Nhà văn Sơn Nam nghèo mà sang

16:49 30/09/2008
NGUYỄN QUANG SÁNG“Cách đây ba năm tôi có viết về nhà văn Sơn , chớ không phải khi nghe tin anh đi xa rồi, tôi mới nghĩ đến anh. Tôi viết về anh lúc anh còn khoẻ mạnh và minh mẫn. Anh đã đọc, gật đầu, cười…”.

Hai mươi mốt năm (1954-1975) gặp lại nhà văn Sơn giữa Sài Gòn, câu đầu tiên tôi hỏi anh:
- Anh chạy xe đạp, xe máy được chưa?
Anh cười hề:
- Vẫn đi bộ!
Và từ đó đến nay, nhà văn Sơn vẫn đi bộ. Anh không nói với tôi vì sao anh thích đi bộ. Nhưng tôi có một người bạn cũng thích đi bộ, anh bạn nói: đi bộ thấy, nghe chuyện đời nhiều hơn, sâu hơn. Đúng vậy!
Ngày đầu giải phóng, có một số bạn không hiểu vì sao, một nhà văn ở R (Nguyễn Quang Sáng) và nhà văn Sơn Nam sống trong đô thị Sài Gòn lại có những câu đối đáp thân tình như vậy?

Năm 1950, tôi và nhà văn Sơn cùng làm việc trong phòng chính trị Phân Liên Khu Miền Tây bộ. Phòng chính trị có hai ban: Ban Tuyên huấn và Ban Địch ngụy vận. Trong Ban Tuyên huấn có một tiểu ban văn nghệ, gồm có nhiều văn nghệ sĩ. Trong số đó có ca sĩ Quốc Hương, nhà thơ Hoàng Tấn, Hoàng Phố (gọi đùa là ông Hai Hoàng), nhà văn Thái Bạch và nhà văn Sơn . Năm ấy, nhà văn Sơn lấy bút danh là Phạm Anh Tài (giấy khai sanh là Phạm Anh Tày). Tôi là người của Ban Địch ngụy vận, cơ quan chuyên nghiên cứu và theo dõi các sắc lính của quân đội Pháp và các tôn giáo. Tôi là cán bộ nghiên cứu, chả biết gì về văn chương. Hai cơ quan thường đóng quân trên một dòng kinh, tới lui qua lại thường gặp nhau.

Trong số văn nghệ sĩ ấy, người oai vệ nhất là ca sĩ Quốc Hương, lúc nào quân phục cũng chỉnh tề, cây súng ngắn đeo xề xệ đến tận gối, còn Phạm Anh Tài thì lang thang lếch thếch. Mấy bộ bà ba màu cháo lòng vừa cũ vừa nhàu nát. Thấy hết ham! Nhưng tôi nể tài văn chương qua hai truyện ngắn: “Cù lao dung” và “Tây đầu đỏ” của anh mà tôi được đọc. Anh ít khi ở cơ quan lâu ngày. Mới thấy anh đó thì ngày mai anh đã đi rồi. Anh về các làng của miền Tây, mỗi lần anh về, anh kể không biết bao nhiêu chuyện, kể liên miên. Nhiều chuyện lạ về đời sống của rừng. Qua chuyện của anh, tôi đoán là anh đi khắp cả rừng U Minh. Tôi nể anh hơn khi được biết anh là tỉnh uỷ viên dự khuyết của tỉnh Rạch Giá, không hiểu sao anh từ bỏ cương vị lãnh đạo tỉnh mà dấn thân vào con đường văn chương? Miền Tây bộ là miền sông nước, phương tiện đi lại là xuồng ghe. Xuồng ghe cơ quan cấp cho tuỳ theo cấp bậc. Cán bộ cao cấp thì đi ghe có mui bốn chèo. Lái hai chèo, mũi hai chèo, tức là hai giao liên. Dưới đó một cấp thì cũng ghe mui, nhưng chỉ có hai chèo, nếu không có mui thì hai mái lá che nắng, che mưa, cán bộ dưới nữa thì cơ quan cấp cho một chiếc tự chèo lấy, và dưới nữa nếu gặp chuyến thì theo giao liên còn không thì quá giang xuồng ghe của thương hồ. Ở cương vị cán bộ lãnh đạo như anh, anh phải đi trên chiếc xuồng hai chèo hoặc có mui hoặc có rèm. Là nhà văn, đi đâu anh cũng quá giang theo xuồng ghe của thương hồ. Anh đi sông lớn, sông nhỏ, theo kinh theo rạch, anh đi khắp cả sông nước miền Tây.

Chiến dịch Long Châu Hà năm 1950, một số văn nghệ sĩ và cán bộ các phòng ban cùng hành quân theo bộ đội. Qua sông, qua đồn bót địch, qua các cánh đồng, thọc sâu vào vùng địch. Trên đường hành quân, tôi nghe ca sĩ Quốc Hương, gặp nhà văn Phạm Anh Tài, nghe nhà thơ Vũ Anh Khanh đọc thơ…
Có một lần, tôi với anh cùng một chuyến đi, hai người một chiếc xuồng, tự chèo lấy, đi từ Rạch Ráng Cà Mau về huyện Tân Biên Rạch Giá. Xô xuồng ra đi từ buổi chiều. Đường dài như vậy thì phải thay nhau chèo. Tôi chèo, anh kể chuyện cho tôi nghe. Vừa kể chuyện vừa tự mình tranh luận với mình, anh đưa một giả thuyết sai trái trong văn chương, trong nghệ thuật rồi anh đập lại, nghe thật sướng tai. Nếu anh chèo thay, tôi nghỉ thì ai nói chuyện, nghĩ vậy nên tôi tự nguyện chèo suốt đêm để nghe chuyện của anh. Tuổi 20 tôi chèo xuồng suốt đêm là chuyện thường.

Sau chuyến đi ấy, bẵng đi rất lâu không gặp anh . Năm 1954, những ngày chuẩn bị tập kết thì anh về cơ quan để nhận quyết định đi hay ở. Anh ở cùng một xóm với tôi thuộc làng Phó Sinh. Anh được quyết định ở lại, còn tôi thì trên chưa quyết định đi hay ở. Anh yên phận là ở lại, nhưng ở lại thì ở đâu, anh nấn ná vài hôm để chờ. Bất ngờ, trên cho anh biết, Trung ương điện vào, anh phải ra Trung ương, nghĩa là tập kết ra Bắc. Anh nói với tôi:
- Tao không đi. Mày còn nhỏ, nếu trên cho đi thì đi, ra ngoài đó học tập (năm ấy tôi 22 tuổi).
Tôi hỏi:
- Ở lại, anh ở đâu?
- Sài Gòn.
Năm 1945, 13 tuổi, tôi có dịp lên Sài Gòn. Sài Gòn xe cộ quá chừng, tôi hỏi anh:
- Lên Sài Gòn, anh không biết chạy xe, làm sao sống?
Anh cười hề hề:
- …Đi bộ, lo gì.

Ấy là buổi chiều bên bờ kinh Phó Sinh, xuồng ghe thương hồ qua lại nườm nượp. Sáng hôm sau, không thấy anh đâu, vậy là tối hôm qua, anh ngoắc một chiếc ghe nào đó, quá giang đi rồi!
Tôi không nhớ năm nào, chắc cũng đã mười năm, Hà Nội có đại hội nhà văn trẻ, đại hội mời các nhà văn lão thành, trong đó có nhà văn Tô Hoài và nhà văn Sơn Nam. Là đại hội nhà văn trẻ, nhưng bài phát biểu hay nhất, ấn tượng nhất là bài phát biểu của hai nhà văn lão thành: Tô Hoài và Sơn . Nhà văn Sơn Nam phát biểu:
- Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu, thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu!
Đại hội nhà văn trẻ bùng lên tiếng hoan hô. Đó là triết lý sống của anh! Có một lần anh đến Hội Nhà văn Thành phố, anh than đang túng, với tư cách là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thành phố, tôi đề nghị văn phòng chi cho anh hai trăm đồng. Cầm hai trăm đồng, với cái tánh hài hước của anh, anh cười hề:
- Cám ơn Hội, cám ơn mày. Khi tao chết Hội khỏi phải đi vòng hoa! - Nói vậy rồi anh te te ra đường.
Nhà văn Sơn nghèo nhưng lại rất sang. Cái tên Sơn là cái tên sang trọng trong làng văn của nước nhà.
N.Q.S

(nguồn: TCSH số 235 - 9 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy là tròn một năm kể từ sớm đông ấy Nguyễn Xuân Hoàng giã biệt cõi trần khi Huế còn chìm trong sương giá. Chỉ vỏn vẹn 99 ngày gắn bó, nhưng anh là nỗi ray rứt giữa lúc Sông Hương đang ẩn hình những ngọn sóng... Lật giở hơn ngàn trang bản thảo của anh, mấy ai không giật mình trước sự cay cực đến xót xa để có được một đời văn bình dị?Giỗ đầu, bạn bè và đồng nghiệp Xuân Hoàng đã cùng với Sông Hương thắp lên nén nhang tri ngộ...(Nguyễn Khắc Thạch - Lê Văn Chương - Hoàng Diệp Lạc - T. E - Nguyễn Trương Khánh Thi - Đinh Thu - Ngàn Thương - Trần Hạ Tháp - Nhất Lâm)

  • NGÔ MINHTrong những bài viết trước, chúng tôi đã hé lộ đôi chút về những mối tình sau này của Phùng Quán. Lần này lại một mối tình nữa, mà hình như là mối tình đầu ly kỳ hơn đã được Phùng Quán tự kể và chị Bội Trâm phát hiện ra.

  • HOÀNG VŨ THUẬT           Chưa ai để ý đến đâu           Cây đứng khép mình lặng lẽ...                                        (Cây lặng im)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊMột chiều Xuân bên sông Hương. Mặt trời suốt ngày ẩn sau lớp mây xám nhạt nay đã khuất hẳn dưới dãy Kim Phụng xanh thẫm nhấp nhô đằng xa ở bên kia bờ. Một chiếc thuyền từ phía Ngã Ba Tuần hối hả xuôi dòng, tiếng máy nổ khuấy động giây lát mặt sông phẳng lặng trong màn sương chiều mờ ảo bắt đầu buông xuống.

  • NGÔ MINHMỗi nhà văn có một “gu” ẩm thực riêng, không lẫn. Vũ Bằng, Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên rất sành ăn và viết rất hay về các món ăn tinh tế và đài các của Thủ Đô. Nhà văn Phùng Quán cũng có một cá tính ẩm thực rất đặc biệt.

  • TRỊNH THANH SƠN  A. Anh là hoạ sĩ, Nghệ sĩ ưu tú của ngành sân khấu, lại còn là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo xông xáo... Ngần ấy công việc anh sắp xếp bố trí theo thời gian như thế nào và anh dành quyết tâm cho việc nào hơn cả?

  • XUÂN ĐÀI(Trích ký sự)Trong gần mấy trăm vòng hoa viếng Phùng Quán, có một vòng hoa rất đặc biệt. Đó là vòng hoa của "những người câu cá trộm" cư ngụ ở những làng dọc đê Yên Phụ, chủ yếu là làng Nghi Tàm, xã Quảng An, Hà Nội. Kèm theo vòng hoa là một phong bì phúng điếu mà số tiền gấp đôi tiền phúng điếu của cơ quan Hội Nhà văn Việt .

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤN(Mười năm Kỷ niệm... Một cuộc rong chơi)Trong quan hệ bè bạn lâu năm, có lẽ chưa lần nào chúng tôi có với nhau một cuộc rong chơi đã đời và thú vị như lần ấy. Mà hình như đấy là cuộc đi cuối cùng của Quán trong cõi đời này. Còn những cuộc du hí tiếp theo ở thế giới bên kia với những ai thì cho đến bây giờ tôi cũng không được rõ lắm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong câu chuyện vui của giới văn nghệ sĩ trước những công việc có tính chất tổng kết, phân loại đội ngũ, một số người được anh em phong tặng danh hiệu “nhà-thơ-một-bài”, “nhạc-sĩ-một-bài”...

  • LTS: Do đặc trưng nghề nghiệp nên mỗi nhà văn đều có thiên chức một nhà giáo. Bởi vậy, những người vừa là nhà giáo vừa là nhà văn thì đều có thể gọi họ là những nhà giáo kép.Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, Sông Hương trân trọng giới thiệu một số ý kiến của các nhà giáo "kép" ở Huế nói về cái nghiệp dĩ riêng mang tính xã hội cao của họ.

  • HỒ THẾ HÀTrại sáng tác Văn học nghệ thuật năm 2002 do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức từ ngày 27 - 8 - 2002 đến ngày 6 - 9 - 2002 đã thành công và để lại những trang viết giàu ấn tượng về cuộc sống và con người, đặc biệt là cuộc sống và con người Phú Thuận, Phú Vang - vùng quê có nhiều truyền thống và tiềm năng văn hoá vật chất và phi vật chất vừa trải qua một nỗi đau lớn do thiên tai gây ra.

  • ĐẶNG NHẬT MINHNhững ngày đầu tiên khi bước chân vào con đường sáng tác điện ảnh tôi đã may mắn có nhà văn Hoàng phủ Ngọc Tường ở bên cạnh.

  • TRẦN HUY THANHTừ ngày 1 đến 15/7/2002, được sự giúp đỡ của Bộ Văn hoá Thông tin, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã cử đoàn văn nghệ sĩ đi dự trại sáng tác văn học nghệ thuật tại Nhà sáng tác Vũng Tàu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊBạn đọc cả nước - nhất là những ai quan tâm đến lịch sử và tiểu thuyết lịch sử - hẳn đã biết Nguyễn Mộng Giác là tác giả bộ tiểu thuyết trường thiên “Sông Côn mùa lũ” (SCML) 4 tập, 2000 trang viết về thời Tây Sơn-Nguyễn Huệ (NXB Văn học-Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1998).

  • "Những bức tranh sơn thủy đầu tiên đã chiêu đãi chúng tôi quýt cam và bánh mỳTrưa no nê nhìn phố xá trăm màu.Tối tìm chỗ ngủ lang thang nhớ mẹ".

  • Sau ngày thất thủ Kinh đô (Huế), vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp. Sau ba năm chiến đấu ở rừng sâu, vua Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc làm phản bắt vua nộp cho Pháp. Để cách ly ngọn cờ yêu nước với quốc dân Việt Nam, cuối năm 1888, thực dân Pháp đã lưu đày vua Hàm Nghi qua Algérie thuộc Pháp. Không hy vọng có ngày được trở lại Việt Nam, nên vua Hàm Nghi đã lập gia đình tại Algérie rồi 40 năm sau ông mất ở đó.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGPhương mất đột ngột ở Quảng Trị. Nghe tin anh ra đi, bạn bè văn nghệ Huế không bàng hoàng, cũng không cảm thấy sửng sốt. Chỉ thấy lòng bùi ngùi, như khi ta nhìn thấy một ngôi sao chưa bao giờ sáng bỗng một ngày tắt lịm trong lặng lẽ.

  • LTS: Phan Đăng Lưu là một nhà cách mạng tiền bối, tiêu biểu của Đảng từng hoạt động ở Huế và có ảnh hưởng lớn đến trí thức văn nghệ sĩ yêu nước thời bấy giờ. Chính nhà thơ Tố Hữu cũng đã thổ lộ điều đó trong bài thơ Quê me (Anh Lưu anh Diểu dạy con đi).Nhân 100 năm ngày sinh Phan Đăng Lưu (5.5.1902 – 5.5.2002), Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số tư liệu về đồng chí, đặc biệt là bức Thư viết từ khám tử hình – bức thư mang đặc trưng "đa nghĩa" của một tác phẩm văn học nên nó đã vượt qua được sự kiểm duyệt khắt khe của kẻ thù.

  • PHÙNG QUÁN... Vì vậy mà có sự rung động bí mật của ý nghĩ, khiến nhà bác học trở thành người thần bí, và thi sĩ thành đấng tiên tri.                                                    (Victor Hugo - Lao động biển cả).

  • NGUYỄN QUANG HÀRa Hà Nội mùa thu này tôi muốn đến thăm anh Lê Khả Phiêu. Những ngày anh đương chức, đến, người ta nghĩ mình cơ hội. Nhưng nay anh đã nghỉ, đến thăm là nghĩa tình đời. Lòng mong muốn ấy của tôi, được anh chấp nhận và hẹn giờ gặp.