cũng chính là giấc mơ Huế.
Từ những động thái mang tầm chiến lược
Sự giàu có về văn hóa và các tiềm năng khác khiến cho Huế luôn được mong đợi đô thị này sẽ phát triển trên căn nền của thiên nhiên và văn hóa. Chúng ta đã từng là trung tâm văn hóa, đang là trung tâm văn hóa, song Huế không chủ quan cứ nghĩ mình là trung tâm văn hóa để rồi không chăm chút cho văn hóa.
Trong vấn đề này, nhiều người đồng tình với quan điểm của ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, rằng: Huế là một trung tâm văn hóa, hơn các đô thị khác ở hàm lượng văn hóa; vì vậy phải đầu tư phát triển văn hóa một cách thiết thực, Huế mới tiếp tục là trung tâm văn hóa hàng đầu.
Lãnh đạo tỉnh trong thời gian gần đây đã có những động thái thúc đẩy việc giữ gìn và phát triển văn hóa Huế một cách có chiều sâu.
Một dự án lớn thấm đẫm chất nhân văn là “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế” đang được triển khai. Theo đó, sẽ di dời 4.201 hộ, trong các năm 2019 - 2021 (giai đoạn 1), sẽ hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di đời dân cư tại khu vực di tích Kinh thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ… Như vậy, đây sẽ là đợt di dân lớn thứ hai, sau việc di dân vạn đò lên bờ của Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/2/2019, lãnh đạo tỉnh làm việc với ngành giáo dục và đề nghị học sinh Thừa Thiên Huế phải là những học sinh yêu lịch sử và văn hóa Huế. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành giáo dục phải xây dựng các chương trình ngoại khóa giáo dục lịchsử, văn hóa Huế cho học sinh các cấp. Ông yêu cầu giáo dục lịch sử, văn hóa Huế giúp học sinh, sinh viên hướng về cội nguồn, cốt cách truyền thống của người Huế. Từ đó vun đắp củng cố nền tảng, bản sắc văn hóa, sức mạnh dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng cống hiến cho quê hương, cho đất nước giàu mạnh…
Cũng trong tháng 2/2019, lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành đi khảo sát nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Huế Bốn mùa hoa theo đề án xây dựng Thừa Thiên Huế “XANH - SẠCH - SÁNG”. Xây dựng “Huế - Thành phố Bốn mùa hoa” sẽ tạo một bộ mặt mới cho đô thị Huế, một điểm đến ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước khi đến Huế, cũng như tạo không gian sống mới tươi sắc cho người dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai việc trồng hoa, cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như đầu tư hệ thống chiếu sáng hai bờ sông Hương. Hai bên bờ sông Hương sẽ có quy hoạch phù hợp, tối ưu; ngoài trồng hoa, sẽ thực hiện hệ thống chiếu sáng nghệ thuật để con sông huyền thoại này lung linh hơn về đêm.
Lãnh đạo tỉnh cũng đang quyết tâm xây dựng và triển khai đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” với nỗ lực bảo tồn và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế đúng như giá trị của nó vốn có. Động thái này nhằm tạo tiền đề cho việc hình thành chiến lược xây dựng Huế trở thành một Kinh đô ẩm thực, khẳng định vị thế đa dạng của văn hóa ẩm thực Huế nói riêng, Việt Nam nói chung, nâng cao ẩm thực Huế trên bản đồ ẩm thực thế giới, góp phần đưa Huế trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách quốc tế… Sở Du lịch và Công ty cổ phần Đại Nam - Thái Y viện đã ký thỏa thuận hợp tác triển khai đề án này vào tháng 2 vừa qua.
Tất cả những ý tưởng tuyệt vời ấy, được triển khai lồng ghép trong không gian “Phát triển đô thị thông minh” của Thừa Thiên Huế. Tỉnh đang tập trung xây dựng đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2025”. Mục tiêu của đề án là “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp, thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm”…
Đến những chuyện nhỏ mà không nhỏ
Ngày 5/3 vừa qua, UBND tỉnh cho biết vừa ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa gây tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự tại khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, các loại hình vui chơi có đa dạng hơn, nhưng có những loại hình như một số người thuê dàn nhạc sống, karaoke phục vụ tại nơi ăn uống nhậu nhẹt, sử dụng loa công suất lớn gây tiếng ồn khủng khiếp khiến người dân bức xúc. Việc này cần chấn chỉnh để an dân.
Đây là việc tưởng chừng nhỏ, nhưng không nhỏ một chút nào. Huế muốn ổn định đời sống nhân dân, việc cần làm là loại bỏ những phiền nhiễu trong sinh hoạt dân cư, trong đó có tiếng ồn từ các loa kẹo kéo đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho hàng bao nhiêu con người. Huế muốn phát triển du lịch, việc loại bỏ tiếng ồn ô tạp nói trên là điều vô cùng cần thiết. Vậy thì một chỉ thị liên quan đến việc quản lý tiếng ồn, là nhỏ nhưng về mặt xã hội, về chiều sâu phát triển, thì không nhỏ chút nào.
Ngày 26/2, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát động phong trào “Nói không với túi nilon sử dụng một lần”. Kế hoạch này nhằm tuyên truyền trong nhân dân nhận thức rõ về tác hại của túi nilon đối với môi trường, sức khỏe con người, từ đó hạn chế sử dụng loại túi này, tạo thói quen sử dụng loại túi thân thiện với môi trường.
Chuyện cái túi nilon là nhỏ hay lớn? Thật ra đây là chuyện không hề nhỏ. Tác hại của túi nilon ai cũng dễ nhận ra: làm xói mòn đất đai do không phân hủy được; tàn phá hệ sinh thái do túi nilon nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng; gây ngập úng lụt lội, ô nhiễm môi trường do bao bì bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải; hủy hoại sinh vật, bao bì bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải; gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi; nguy hiểm nhất, túi nilon gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi nilon có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao…
Việc hạn chế túi nilon độc hại và mất mỹ quan, trong tổng hòa của việc làm sạch môi trường, trồng hoa, nâng cao chất lượng ẩm thực…; đây chính là một phần quan trọng của xây dựng một hình ảnh mới của HUẾ XANH SẠCH SÁNG.
Một chuyện nhỏ khác nghĩ lại càng không hề thấy nhỏ: Trước đây, với mong muốn đưa hình ảnh áo dài Huế trở lại “thuở vàng son”, lãnh đạo tỉnh đã vận động nữ cán bộ công chức mặc áo dài truyền thống vào các ngày thứ hai đầu tuần. Cuộc vận động đã tạo hiệu ứng tích cực. Hình ảnh những tà áo dài tỏa bay trong các cơ quan, công sở, trường học, trên đường phố…, đã thật sự trả lại cho Huế nét dịu dàng ngày xửa ngày xưa; làm cho Huế đẹp hơn trong mắt bạn bè du khách…
![]() |
Ra chợ. Ảnh Nguyễn Phúc Xuân Lê |
Mới đây, nhân 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện miễn 100% giá vé tham quan các điểm di tích Huế từ ngày 7 đến hết ngày 9/3/2019 đối với phụ nữ mặc áo dài Việt Nam khi đến tham quan di tích. Đây quả là một ý tưởng tuyệt vời để khuyến khích đề cao giá trị tà áo dài, khuyến khích du khách đến Huế cùng hòa mình vào xứ sở áo dài…
Áo dài ngày 8/3 về khoe sắc dưới màu pháp lam di tích Huế lộng lẫy sắc màu. Những chiếc áo dài đi trong màu Huế, đi trong đêm huyền ảo Huế, tôn thanh sắc Huế lên mức tuyệt kỹ của một nếp sống minh triết biết cách hài hòa với thiên nhiên.
Khi những tà áo dài của bao nhiêu du khách muôn phương và chính người dân Huế khoác lên người cùng với nụ cười tự hào; thì cũng là lúc nhận ra, câu chuyện này không hề là câu chuyện nhỏ…
P.V
(SHSDB32/03-2019)
PHAN THUẬN HÓA
LGT: Đài Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong nằm ở trước Trường Quốc Học (thường được gọi là Bia Quốc Học) là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Huế; trong thời gian qua Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã đứng ra đầu tư tu bổ tôn tạo.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Huế & 60 năm Khoa Văn Đại học Khoa học Huế
PHAN THUẬN AN
(Cựu sinh viên trường Đại học Văn Khoa, và khóa I Viện Hán Học Huế)
Rạng sáng ngày 22-3 (tức 25-2 âm lịch), Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2017 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm trong vòng gần một giờ đồng hồ theo các nghi lễ và vật phẩm được định rõ trong sách sử.
Mùa Xuân 1904
Trần Quý Cáp bước vào tuổi 34 và đỗ đầu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn tại Huế. Ông ở Huế chưa đầy nửa năm, rồi về Quảng cho kịp ngày khai hội Duy Tân.
Mối quan hệ hợp tác về trùng tu di sản văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tại cố đô Huế đã được đặt nền móng từ đầu thập niên 1990 bằng dự án trùng tu công trình Ngọ Môn, một biểu tượng của Huế.
VÕ TRIỀU SƠN
Voi đang ngày càng hiếm hoi, vậy mà ngày xưa, nó từng xuất hiện ở Huế hàng ngàn thớt voi trong kinh thành. Nhiều tư liệu xưa đã đề cập đến chuyện nuôi voi trên đất Cố đô xưa.
DƯƠNG VIỆT QUANG
Sử cũ cho thấy rằng, triều Nguyễn đã rất chú trọng việc đầu tư thủy lợi, giao thông đường thủy. Một thống kê từ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” cho biết, có đến gần 60 lần các vua Nguyễn ban hành chỉ dụ về việc đào sông, nạo vét kênh rạch… ở 15 tỉnh trong cả nước.
THƠM QUANG
Tết Nguyên Đán luôn là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Trong đó ngày cuối cùng của năm hay còn gọi là ngày 30 tết là một ngày đặc biệt.
LÊ VĂN LÂN
Đô thị phát triển nhanh là điều đáng mừng, nhưng phát triển nhanh và kiểm soát được là điều hệ trọng. Và để kiểm soát được, đô thị phải được phát triển theo một kịch bản. Kịch bản đó chính là quy hoạch đô thị, chân dung tương lai của đô thị.
Nhìn lại một năm nhiều khó khăn
Năm 2016 sự cố môi trường biển đã tác động tiêu cực, lâu dài đến tăng trưởng của nền kinh tế các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.
TRƯỜNG AN
Giấc mơ đó, cũng chính là sự thể hiện quyết tâm với thái độ quyết liệt để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế; nhiều chủ trương và giải pháp được coi là có tính đột phá mạnh mẽ và quyết liệt nhất từ trước đến nay vừa được đề xuất. Toàn tỉnh đang phấn đấu trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.
HỒ VĨNH
Vừa qua Tạp chí Sông Hương số 333 tháng 11 năm 2016 có đăng bài “Làng cổ Dương Hóa” của tác giả Trần Viết Điền. Sau khi đọc bài “Làng cổ Dương Hóa” tôi thấy cần phải trao đổi và đóng góp một số ý kiến hầu làm sáng tỏ hơn ở một số chi tiết mà tác giả Trần Viết Điền đã viết.
Ở phía tây nam Kinh thành Huế, thuộc bờ nam sông Hương, có một dãy núi uốn lượn như mình rồng mang tên Long Sơn. Vùng long mạch này từ cuối thế kỷ 17 đã phát tích dòng thiền Việt do tổ Liễu Quán khai sáng.
TRẦN VĂN DŨNG
Những ngôi phủ đệ là di sản văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sống động, độc đáo của đất Cố đô Huế, có từ triều Nguyễn với 13 đời vua (1802 - 1945), và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
LÊ VĂN LÂN
Xây dựng Huế trở thành một đô thị đáng sống, một thành phố lịch sử cổ kính, văn minh, hiện đại là mong ước của người dân và cũng là mục tiêu mà thành phố vươn tới.
HỒ VĨNH
Vừa qua Tạp chí Sông Hương Đặc biệt số 19 tháng 12/2015 đã đăng ba bài viết cung cấp một số tư liệu có liên quan đến Hội Quảng Tri ở Huế của các tác giả sau đây:
Tin vui cho công chúng yêu nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ Huế, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông báo cho cử tri biết về lộ trình thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
THÁI KIM LAN
Nhân kỷ niệm 120 năm trường Quốc học Huế
Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.