Chiếc xe tay và những phận đời

09:10 22/11/2016

Một lần vào kho đạo cụ của Hãng phim truyện VN, tôi kéo thử chiếc xe kéo tay (thường gọi là xe tay) được phục chế nguyên bản để làm phim. Chỉ một đoạn tôi đã toát mồ hôi vì nó quá nặng, và chợt ngẫm đến thân phận những người phu xe.

Người phu bên chiếc xe tay. ẢNH: T.L

Uống nước sái thuốc phiện để có sức kéo

Phương tiện giao thông của thị dân Hà Nội cuối thế kỷ 19 là xe ngựa, cáng (như cáng cứu thương ngày nay do 2 người khiêng, khách đi xa có thêm 2 người nữa để thay phiên nhau khiêng), xe bò đẩy (xe bằng gỗ có 1 bánh, hai càng do một người kéo một người đẩy). Quan phủ oai hơn, đi công cán họ ngồi võng hay kiệu, có lính khiêng.

Khi Pháp chiếm Hà Nội, năm 1883, xe ngựa không thể chở người Pháp đi lại trong phố vì đường chật chội do hàng quán lấn chiếm. Họ cũng không thể ngồi cáng vì sức hai người Việt chỉ khiêng ông Tây một đoạn là phải nghỉ. Lại càng không thể ngồi xe đẩy vì chỗ ngồi không đủ rộng cho mông ông Tây bè bè.

Người Pháp loay hoay tìm kiếm một phương tiện khác giúp họ dễ dàng di chuyển nhưng chưa được. Năm 1884, Công sứ Hà Nội là Bonnal sang Nhật và ông này đã mang về 2 chiếc xe tay. Xe Bonnal mang về là xe hòm, bánh bằng sắt. Nhiều công chức Pháp cũng muốn có xe riêng đi làm, vợ con họ cũng muốn có một cái đi chợ. Nắm được nhu cầu ấy, viên quan thuế nghỉ hưu Leneven đã nhập xe từ Nhật và Hồng Kông về cho thuê. Từ đó sinh ra phu xe, phần lớn ở quê ra.
 
Chiếc xe tay và những phận đời - ảnh 1

Leneven cho phu ăn mặc như lính triều đình: quần túm ống, quấn xà cạp, đội nón chóp. Vì bánh sắt nên trọng lượng của xe rất nặng, nhất là với phu trung tuổi; có ông Tây to béo khiến phu phải lấy hết sức ghìm càng xe xuống đất. Kéo cuốc xe được mấy xu mà bã người. Và trong cuốn hồi ký Đông Dương ngày ấy 1898 -1908, viên quan thuế Claude Bourrin từng sống ở Hà Nội kể lại chuyện ông ta phát hiện ra phu kéo xe tay trung tuổi phải uống nước có sái thuốc phiện mới đủ sức kéo.

Thấy xe nhập quá đắt, năm 1890, Công ty Verneuil et Gravereand ở phố Rialan (nay là Phan Chu Trinh) đã tự sản xuất xe. Họ làm xe bánh sắt và xe bánh bọc cao su. Xe bánh sắt giá rẻ bán cho các tỉnh quanh Hà Nội. Để xe nhẹ bớt, công ty này tiếp tục cải tiến, chỗ ngồi thấp hơn, có dù che nắng mưa, bánh sắt được thay bằng cao su đặc nên đi êm hơn, nhẹ hơn. Tuy nhiên khung xe làm bằng gỗ tốt, càng xe vẫn dài nên xe vẫn nặng, để có sức kéo, phu lớn tuổi vẫn phải uống nước sái thuốc phiện.

Ngồi xe tay ban đầu là người Pháp, công chức, nhà giàu và me Tây. Sợ thiên hạ nghĩ mình là me Tây, con gái nhà lành không dám ngồi xe này. Sau này, các cô mới sử dụng mà cũng chỉ đi xe bánh sắt để phân biệt với đám me Tây chuyên đi xe bánh cao su.

Việc mở mang các tuyến đường giao thông được chính quyền thành phố làm khá nhanh, tính đến ngày 1.1.1902, Hà Nội có 52 km đường, trong đó hơn 10 km đã rải đá và đây là yếu tố làm tăng nhanh số xe kéo tay. Theo báo cáo thông qua quyết toán thuế do Đốc lý Baille ký ngày 10.1.1902, số tiền thuế xe tay thành phố thu được năm 1897 là 26.530 đồng, năm 1898 là 32.165 đồng, năm 1899 là 40.450 đồng và năm 1901 là 43.370 đồng. Trước đó, ngày 15.3.1892, Đốc lý Beauchamp ký mức thuế 1 năm cho một chiếc xe tay là 60 đồng. Năm 1897 Hà Nội có 442 xe và đến năm 1901 là 728 chiếc. Thu thuế xe tay còn cao hơn 2 lần rưỡi thuế đánh vào lò mổ và kém tí chút thuế chợ. Cho thuê xe tay phất nhanh nên nhiều chủ người Việt lao vào mở hiệu và sản xuất như: Hữu Tam Đồng ở Hàng Buồm, Nguyễn Huy Hợi ở phố Hàng Chiếu. Khi Bưu điện Hà Nội có bưu chính, bưu tá nhận thư từ trung tâm là có xe tay đưa đi các phố giao.

Phóng sự tôi kéo xe rúng động Hà Thành

Đầu những năm 1930, giao thông công cộng Hà Nội thay đổi đáng kể, đường xe điện kéo dài hơn, số xe hơi và xe đạp tăng lên. Thế nhưng, số xe tay vẫn lên tới gần 3.000 chiếc. Công việc của phu xe nặng nhọc nhưng thu nhập lại không đáng là bao, bị chủ xe ăn hết. Từ phu chuyên nghiệp thuê cả ngày đến kẻ làm thêm chỉ thuê vài tiếng đều phải trả tiền trước. Trả chậm vài phút bị phạt, xe va quệt phải đền rất cao nên nhiều phu chạy quanh năm không trả hết nợ. Cực khổ mà chẳng biết kêu ai.
 
Chiếc xe tay và những phận đời - ảnh 2

Năm 1931, một phu xe đang chở khách đuối sức đã gục chết giữa đường. Chuyện đó khiến trái tim nhà báo Tam Lang rung động. Ông quyết định thuê xe đóng vai phu để viết lên sự thật. Nhiều lúc ông chạy cả đêm để hiểu kiếp phu xe nhọc nhằn, khốn nạn thế nào. Ông kéo xe đến phố “Vợ Tây” (phố có nhiều phụ nữ Việt lấy lính và sĩ quan Pháp đóng trong thành, nay là Phó Đức Chính) chầu chực chở khách đi chợ. Ông cũng lăn lộn ở xóm Bãi Cát (khu vực An Dương và Phúc Xá hiện nay) nơi có nhiều phu thuê trọ để tìm hiểu. Và ông đã phát hiện họ thường xuyên phải vay nặng lãi trả tiền thuê xe. Ông cũng tận mắt chứng kiến phu chết mà những kẻ trọ cùng không biết chôn ở đâu vì không có tiền mua đất, đành vùi xuống dải cát ven sông Hồng chờ nước dâng lên cuốn xác đi. Và rồi vợ họ đẻ con không làm được khai sinh, người lớn không giấy tờ. Phóng sự điều tra Tôi kéo xe được đăng tải trên Hà Thành ngọ báo năm 1932 đã thức tỉnh những người có lương tâm trong xã hội lúc bấy giờ. Phu xe kéo tay cũng trở thành đề tài cho nhiều nhà văn và tiêu biểu là truyện ngắn Người ngựa, ngựa người của Nguyễn Công Hoan đăng báo lần đầu tiên cũng trong năm này gây chấn động như phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.
 
Dưới bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu nhận định trên báo Loa: “Tôi kéo xe được Tam Lang thu góp chất liệu sống cực khổ, nhọc nhằn của phu xe kéo”. Còn Hoài Thanh viết trên Tiểu thuyết thứ bảy: “Tôi kéo xe vẫn là tập phóng sự giá trị. Tác giả đã làm cho ta nghe thấy những điều ở ngay trước mắt ta, bên tai ta, mà ta không nghe thấy…”.
 
Hơn 10 năm sau khi phóng sự Tôi kéo xe ra đời, Hà Nội không còn bóng dáng xe tay. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2.9.1945, một sắc lệnh xóa bỏ xe tay được chính phủ lâm thời ban hành, chấm dứt hoàn toàn phương tiện mà Công sứ Bonnal gọi là “Văn minh phương Đông” sau nửa thế kỷ tồn tại.

Nguồn: NV Nguyễn Ngọc Tiến - TNO



 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN HUYỀN ÂN

  • Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.

  • Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành

  • “Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.

  • Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.

  • LÊ XUÂN VIỆT 

    Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

  • PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!


  • Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.

  • TẤN HOÀI        
         bút ký

    Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".

  • NHẤT LÂM

          Bút ký 

  • NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
                           Hi ký

    Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.

  • HỮU THU - CHIẾN HỮU
                       Ghi chép

    Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.

  • THANH THANH

    Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.

  • HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.

  • PHẠM HUY LIỆU
                     Hồi ký

    Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.

  • TRẦN SỬ kể
    HOÀNG NHÂN ghi

    Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.

  • NGÔ MINH

    Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên! 

  • HỒNG NHU

    Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.