Những dấu ấn nhân văn trong giấc mơ Huế

10:21 23/04/2019

PHƯỚC VĨNH

Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…

Thắp sáng kỳ đài Huế. Ảnh Nguyễn Trung Thành

Với những gì đã được vun đắp hàng trăm năm qua, Huế thật sự đi vào tâm khảm của hàng triệu người trong nước và quốc tế, trong tim người Huế và những người không phải sinh ra ở Huế song đã yêu Huế thiết tha. Tình yêu ấy, từ bao đời đã hun đúc nên một quyền lực mềm xuất phát từ những trái tim yêu Huế. Yêu Huế như một lẽ tự nhiên, thường tình. Yêu để đi đến một trăn trở: tại sao một xứ sở đẹp về thiên nhiên, giàu về văn hóa, tiềm năng nhân lực con người rất đáng nể, mà đến nay vẫn chưa phát triển như các đô thị lớn được?

Phát triển trên căn nền của thiên nhiên và văn hóa cũng chính là giấc mơ Huế.

Từ những động thái mang tầm chiến lược

Sự giàu có về văn hóa và các tiềm năng khác khiến cho Huế luôn được mong đợi đô thị này sẽ phát triển trên căn nền của thiên nhiên và văn hóa. Chúng ta đã từng là trung tâm văn hóa, đang là trung tâm văn hóa, song Huế không chủ quan cứ nghĩ mình là trung tâm văn hóa để rồi không chăm chút cho văn hóa.

Trong vấn đề này, nhiều người đồng tình với quan điểm của ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, rằng: Huế là một trung tâm văn hóa, hơn các đô thị khác ở hàm lượng văn hóa; vì vậy phải đầu tư phát triển văn hóa một cách thiết thực, Huế mới tiếp tục là trung tâm văn hóa hàng đầu.

Lãnh đạo tỉnh trong thời gian gần đây đã có những động thái thúc đẩy việc giữ gìn và phát triển văn hóa Huế một cách có chiều sâu.

Một dự án lớn thấm đẫm chất nhân văn là “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế” đang được triển khai. Theo đó, sẽ di dời 4.201 hộ, trong các năm 2019 - 2021 (giai đoạn 1), sẽ hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di đời dân cư tại khu vực di tích Kinh thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ… Như vậy, đây sẽ là đợt di dân lớn thứ hai, sau việc di dân vạn đò lên bờ của Thừa Thiên Huế.

Ngày 19/2/2019, lãnh đạo tỉnh làm việc với ngành giáo dục và đề nghị học sinh Thừa Thiên Huế phải là những học sinh yêu lịch sử và văn hóa Huế. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành giáo dục phải xây dựng các chương trình ngoại khóa giáo dục lịchsử, văn hóa Huế cho học sinh các cấp. Ông yêu cầu giáo dục lịch sử, văn hóa Huế giúp học sinh, sinh viên hướng về cội nguồn, cốt cách truyền thống của người Huế. Từ đó vun đắp củng cố nền tảng, bản sắc văn hóa, sức mạnh dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng cống hiến cho quê hương, cho đất nước giàu mạnh…

Cũng trong tháng 2/2019, lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành đi khảo sát nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Huế Bốn mùa hoa theo đề án xây dựng Thừa Thiên Huế “XANH - SẠCH - SÁNG”. Xây dựng “Huế - Thành phố Bốn mùa hoa” sẽ tạo một bộ mặt mới cho đô thị Huế, một điểm đến ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước khi đến Huế, cũng như tạo không gian sống mới tươi sắc cho người dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai việc trồng hoa, cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như đầu tư hệ thống chiếu sáng hai bờ sông Hương. Hai bên bờ sông Hương sẽ có quy hoạch phù hợp, tối ưu; ngoài trồng hoa, sẽ thực hiện hệ thống chiếu sáng nghệ thuật để con sông huyền thoại này lung linh hơn về đêm.

Lãnh đạo tỉnh cũng đang quyết tâm xây dựng và triển khai đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” với nỗ lực bảo tồn và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế đúng như giá trị của nó vốn có. Động thái này nhằm tạo tiền đề cho việc hình thành chiến lược xây dựng Huế trở thành một Kinh đô ẩm thực, khẳng định vị thế đa dạng của văn hóa ẩm thực Huế nói riêng, Việt Nam nói chung, nâng cao ẩm thực Huế trên bản đồ ẩm thực thế giới, góp phần đưa Huế trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách quốc tế… Sở Du lịch và Công ty cổ phần Đại Nam - Thái Y viện đã ký thỏa thuận hợp tác triển khai đề án này vào tháng 2 vừa qua.

Tất cả những ý tưởng tuyệt vời ấy, được triển khai lồng ghép trong không gian “Phát triển đô thị thông minh” của Thừa Thiên Huế. Tỉnh đang tập trung xây dựng đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2025”. Mục tiêu của đề án là “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp, thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm”…

Đến những chuyện nhỏ mà không nhỏ

Ngày 5/3 vừa qua, UBND tỉnh cho biết vừa ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa gây tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự tại khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, các loại hình vui chơi có đa dạng hơn, nhưng có những loại hình như một số người thuê dàn nhạc sống, karaoke phục vụ tại nơi ăn uống nhậu nhẹt, sử dụng loa công suất lớn gây tiếng ồn khủng khiếp khiến người dân bức xúc. Việc này cần chấn chỉnh để an dân.

Đây là việc tưởng chừng nhỏ, nhưng không nhỏ một chút nào. Huế muốn ổn định đời sống nhân dân, việc cần làm là loại bỏ những phiền nhiễu trong sinh hoạt dân cư, trong đó có tiếng ồn từ các loa kẹo kéo đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho hàng bao nhiêu con người. Huế muốn phát triển du lịch, việc loại bỏ tiếng ồn ô tạp nói trên là điều vô cùng cần thiết. Vậy thì một chỉ thị liên quan đến việc quản lý tiếng ồn, là nhỏ nhưng về mặt xã hội, về chiều sâu phát triển, thì không nhỏ chút nào.

Ngày 26/2, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát động phong trào “Nói không với túi nilon sử dụng một lần”. Kế hoạch này nhằm tuyên truyền trong nhân dân nhận thức rõ về tác hại của túi nilon đối với môi trường, sức khỏe con người, từ đó hạn chế sử dụng loại túi này, tạo thói quen sử dụng loại túi thân thiện với môi trường.

Chuyện cái túi nilon là nhỏ hay lớn? Thật ra đây là chuyện không hề nhỏ. Tác hại của túi nilon ai cũng dễ nhận ra: làm xói mòn đất đai do không phân hủy được; tàn phá hệ sinh thái do túi nilon nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng; gây ngập úng lụt lội, ô nhiễm môi trường do bao bì bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải; hủy hoại sinh vật, bao bì bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải; gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi; nguy hiểm nhất, túi nilon gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi nilon có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao…

Việc hạn chế túi nilon độc hại và mất mỹ quan, trong tổng hòa của việc làm sạch môi trường, trồng hoa, nâng cao chất lượng ẩm thực…; đây chính là một phần quan trọng của xây dựng một hình ảnh mới của HUẾ XANH SẠCH SÁNG.

Một chuyện nhỏ khác nghĩ lại càng không hề thấy nhỏ: Trước đây, với mong muốn đưa hình ảnh áo dài Huế trở lại “thuở vàng son”, lãnh đạo tỉnh đã vận động nữ cán bộ công chức mặc áo dài truyền thống vào các ngày thứ hai đầu tuần. Cuộc vận động đã tạo hiệu ứng tích cực. Hình ảnh những tà áo dài tỏa bay trong các cơ quan, công sở, trường học, trên đường phố…, đã thật sự trả lại cho Huế nét dịu dàng ngày xửa ngày xưa; làm cho Huế đẹp hơn trong mắt bạn bè du khách…
 

Ra chợ. Ảnh Nguyễn Phúc Xuân Lê

Mới đây, nhân 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện miễn 100% giá vé tham quan các điểm di tích Huế từ ngày 7 đến hết ngày 9/3/2019 đối với phụ nữ mặc áo dài Việt Nam khi đến tham quan di tích. Đây quả là một ý tưởng tuyệt vời để khuyến khích đề cao giá trị tà áo dài, khuyến khích du khách đến Huế cùng hòa mình vào xứ sở áo dài…

Áo dài ngày 8/3 về khoe sắc dưới màu pháp lam di tích Huế lộng lẫy sắc màu. Những chiếc áo dài đi trong màu Huế, đi trong đêm huyền ảo Huế, tôn thanh sắc Huế lên mức tuyệt kỹ của một nếp sống minh triết biết cách hài hòa với thiên nhiên.

Khi những tà áo dài của bao nhiêu du khách muôn phương và chính người dân Huế khoác lên người cùng với nụ cười tự hào; thì cũng là lúc nhận ra, câu chuyện này không hề là câu chuyện nhỏ…

P.V  
(SHSDB32/03-2019)


 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN ĐÌNH BA

    1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
    Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.

  • CAO THỊ HOÀNG  

    1.
    Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn. 

  • VĨNH AN

    Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.

  • TRUNG SƠN

    I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.

  • TRƯỜNG AN     

    “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất trắng trời…”

  • PHƯỚC VĨNH

    Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức… 

  • VÕ VINH QUANG

    Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.

  • NGUYỄN CAO THÁI

    “Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệpSong thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?

  • HOÀI VŨ

    * Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
    Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.

  • THẢO QUỲNH

    Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

  • Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.

  • Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    THANH BIÊN (*)

  • NGUYỄN THÀNH

    Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)

  • NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT

    Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).

  • LÊ QUANG THÁI

    Thời hiện đại có cúng tế thì Xuân thu nhị kỳ, chọn một trong hai. Tại đền hoặc miếu Thành hoàng của làng xã mở hội tế vị thần hộ mệnh để cầu mong an cư lạc nghiệp. Hát Sử và Dã sử trong lễ hội long trọng không thể thiếu vắng.