Lê Huy Quang - từ A đến Z

16:26 09/09/2008
TRỊNH THANH SƠN  A. Anh là hoạ sĩ, Nghệ sĩ ưu tú của ngành sân khấu, lại còn là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo xông xáo... Ngần ấy công việc anh sắp xếp bố trí theo thời gian như thế nào và anh dành quyết tâm cho việc nào hơn cả?

- Làm nhiều việc. Làm việc nhiều để không có thì giờ đi nói xấu người khác, hại người khác, tranh giành bon chen đấu đá vì danh, lợi.
- Cuốn chiếu theo các công việc trong ngày, trong tuần. Ít thì ghi vào bộ nhớ trong đầu, nhiều thì ghi lên bảng, xong đâu xoá đó.
- Việc nhỏ, việc lớn đều coi trọng như nhau.
- Hội hoạ cho tôi cân bằng lý trí, thơ cho tôi bay bổng. Tôi đi vào hội hoạ trước thơ, nay thì dùng mầu nuôi chữ.
B. Buổi tối anh thường làm gì? Viết hay vẽ?
- Buổi tối vẽ (trong giờ ti vi). Buổi sáng viết.
C. Chuyện gì làm anh vui nhất, chuyện gì làm anh buồn nhất trong đời?
- Mang đến niềm vui cho một người.
- Làm phiền lòng bất cứ ai.
D. Dường như anh không ốm bao giờ?
- Tuổi thọ ngắn hay dài không phải do sức khỏe mà theo định mệnh. Nhưng sức khoẻ cần cho đời sống mỗi ngày.
Đ. Điều anh cần nhất ở bạn bè là gì?
- Độ lượng, vị tha.
E. "Em" là chữ xuất hiện trong thơ anh với tần số cao - "Anh lang thang em, anh mini em..." chẳng hạn! Em yêu hay là em gái đây?
- Nhà tôi chỉ có một "cỗ" ngũ tử anh em trai. Tôi thiệt thòi vì không có chị, em gái.
G. Giống người khác là điều anh tối kỵ phải không?
- Sợ nhất trên đời.
H. Hình như lang thang bia bọt với bạn bè là sở thích của anh?
- Bia bọt chỉ là giải khát. Rượu mới là bạn hữu, buồn, vui.
I. Im lặng là phương cách ứng xử của anh khi cần có sự tranh luận, đúng không?
- Im lặng là vàng.
K. Không được xem ti vi một ngày anh có chịu được không?
- Có lúc không xem (nếu đi làm việc với các đoàn nghệ thuật địa phương, ngày 3 buổi). Nhưng một ngày không có gì đọc thì coi như nằm trong bệnh viện tâm thần.
L. Làm việc vào ban đêm. có thể là suốt đêm là thói quen của anh?
- Ban đêm con người mới thật là mình.
M. Mặc quần áo hai màu đen, đỏ là sở thích của anh, sao vậy?
- Để tự tin hơn trước đám đông, nhất là đám đông những người hãnh tiến!
N. Nhiều người cho rằng thơ anh thuộc trường phái "môđéc", anh nghĩ như thế nào?
- Mình tôi là một độc đạo. Không theo ai, nhưng có người đi theo mình cũng tốt.
Ô. Ông "Đốt" có phải là nhà văn Nga mà anh khâm phục và yêu mến nhất? Anh từng vẽ chân dung Đốttôiepski phải không?
- Nhắm mắt lại tôi cũng vẽ được thiên tài "Đốt".
P. Phải chọn một trong hai nghệ thuật: thơ và hội hoạ, anh sẽ chọn cái nào?
- Chọn vợ, chọn chồng, chọn bè, chọn bạn... Nhưng tất cả đều do tiền định. Muốn cũng không được. Không muốn cũng không được.
Q. Quyển sách mới nhất của anh vừa xuất bản là "Trường ca Hồ Chí Minh". Anh nói đôi điều về tác phẩm này?
- Từ tháng 9 - 1969 (Bác Hồ qua đời) đến tháng 5 - 1970 (80 năm ngày sinh của Bác), tôi viết xong Trường ca Hồ Chí Minh. Lúc đó tôi ngoài 20 tuổi. Năm 1990 (20 năm sau), kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, NXB Phụ nữ mới in. 19 - 5 - 2002 vừa qua, NXB Nghệ An, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, UBND Thị xã Cửa Lò cùng phối hợp tái bản. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Nghệ An, tôi coi trường ca là một tình cảm riêng tư đối với Bác Hồ, một người Việt cô đơn nhất!
R. Rượu vốn là đồ uống mà anh ưa thích nhất. Hà Nội có bao nhiêu quán rượu mà anh đã tới? Một kỷ niệm sâu sắc nhất của anh về rượu và bạn rượu?
- Rượu quê, nếp xịn. Hầu hết các quán nghèo. Nhưng quyết theo tiêu chí của người xưa - Ngồi với ai, ở đâu, mới đến ăn gì.
- Uống rượu với hoạ sĩ, thi sĩ Tường Vân (gốc Hà Nội, lập nghiệp Hải Phòng, sinh 1942, mất 1987) là nhiều kỷ niệm nhất.
S. Sài Gòn có phải là thành phố mà anh yêu thích không? Đã bao lâu, anh chưa vào thành phố ấy?
- Yêu thích, nhưng không thể sống. Hình như mảnh đất đó làm cho các văn nghệ sĩ gốc Bắc hay nói xấu lẫn nhau.
- Từ 1993, sau khi vẽ cho Đoàn xiếc Thành phố Hồ Chí Minh.
T. Tự bạch là tập thơ trữ tình (NXB Văn học) gây được tiếng vang của anh. Xin anh nói đôi điều về đứa con tinh thần yêu quý này?
- Tập thơ riêng đầu tiên. 60 bài, bị duyệt bỏ 1, còn 59. Nhút nhát nên rất sợ tiếng vang, vì tiếng vang rồi sẽ tắt. Miễn là thấy bằng lòng với cách đi riêng của mình!
U. U50 là đội bóng của anh. Còn đội bóng nào của nước ngoài mà anh yêu thích nhất? Anh ưa thích nhất điều gì? Điều gì làm anh căm ghét?
- Braxin - đó là những nghệ sĩ sân cỏ của mọi thời đại.
- Biết thua người khác.
- Thói đố kỵ còn nguy hiểm hơn cả tội ác. Thói đố kỵ ở chốn quan trường làm cho con người tham lam, u tối, hèn mọn, man rợ và ô nhục!
V. Vợ con có phải là điều anh quan tâm nhất không? Có cô gái nào từng làm anh khốn khổ chưa?
- Gia đình, công việc, bạn hữu, rong chơi. Nói như văn hào Nga Tônxtôi, có một người, nhưng phải nhảy vào quan tài rồi mới tiết lộ.
X. Xem phim có phải là sở thích của anh không? Anh có nhận xét gì về phim ta hiện nay?
- Xem phim hành động (để "nghỉ nghĩ"). Phim lịch sử, dã sử (để học người xưa).
- Giả, nhạt, ẩu.
Y. Yêu bạn, chiều bạn là nét tính cách đặc trưng của anh! Thiếu bạn, anh sẽ sống thế nào?
- Coi như chết rồi.
Z. "Giữa dòng đời như nước cuốn...", anh tìm sự tĩnh lặng ở đâu
- Trong đầu mình!
Nhà Thơ TRỊNH THANH SƠN thực hiện
(nguồn: TCSH số 166 - 12 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy mà, đã hơn 50 năm, từ những năm tháng trẻ tuổi… Huế, ngày ấy đã xa. Đã là kỷ niệm. Đã mất đi nhưng vẫn không ngừng sinh nở. Như những câu thơ, một thời…

  • Việt Đức - Võ Quê - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Văn Vũ - Lê Phùng - Thùy Phương - Trần Băng Khuê

  • Trại sáng tác văn học với chủ đề “Vinh Xuân - Mùa biển gọi” do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Vinh Xuân tổ chức, diễn ra trong thời gian từ ngày 3/5 đến ngày 10/5/2024, gồm 14 nhà văn, nhà thơ và 1 nhạc sĩ khách mời, đã cho ra đời 58 tác phẩm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngày 18/9/1945, tại số 43 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thuận Hóa, Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Thừa Thiên - tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập.

  • CHU SƠN

    Cuối năm 1963 tôi từ Hội An ra Huế để nhận lại tập thơ Quê Nhà và giấy phép xuất bản tại nha thông tin Trung Việt.

  • TRẦN DZẠ LỮ

    Gần một đời người làm thơ, sống giữa Sài Gòn với bao nhiêu thăng trầm dâu bể, có những ngày đói rách, lang thang. Bạn bè thì nhiều, có kẻ nhớ người quên sống khắp cùng đất nước, nơi đâu cũng để lại trong tôi ít nhiều kỷ niệm.

  • (SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc... 

  • Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút ngày 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

  • LTS: Ngày 17-7-1988 nhà thơ THANH TỊNH đã qua đời tại Hà Nội sau một cơn bệnh nặng, thọ 77 tuổi. Tưởng niệm nhà thơ, người anh người đồng nghiệp đáng kính của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Hoàng Trung Thông và đoạn trích trong Điếu văn đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội văn nghệ B.T.T ngày 19-7-1988.

  • DƯƠNG THỊ NHỤN

    Tôi biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung là hàng xóm cũ của tôi những năm 90 của thế kỉ trước. Chị Dung là cháu ruột lại gần nhà ông ở phố Điện Biên Phủ nên rất thân thiết với ông. Tôi chỉ nghe chuyện và đọc truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung.

  • LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Trong số bạn bè thân tình của tôi, Ngô Minh rất “lạ”. Lạ đầu tiên là… nhỏ thó. Người thấp bé, tròn vo, tròn vo từ mấy chục năm ni luôn, chừ lại suốt ngày (e cả suốt đêm) ngồi máy tính viết bài.

  • Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Nhằm thẳng quân thù mà bắnThuyền trưởngRừng xưa xanh lá ;Kiếp chóNhững người rách việc; Chuyện kể năm 2000... đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 18.12. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bước vào sáng tác văn chương từ năm 20 tuổi và đã có một bút lực dồi dào để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

  • Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 , quê  làng Trà Vi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình.

  • Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”...

  • Ở tuổi 89, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Nhà văn Trần Áng Sơn sinh ngày 12/7/1937 tại Hải Phòng, lớn lên ở Huế, trưởng thành ở Sài Gòn, mất ngày: 18/5/ 2014.

  • QUANG VIÊN

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vị tướng tài năng và đức độ. “Ông là một danh tướng, một nhà chính trị và nhà quân sự lỗi lạc” - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thốt lên khi nhớ về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như vậy. Trong cuộc sống tình cảm gia đình, cũng như ứng xử với văn hóa văn nghệ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hết sức chí tình, có những việc làm rất đáng khâm phục. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông rất hay: “Sáng trong như ngọc một con người”…