Cứ vào những ngày cuối năm, khi làm báo tết, trong câu chuyện cà phê sáng, làng báo Sài Gòn hay nhắc đến họa sĩ Choé, tác giả những bức tranh biếm - hí họa từng không thể thiếu trên khắp các mặt báo. Có thể nói, cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Ớt - Huỳnh Bá Thành, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Văn Hường,… họa sĩ tuổi Mùi - Choé là một trong những “quái kiệt” của Sài Gòn.
Họa sĩ Choé
Khí chất lãng mạn và bí ẩn của Thất Sơn
Vùng Thất Sơn huyền thoại với 7 ngọn núi sừng sững trấn giữ miền biên giới Tây Nam nổi tiếng với nhiều câu chuyện truyền kỳ. Đây là nơi sản sinh nhiều “nhân kiệt” như Chủ tịch Tôn Đức Thắng, AHLĐ bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nhà ngoại giao Ung Văn Khiêm, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Viễn Phương, Mai Văn Tạo, Lê Văn Thảo… Và cũng tại đất này, họa sĩ Choé sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Chợ Mới vào cuối năm 1943 - Quý Mùi, với tên khai sinh là Nguyễn Hải Chí. Người cha đặt tên cho con như muốn gửi gắm ước mơ “chí tang bồng hồ hải”. Cái chí của đời trước truyền cho đời sau. Cái hào khí của người nông dân yêu nước Thất Sơn - Nam bộ…
Hải Chí đã thực hiện ước mơ đời mình bằng con đường riêng biệt: nghệ thuật. Từ nhỏ, ngoài những lúc theo cha mẹ lênh đênh sông nước hay bay nhảy trên ruộng vườn, cậu bé Hải Chí thường lao vào trò chơi nắn tượng và vẽ hình trên đất. Cậu thường tinh nghịch vẽ lên mặt đường cái quan hình những người quen, nét vẽ giống như thật, làm nhiều người không bằng lòng. Có lẽ họ sợ hình mình bị người đi đường đạp lên… Quá đam mê thế giới hội họa, Hải Chí sớm bỏ trường. Thất học, năm 17 tuổi Hải Chí được gia đình cho theo học họa hình, vẽ bảng hiệu với một thầy dạy vẽ ở chợ huyện. Để thỏa “chí hồ hải” và cũng vì một người đẹp gốc Bắc mà mình thương thầm nhớ trộm, 3 năm sau Hải Chí quyết định rời Bảy Núi lang bạt lên Sài Gòn mưu sinh lập nghiệp, tìm cách… tiếp cận người trong mộng.
Để có tiền sống qua ngày giữa thành phố Sài Gòn xa lạ, Hải Chí thử làm thơ viết văn gửi các báo, rồi vẽ bìa sách. Nhờ vậy, anh dần dần “quen mặt” với làng văn nghệ, báo chí. Năm 1969, Nguyễn Hải Chí đoạt giải nhất một cuộc thi truyện ngắn. Nhà văn Viên Linh, chủ bút tờ Diễn Đàn tỏ ra rất “khoái” chàng trai Bảy Núi. Tình cờ một sáng nọ ngồi uống cà phê ở hè phố, nhà văn Viên Linh cho Hải Chí biết họa sĩ chính của tờ Diễn Đàn vừa bỏ đi, tòa soạn rất lúng túng. Nhà văn Viên Linh khích: “Ông vẽ thử đi!”. Hải Chí trầm tư suy nghĩ một hồi: “Được, tôi sẽ thử xem sao”. Dù dưới quê từng học vẽ, nhưng chỉ mày mò sơ đẳng nên Hải Chí hơi “khớp”. Chẳng qua nể nhà văn Viên Linh mà anh liều “nhắm mắt đưa chân”. Không ngờ Hải Chí vẽ rất đạt. Chủ bút Viên Linh hết sức ưng ý.
“Vẽ xong, tôi chẳng biết ký bút danh gì. Viên Linh lại bảo: Ông tên Chí thì cứ ký Choé. Mà dân Nam bộ chỉ nói “cãi nhau ỏm tỏi” chứ có ai nói “cãi nhau chí chóe” như ngoài Bắc bao giờ. Nhưng mà thôi, tên Choé nghe cũng “kêu”, tôi ký luôn. Càng về sau tôi càng thích bút danh này, vì “chí chóe” là tiếng cãi nhau của chuột, phản ánh được nét riêng của thể loại hí họa”, họa sĩ Choé kể chúng tôi nghe “cái thuở ban đầu” đáng nhớ ấy khi ông còn sinh thời.
“Mối nguy” cho giới chop bu của Mỹ và Sài Gòn
Với thành công ban đầu đầy bất ngờ, họa sĩ Choé đã bộc lộ được tài năng và sớm khẳng định tên tuổi mình trên lĩnh vực biếm họa. Ngoài tờ Diễn Đàn, ông còn được mời cộng tác với rất nhiều báo ở Sài Gòn. Cây cọ của Choé tung hoành ngang dọc, trở thành một “mối nguy” cho nhiều nhân vật có “máu mặt” khi họ lần lượt xuất hiện dưới nét cọ sắc sảo và cách nhìn rất “biếm” của ông: từ các “chóp bu” Mỹ như Tổng thống Richard Milhous Nixon, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Strange McNamara, tướng Maxwell Davenport Taylor, tướng William Childs Westmoreland... đến các quan chức tướng tá hàng đầu chính quyền Sài Gòn bấy giờ như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Hương, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Trần Văn Đôn… Năm 1973, nhà báo Barry Hilton đã tập hợp xuất bản tại Mỹ cuốn The World of Choé (Thế giới của Choé) và tôn vinh ông là “Cây biếm họa số 1 của Việt Nam”.
Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ngoài những giây phút hiếm hoi “ngoại tình” cùng âm nhạc và thi ca, mà kết quả là hàng trăm bài thơ và tình khúc ra đời, Choé vẫn luôn đắm đuối với hội họa. Tranh sơn dầu của ông đắt khách, cả trong lẫn ngoài nước. Ông say mê với những tranh liên hoàn chủ đề Kiều trong tác phẩm Nguyễn Du, Những nhân vật Việt Nam từ truyền thuyết đến lịch sử, Những cầu thủ bóng đá thế giới… Đặc biệt, ông vẫn tiếp tục khẳng định là họa sĩ biếm hàng đầu Việt Nam. Từ cuối thập niên 1980 về sau, tranh hí họa của Choé lại “chạy” đều khắp trên báo chí TPHCM. Theo ước tính của ông, khi thế kỷ XX kết thúc ông đã có một “gia tài” khoảng 15.000 tranh hí họa, nhưng ông chẳng giữ được bao nhiêu mà nằm tản mát khắp nơi trên sách báo và trong các bộ sưu tập của bạn bè, người yêu tranh.
Không những được tôn vinh là cây biếm họa hàng đầu trong nước, họa sĩ Choé còn được đánh giá cao ở nước ngoài. Tranh của ông được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí nổi tiếng thế giới như Time, The New York Times, Chicago Dailynews, Bangkok Post, Asahi Shimbun,… Năm 1995, Choé vinh dự là họa sĩ Việt Nam đầu tiên và duy nhất được mời tham dự triển lãm hí họa 10 nước châu Á tại Nhật Bản.
Ngay cả khi bệnh tình của họa sĩ Choé ngày càng trở nên trầm trọng thì một trong những mối ưu tư hàng đầu của ông vẫn là tương lai của nghệ thuật hí họa Việt Nam. Ông giãi bày: “Đối với những bạn trẻ thích theo nghề biếm họa, kinh nghiệm từ bản thân tôi cho thấy ban đầu các bạn cứ sống bằng một nghề khác và kiên trì vẽ thử biếm họa. Chỉ cần ở những đợt “thử lửa” đầu tiên, bạn ấy sẽ cảm nhận được số phận mình có phải là “anh hề hội họa” hay không. Tuy nhiên, nếu thực sự yêu hí họa thì dù thất bại bạn cũng không được nản chí. Hãy nhìn kỹ lại ý tưởng và nét vẽ của mình. Loạt tranh thử ban đầu cần vẽ công phu gần giống bức tranh cổ điển, có thể ý chưa hay nhưng nét cọ phải sắc và tỉa tót cẩn thận. Việc tranh biếm được đăng trên báo chí cũng là một khích lệ lớn cho họa sĩ trẻ mới vào nghề hí họa”.
Họa sĩ Choé đã vĩnh viễn ra đi hơn 10 năm nhưng tấm lòng nhân hậu, hình ảnh người đàn ông phong nhã với hàm râu quai nón, tài năng nghệ thuật thể hiện qua hàng ngàn bức hí - biếm họa vẫn còn ở lại trong ký ức những người yêu quý ông.
Nguồn: Phan Hoàng - SGGP
BÙI KIM CHI
Tôi đã rất xúc động. Lòng rưng rưng bồi hồi khi tình cờ nghe được bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” của Từ Huy trong VCD họp mặt Đồng Hương Sịa lần đầu tiên ở Little Sài Gòn, Nam Cali…
Thông reo hồn chí sĩ
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG - TRẦN VĂN DŨNG
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh có ngôi mộ của ông Đinh Văn Dõng, bia mộ đề nguyên quán: Nam Trung - Thừa Thiên-Huế. Ông Đinh văn Dõng là thân phụ của họa sĩ Đinh Cường. Té ra Đinh Cường là người Sài Gòn, gốc Huế.
Làng phong Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) nằm lẩn khuất sau một con đèo quanh co ở phía nam thành phố. Nơi này, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sống những ngày cuối đời, chống chọi với bệnh tật.
LGT: 10 năm trước, mùa đông, như một linh cảm diệu kỳ về sự giải thoát nỗi trầm luân, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (lúc ấy là Trưởng Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã viết nên “câu chuyện thiên đường” đầy ám ảnh: “Mùa đông/ Mưa mịt mùng ướt chiếc áo quan/ Co ro trong chiếc áo quan lạnh giá/ Tôi muốn đội mồ lên ngồi quanh quẩn bên em…”. Anh đã ngủ quên vĩnh viễn sau một đêm đặc dày bóng tối rất đỗi bình thường.
Lịch sử xã hội VN trong khoảng thời gian 1954 - 1975 đã ghi dấu sự hình thành cộng đồng học sinh miền Nam tại miền Bắc với những vai trò và đóng góp nhất định cho đất nước trước và sau năm 1975. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về thế hệ học sinh đặc biệt này.
Một lần vào kho đạo cụ của Hãng phim truyện VN, tôi kéo thử chiếc xe kéo tay (thường gọi là xe tay) được phục chế nguyên bản để làm phim. Chỉ một đoạn tôi đã toát mồ hôi vì nó quá nặng, và chợt ngẫm đến thân phận những người phu xe.
Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.
“Lò” Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đào tạo nhiều nữ ca sĩ cho phòng trà Sài Gòn lúc ấy. Đặc biệt, như để tạo dấu ấn, tên của các nữ ca sĩ ấy đều bắt đầu bằng chữ Phương (chỉ trừ nữ ca sĩ Hoàng Oanh).
Tình bạn giữa Nam Cao và Tô Hoài đã gắn bó từ thuở mới bước chân vào làng văn và còn gắn bó lâu dài mãi về sau này.
“Những giờ phút huy hoàng của lịch sử dân tộc đã làm nên giá trị các tác phẩm báo chí và văn chương của tôi,” nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh đã đúc kết như vậy trong buổi chuyện trò thân tình với phóng viên VietnamPlus ngay trước thềm kỷ niệm 71 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2016).
KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
LÂM QUANG MINH
(Về Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trong cách mạng tháng 8/1945 ở Thừa Thiên Huế)
Backe backe Kuchen
Der Bäcker hat gerufen
Wer will backen guten Kuchen…
(đồng dao trẻ con của Đức, có thể mở nghe trong youtube, với tựa đề "Backe, backe Kuchen")
PHI TÂN
Trong một lần đi tác nghiệp ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), qua câu chuyện hàn huyên với anh Phạm Do - Chủ tịch UBND xã Điền Môn mới biết anh là cựu lính Hải quân từng ở quần đảo Trường Sa.
LÊ VĂN KINH
Không có gì phải đợi năm hết tết đến mới nói chuyện uống trà, mà riêng tôi từ hàng chục năm qua thì trà là thức uống mỗi sáng.
NHẤT LÂM
Năm 1936, chàng thanh niên Nguyễn Hoàng cùng với người bạn thân đồng hương huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị chiếm thủ khoa và á khoa tú tài Tây tại Quốc Học Huế.
HOÀNG ANH
Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Tiếp theo đó chính phủ bình dân Pháp bị đổ, chính phủ phản động lên cầm quyền.
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
(Tìm hiểu một số trước tác của Ni sư Thích Nữ Trí Hải)
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Thời học sinh tôi rất phục “Quái kiệt” Trần Văn Trạch và thuộc những bài ông hát giúp vui trong các cuộc quảng cáo Xổ số kiết thiết quốc gia.
KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6