Lê Huy Quang - từ A đến Z

16:26 09/09/2008
TRỊNH THANH SƠN  A. Anh là hoạ sĩ, Nghệ sĩ ưu tú của ngành sân khấu, lại còn là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo xông xáo... Ngần ấy công việc anh sắp xếp bố trí theo thời gian như thế nào và anh dành quyết tâm cho việc nào hơn cả?

- Làm nhiều việc. Làm việc nhiều để không có thì giờ đi nói xấu người khác, hại người khác, tranh giành bon chen đấu đá vì danh, lợi.
- Cuốn chiếu theo các công việc trong ngày, trong tuần. Ít thì ghi vào bộ nhớ trong đầu, nhiều thì ghi lên bảng, xong đâu xoá đó.
- Việc nhỏ, việc lớn đều coi trọng như nhau.
- Hội hoạ cho tôi cân bằng lý trí, thơ cho tôi bay bổng. Tôi đi vào hội hoạ trước thơ, nay thì dùng mầu nuôi chữ.
B. Buổi tối anh thường làm gì? Viết hay vẽ?
- Buổi tối vẽ (trong giờ ti vi). Buổi sáng viết.
C. Chuyện gì làm anh vui nhất, chuyện gì làm anh buồn nhất trong đời?
- Mang đến niềm vui cho một người.
- Làm phiền lòng bất cứ ai.
D. Dường như anh không ốm bao giờ?
- Tuổi thọ ngắn hay dài không phải do sức khỏe mà theo định mệnh. Nhưng sức khoẻ cần cho đời sống mỗi ngày.
Đ. Điều anh cần nhất ở bạn bè là gì?
- Độ lượng, vị tha.
E. "Em" là chữ xuất hiện trong thơ anh với tần số cao - "Anh lang thang em, anh mini em..." chẳng hạn! Em yêu hay là em gái đây?
- Nhà tôi chỉ có một "cỗ" ngũ tử anh em trai. Tôi thiệt thòi vì không có chị, em gái.
G. Giống người khác là điều anh tối kỵ phải không?
- Sợ nhất trên đời.
H. Hình như lang thang bia bọt với bạn bè là sở thích của anh?
- Bia bọt chỉ là giải khát. Rượu mới là bạn hữu, buồn, vui.
I. Im lặng là phương cách ứng xử của anh khi cần có sự tranh luận, đúng không?
- Im lặng là vàng.
K. Không được xem ti vi một ngày anh có chịu được không?
- Có lúc không xem (nếu đi làm việc với các đoàn nghệ thuật địa phương, ngày 3 buổi). Nhưng một ngày không có gì đọc thì coi như nằm trong bệnh viện tâm thần.
L. Làm việc vào ban đêm. có thể là suốt đêm là thói quen của anh?
- Ban đêm con người mới thật là mình.
M. Mặc quần áo hai màu đen, đỏ là sở thích của anh, sao vậy?
- Để tự tin hơn trước đám đông, nhất là đám đông những người hãnh tiến!
N. Nhiều người cho rằng thơ anh thuộc trường phái "môđéc", anh nghĩ như thế nào?
- Mình tôi là một độc đạo. Không theo ai, nhưng có người đi theo mình cũng tốt.
Ô. Ông "Đốt" có phải là nhà văn Nga mà anh khâm phục và yêu mến nhất? Anh từng vẽ chân dung Đốttôiepski phải không?
- Nhắm mắt lại tôi cũng vẽ được thiên tài "Đốt".
P. Phải chọn một trong hai nghệ thuật: thơ và hội hoạ, anh sẽ chọn cái nào?
- Chọn vợ, chọn chồng, chọn bè, chọn bạn... Nhưng tất cả đều do tiền định. Muốn cũng không được. Không muốn cũng không được.
Q. Quyển sách mới nhất của anh vừa xuất bản là "Trường ca Hồ Chí Minh". Anh nói đôi điều về tác phẩm này?
- Từ tháng 9 - 1969 (Bác Hồ qua đời) đến tháng 5 - 1970 (80 năm ngày sinh của Bác), tôi viết xong Trường ca Hồ Chí Minh. Lúc đó tôi ngoài 20 tuổi. Năm 1990 (20 năm sau), kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, NXB Phụ nữ mới in. 19 - 5 - 2002 vừa qua, NXB Nghệ An, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, UBND Thị xã Cửa Lò cùng phối hợp tái bản. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Nghệ An, tôi coi trường ca là một tình cảm riêng tư đối với Bác Hồ, một người Việt cô đơn nhất!
R. Rượu vốn là đồ uống mà anh ưa thích nhất. Hà Nội có bao nhiêu quán rượu mà anh đã tới? Một kỷ niệm sâu sắc nhất của anh về rượu và bạn rượu?
- Rượu quê, nếp xịn. Hầu hết các quán nghèo. Nhưng quyết theo tiêu chí của người xưa - Ngồi với ai, ở đâu, mới đến ăn gì.
- Uống rượu với hoạ sĩ, thi sĩ Tường Vân (gốc Hà Nội, lập nghiệp Hải Phòng, sinh 1942, mất 1987) là nhiều kỷ niệm nhất.
S. Sài Gòn có phải là thành phố mà anh yêu thích không? Đã bao lâu, anh chưa vào thành phố ấy?
- Yêu thích, nhưng không thể sống. Hình như mảnh đất đó làm cho các văn nghệ sĩ gốc Bắc hay nói xấu lẫn nhau.
- Từ 1993, sau khi vẽ cho Đoàn xiếc Thành phố Hồ Chí Minh.
T. Tự bạch là tập thơ trữ tình (NXB Văn học) gây được tiếng vang của anh. Xin anh nói đôi điều về đứa con tinh thần yêu quý này?
- Tập thơ riêng đầu tiên. 60 bài, bị duyệt bỏ 1, còn 59. Nhút nhát nên rất sợ tiếng vang, vì tiếng vang rồi sẽ tắt. Miễn là thấy bằng lòng với cách đi riêng của mình!
U. U50 là đội bóng của anh. Còn đội bóng nào của nước ngoài mà anh yêu thích nhất? Anh ưa thích nhất điều gì? Điều gì làm anh căm ghét?
- Braxin - đó là những nghệ sĩ sân cỏ của mọi thời đại.
- Biết thua người khác.
- Thói đố kỵ còn nguy hiểm hơn cả tội ác. Thói đố kỵ ở chốn quan trường làm cho con người tham lam, u tối, hèn mọn, man rợ và ô nhục!
V. Vợ con có phải là điều anh quan tâm nhất không? Có cô gái nào từng làm anh khốn khổ chưa?
- Gia đình, công việc, bạn hữu, rong chơi. Nói như văn hào Nga Tônxtôi, có một người, nhưng phải nhảy vào quan tài rồi mới tiết lộ.
X. Xem phim có phải là sở thích của anh không? Anh có nhận xét gì về phim ta hiện nay?
- Xem phim hành động (để "nghỉ nghĩ"). Phim lịch sử, dã sử (để học người xưa).
- Giả, nhạt, ẩu.
Y. Yêu bạn, chiều bạn là nét tính cách đặc trưng của anh! Thiếu bạn, anh sẽ sống thế nào?
- Coi như chết rồi.
Z. "Giữa dòng đời như nước cuốn...", anh tìm sự tĩnh lặng ở đâu
- Trong đầu mình!
Nhà Thơ TRỊNH THANH SƠN thực hiện
(nguồn: TCSH số 166 - 12 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy là tròn 9 tháng sau Đại hội Văn nghệ toàn Tỉnh lần thứ 9, một trong những kiến nghị quan trọng của Đại hội đã được cơ quan quản lý cấp trên chính thức chấp thuận: cùng với việc đổi tên Hội Văn nghệ Thừa Thiên-Huế thành “Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế”.

  • LTS: Nhân Đại hội Chi hội Nhà báo tạp chí Sông Hương, toà soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Hồ Thế Hà, thành viên hội đồng biên tập Sông Hương - tổng lược khái quát những giai đoạn qua “chân dung” các nhà văn đã từng làm Tổng biên tập. Có thể nhiều nhận xét chưa thật mỹ mãn, đôi chỗ còn né tránh, dè dặt nhưng cũng là có cái nhìn “ngoái lại” để ước mơ dự cảm tới tương lai...                                                TCSH

  • ...người sáng tác phải dày công và phải có trình độ uyên thâm để xử lý những chất liệu đó và biến nó thành của mình nhưng lại phải mang được hơi thở của cuộc sống hiện đại...

  • Trong “làng văn nghệ”, lo Tết sớm nhất là những người gánh thêm vai “cộng tác viên” các tờ báo.

  • Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Tòa ... chúng tôi xin "khởi tố" một vụ tỏ tình bằng "thơ tán trai" nhằm "minh oan" cho thế giới đàn ông và cũng là để trả lại sự bình đẳng vốn có từ hai phía của sợi tơ hồng mà có khi lại là sợi dây oan! 

  • VĂN GIÁNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng. 

  • Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.