Nhớ một “quái kiệt” hí họa Sài Gòn

16:37 26/01/2015

Cứ vào những ngày cuối năm, khi làm báo tết, trong câu chuyện cà phê sáng, làng báo Sài Gòn hay nhắc đến họa sĩ Choé, tác giả những bức tranh biếm - hí họa từng không thể thiếu trên khắp các mặt báo. Có thể nói, cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Ớt - Huỳnh Bá Thành, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Văn Hường,… họa sĩ tuổi Mùi - Choé là một trong những “quái kiệt” của Sài Gòn.

Họa sĩ Choé

Khí chất lãng mạn và bí ẩn của Thất Sơn

Vùng Thất Sơn huyền thoại với 7 ngọn núi sừng sững trấn giữ miền biên giới Tây Nam nổi tiếng với nhiều câu chuyện truyền kỳ. Đây là nơi sản sinh nhiều “nhân kiệt” như Chủ tịch Tôn Đức Thắng, AHLĐ bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nhà ngoại giao Ung Văn Khiêm, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Viễn Phương, Mai Văn Tạo, Lê Văn Thảo… Và cũng tại đất này, họa sĩ Choé sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Chợ Mới vào cuối năm 1943 - Quý Mùi, với tên khai sinh là Nguyễn Hải Chí. Người cha đặt tên cho con như muốn gửi gắm ước mơ “chí tang bồng hồ hải”. Cái chí của đời trước truyền cho đời sau. Cái hào khí của người nông dân yêu nước Thất Sơn - Nam bộ…

Hải Chí đã thực hiện ước mơ đời mình bằng con đường riêng biệt: nghệ thuật. Từ nhỏ, ngoài những lúc theo cha mẹ lênh đênh sông nước hay bay nhảy trên ruộng vườn, cậu bé Hải Chí thường lao vào trò chơi nắn tượng và vẽ hình trên đất. Cậu thường tinh nghịch vẽ lên mặt đường cái quan hình những người quen, nét vẽ giống như thật, làm nhiều người không bằng lòng. Có lẽ họ sợ hình mình bị người đi đường đạp lên… Quá đam mê thế giới hội họa, Hải Chí sớm bỏ trường. Thất học, năm 17 tuổi Hải Chí được gia đình cho theo học họa hình, vẽ bảng hiệu với một thầy dạy vẽ ở chợ huyện. Để thỏa “chí hồ hải” và cũng vì một người đẹp gốc Bắc mà mình thương thầm nhớ trộm, 3 năm sau Hải Chí quyết định rời Bảy Núi lang bạt lên Sài Gòn mưu sinh lập nghiệp, tìm cách… tiếp cận người trong mộng.

Để có tiền sống qua ngày giữa thành phố Sài Gòn xa lạ, Hải Chí thử làm thơ viết văn gửi các báo, rồi vẽ bìa sách. Nhờ vậy, anh dần dần “quen mặt” với làng văn nghệ, báo chí. Năm 1969, Nguyễn Hải Chí đoạt giải nhất một cuộc thi truyện ngắn. Nhà văn Viên Linh, chủ bút tờ Diễn Đàn tỏ ra rất “khoái” chàng trai Bảy Núi. Tình cờ một sáng nọ ngồi uống cà phê ở hè phố, nhà văn Viên Linh cho Hải Chí biết họa sĩ chính của tờ Diễn Đàn vừa bỏ đi, tòa soạn rất lúng túng. Nhà văn Viên Linh khích: “Ông vẽ thử đi!”. Hải Chí trầm tư suy nghĩ một hồi: “Được, tôi sẽ thử xem sao”. Dù dưới quê từng học vẽ, nhưng chỉ mày mò sơ đẳng nên Hải Chí hơi “khớp”. Chẳng qua nể nhà văn Viên Linh mà anh liều “nhắm mắt đưa chân”. Không ngờ Hải Chí vẽ rất đạt. Chủ bút Viên Linh hết sức ưng ý.

“Vẽ xong, tôi chẳng biết ký bút danh gì. Viên Linh lại bảo: Ông tên Chí thì cứ ký Choé. Mà dân Nam bộ chỉ nói “cãi nhau ỏm tỏi” chứ có ai nói “cãi nhau chí chóe” như ngoài Bắc bao giờ. Nhưng mà thôi, tên Choé nghe cũng “kêu”, tôi ký luôn. Càng về sau tôi càng thích bút danh này, vì “chí chóe” là tiếng cãi nhau của chuột, phản ánh được nét riêng của thể loại hí họa”, họa sĩ Choé kể chúng tôi nghe “cái thuở ban đầu” đáng nhớ ấy khi ông còn sinh thời.

“Mối nguy” cho giới chop bu của Mỹ và Sài Gòn

Với thành công ban đầu đầy bất ngờ, họa sĩ Choé đã bộc lộ được tài năng và sớm khẳng định tên tuổi mình trên lĩnh vực biếm họa. Ngoài tờ Diễn Đàn, ông còn được mời cộng tác với rất nhiều báo ở Sài Gòn. Cây cọ của Choé tung hoành ngang dọc, trở thành một “mối nguy” cho nhiều nhân vật có “máu mặt” khi họ lần lượt xuất hiện dưới nét cọ sắc sảo và cách nhìn rất “biếm” của ông: từ các “chóp bu” Mỹ như Tổng thống Richard Milhous Nixon, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Strange McNamara, tướng Maxwell Davenport Taylor, tướng William Childs Westmoreland... đến các quan chức tướng tá hàng đầu chính quyền Sài Gòn bấy giờ như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Hương, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Trần Văn Đôn… Năm 1973, nhà báo Barry Hilton đã tập hợp xuất bản tại Mỹ cuốn The World of Choé (Thế giới của Choé) và tôn vinh ông là “Cây biếm họa số 1 của Việt Nam”.

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ngoài những giây phút hiếm hoi “ngoại tình” cùng âm nhạc và thi ca, mà kết quả là hàng trăm bài thơ và tình khúc ra đời, Choé vẫn luôn đắm đuối với hội họa. Tranh sơn dầu của ông đắt khách, cả trong lẫn ngoài nước. Ông say mê với những tranh liên hoàn chủ đề Kiều trong tác phẩm Nguyễn Du, Những nhân vật Việt Nam từ truyền thuyết đến lịch sử, Những cầu thủ bóng đá thế giới… Đặc biệt, ông vẫn tiếp tục khẳng định là họa sĩ biếm hàng đầu Việt Nam. Từ cuối thập niên 1980 về sau, tranh hí họa của Choé lại “chạy” đều khắp trên báo chí TPHCM. Theo ước tính của ông, khi thế kỷ XX kết thúc ông đã có một “gia tài” khoảng 15.000 tranh hí họa, nhưng ông chẳng giữ được bao nhiêu mà nằm tản mát khắp nơi trên sách báo và trong các bộ sưu tập của bạn bè, người yêu tranh.

Không những được tôn vinh là cây biếm họa hàng đầu trong nước, họa sĩ Choé còn được đánh giá cao ở nước ngoài. Tranh của ông được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí nổi tiếng thế giới như Time, The New York Times, Chicago Dailynews, Bangkok Post, Asahi Shimbun,… Năm 1995, Choé vinh dự là họa sĩ Việt Nam đầu tiên và duy nhất được mời tham dự triển lãm hí họa 10 nước châu Á tại Nhật Bản.

Ngay cả khi bệnh tình của họa sĩ Choé ngày càng trở nên trầm trọng thì một trong những mối ưu tư hàng đầu của ông vẫn là tương lai của nghệ thuật hí họa Việt Nam. Ông giãi bày: “Đối với những bạn trẻ thích theo nghề biếm họa, kinh nghiệm từ bản thân tôi cho thấy ban đầu các bạn cứ sống bằng một nghề khác và kiên trì vẽ thử biếm họa. Chỉ cần ở những đợt “thử lửa” đầu tiên, bạn ấy sẽ cảm nhận được số phận mình có phải là “anh hề hội họa” hay không. Tuy nhiên, nếu thực sự yêu hí họa thì dù thất bại bạn cũng không được nản chí. Hãy nhìn kỹ lại ý tưởng và nét vẽ của mình. Loạt tranh thử ban đầu cần vẽ công phu gần giống bức tranh cổ điển, có thể ý chưa hay nhưng nét cọ phải sắc và tỉa tót cẩn thận. Việc tranh biếm được đăng trên báo chí cũng là một khích lệ lớn cho họa sĩ trẻ mới vào nghề hí họa”.

Họa sĩ Choé đã vĩnh viễn ra đi hơn 10 năm nhưng tấm lòng nhân hậu, hình ảnh người đàn ông phong nhã với hàm râu quai nón, tài năng nghệ thuật thể hiện qua hàng ngàn bức hí - biếm họa vẫn còn ở lại trong ký ức những người yêu quý ông.

Nguồn: Phan Hoàng - SGGP






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VŨ SỰ

    Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện  thường  tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.

  • Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019)

    NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Đã nhắc đến đường Trường Sơn, có lẽ hầu như ai cũng nghĩ đến Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nhất là khi vị tư lệnh các lực lượng chiến đấu trên con đường huyền thoại này trong những năm chiến tranh ác liệt vừa ra đi ngay giữa lúc các hoạt động tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn đang diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị quân đội…

  • TÔ HỮU QUỴ

    Nhìn những bọt nước lớn nhỏ bám vào nhau lững thững trôi theo vệ đường, tôi nhớ có ai đã nói với tôi mỗi khi trời mưa, bọt nước không vỡ nhanh mà cứ bồng bềnh trên mặt như thế là cơn mưa sẽ kéo dài thật lâu.

  • TRẦN ĐỨC CƯỜNG(*)

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối.

  • VÕ THỊ XUÂN HÀ

    Đêm qua có một chàng trai nhắn cho tôi: “Có khi em không phải người phàm thật em ạ”.
    (Xin phép anh cho tôi nói ra điều này vì độc giả yêu quý).

  • HÀ LÂM KỲ  

    Tháng 5 năm 1996, nhân gặp nhà thơ Tố Hữu ở Hội Nhà văn, tôi rụt rè nói với ông rằng có cuốn băng về câu chuyện giữa nhà thơ và Bác Hồ. Ông vui vẻ nhận lời nghe lại.

  • BÙI KIM CHI

    Chút hương chiều bảng lảng. Xôn xao lá me gọi hồn con gái. Mây vội vàng đuổi nắng. Bàng bạc sắc lam pha hồng. Trời nhẹ tênh đưa mây xuống thấp.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ sông Hương.


  • NGUYỄN BÙI VỢI

  • MAI VĂN HOAN

    Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế bây giờ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều học sinh giỏi. Các lớp chuyên tỉnh đã được thành lập hơn 12 năm nay.

  • LTS: Sáng ngày 8/11/2018, tại Huế đã diễn ra Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức. 

  • YẾN LAN
             Hồi ký

    Sau một chuyến đi dài vào mảnh đất tận miền Tây Tổ Quốc, tôi trở về quê, lòng chưa ráo nỗi nhớ đường, nhớ sá, thì trời đã chớm sang thu.

  • TRẦN QUANG MIỄN  

    Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
    - Ê Thành Cát Tư Hãn!
    Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.

  • TRỌNG NGUYỄN

    Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha kể: “Tết năm 1966, một bà cụ từ bên Lại Bằng (huyện Hương Trà) lặn lội qua Phong Sơn (huyện Phong Điền) thuộc vùng giải phóng để xem chiếu bóng.

  • NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
    (Trích đoạn tuồng lịch sử)

    LTS: Từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đến thành công của “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn. Những dấu mốc ấy đã để lại bài học lớn lao đầy ý nghĩa về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

  • NGUYỄN THÁI SƠN

    Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân.

  • Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7  

    BÙI XUÂN HÒA  
                  Ghi chép 

  • ĐẶNG NHẬT MINH   

    Anh Trần Đăng Nghi trên tôi 7 tuổi, thuộc thế hệ các dì các cậu tôi ở Huế. Tôi biết anh qua dì tôi, bác sĩ Nguyễn Ngọc Toản và ông anh họ tôi là kỹ sư Lê Đình Cát, những người bạn chí thân của anh từ thuở cắp sách đi học ở Huế cho đến khi đã về già. 

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Có những nội dung, định hướng trên tạp chí bây giờ đã bình thường, nhưng vào thời gian cách nay hai ba chục năm là quá chừng rối rắm, phức tạp. Như Hòa hợp trong văn chương, văn hóa.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Nhận thư Tòa soạn “Sông Hương” nhắc viết bài cho số kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, lời đáp là một “tự vấn”: Không biết viết cái chi đây?