Khi

09:23 19/03/2008
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Tòa ... chúng tôi xin "khởi tố" một vụ tỏ tình bằng "thơ tán trai" nhằm "minh oan" cho thế giới đàn ông và cũng là để trả lại sự bình đẳng vốn có từ hai phía của sợi tơ hồng mà có khi lại là sợi dây oan! 

Đà Lạt sương mơ

Chữ tình (động từ) xưa nay vẫn khi chìm trong cảnh giới trong sáng mù lòa hoặc khi trồi lên trên niềm đớn đau quyến rũ đối với mọi trái tim có dòng máu đỏ chạy qua. Huống nữa là giống hữu tình ! Hèn chi đến cụ Nguyễn Tiên Điền cũng phải thốt lên kinh ngạc trước những gì tưởng chừng như nghịch lý "Lạ cho mắt sắt cũng ngây vì tình".
Lại nữa, cũng xưa nay, mặc dầu chữ tình trong quan hệ "đối tác" giữa male và female vẫn là sự dan díu "có đi có lại" nhưng không hiểu vì sao đó, người đời đã quen thói hiểu ngầm rằng phái mày râu là "thủ phạm" còn phái đẹp chỉ là những kẻ "tòng phạm". Bởi vậy mà theo ngôn ngữ thời thượng, những bài thơ tình vụng về nói chung haợc những bài thơ tình chưa đạt tới ngưỡng nào đó, người ta thường "định danh" cho nó là "thơ tán gái". Sao lại không gọi là thơ "tán trai" khi chính những bài thơ tỏ tình ấy lại được đẻ ra từ các thi sĩ mặc váy?
Vì sự thiếu công bằng đó, nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Tòa ... chúng tôi xin "khởi tố" một vụ tỏ tình bằng "thơ tán trai" nhằm "minh oan" cho thế giới đàn ông và cũng là để trả lại sự bình đẳng vốn có từ hai phía của sợi tơ hồng mà có khi lại là sợi dây oan!
Nguyên cớ là do một chuyến đi viết ở chốn sương mù Đà Lạt, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã "ngứa nghề" trước một má hồng vu vơ nào đó với những lời "mùi mẫn" như sau :                    
                               
Má hồng Đà Lạt
                               Thông thì xanh, gió thì lạnh se se
                                Sao má em lại hồng đến thế
                                Ngẩn ngơ anh quên lối về
                                Đường Đà Lạt vòng vèo cùng nỗi đam mê

                                Anh lang thang giữa đại ngàn
                                                                                Lâm Viên ngào ngạt
                                Chẳng thấy bông nào thơm bằng má em
                                Anh dang tay giữa Đồi Cù gọi nắng
                                Chẳng thấy nắng nào ấm bằng má em

                                Anh đào rụng tơi bời tức tưởi
                                Hường xù gai như nhím xù lông
                                Hoa quỳnh trốn vào đêm mới nở
                                Má hồng bị ghen, ghen lạ ghen lùng

                                Mi-mô-ja vàng say lòng du khách
                                Hồng vào mùa chín đỏ trời thu
                                Hoa cao nguyên muôn màu tươi tốt thế
                                Chỉ có má hồng làm anh tương tư

                                Trong bát ngát sương mù anh bỗng nhận ra Đà Lạt
                               Mặt trời mọc lên từ má em hồng.
                                                                                Đà Lạt 9-1998
                                                                             Nguyễn Quang Hà
Điều lạ là bài thơ này chỉ "lưu chiểu" trong đám bạn bè cùng giới ở Đà Lạt nhưng không biết bằng cách nào, nó đã lọt ra ngoài, đến tai một nữ sĩ mang biệt danh Hồng Nương. Chắc hẳn Hồng Nương phải là "giống hữu tình" nên nàng đã "vận vào" rồi "xôn xao nỗi lòng" và không hề tỏ ra e lệ khi "tự thú" với Sông Hương :
                                Mới hay là giống hữu tình
                                (Gửi người Sông Hương say "Má hồng Đà Lạt"
                                                                Sông Hương nước chảy đôi dòng
                                                                Vẫn e bên thú bên tòng Huế ơi !
                                                                                                H.N.
                                Đa tình là Nguyễn Quang Hà
                                Sương mù Đà Lạt nhìn ra má hồng
                                Đã rằng ... má của ngàn thông
                                Càng se gió lạnh càng không hao gầy

                                Bằng lăng giận tím trời mây
                               Dám quên giời đất để say má hồng?

                                Phải chàng họ Thúc đó không,
                                Nửa vành trăng khuyết vẫn hồng ... ba sao...

                                Một vùng trời thắp đất cao
                                Má hồng em đấy, xôn xao hỡi lòng
                                                                                Đà Lạt 28 - 11- 1998
                                                                                         Hồng Nương
Đọc qua, cứ ngỡ nàng là Tiểu thơ vị bùa mê, ai ngờ chính kẻ bỏ bùa cũng bị trái ngọt vườn cấm ám thị vào cuối tuần trăng mật để rồi sinh bệnh tương tư :     
Nhận thơ nữ sĩ Hồng Nương
                                Ngỡ lạc trong cõi Nghê Thường... đắm say
                                Ngỡ em đang ở đâu đây
                                Mắt đen... đánh đắm lòng này... mất thôi
                                Bất đồ anh gọi : Hồng ơi
                                Em thưa... Tím cả một trời bằng lăng
                                Từ đêm Ngọc Hải... dùng dằng
                                Lạc đâu một cánh chim bằng... tương tư.
Khốn khổ cho kẻ đa tình, khi viết xong những dòng gan ruột đó cho Nàng thơ thì hắn mới ngẩn tò tè ra rằng, Hồng Nương là ai? ở đâu? Để gửi đi? Hẵn cuống cuồng lên "Một hai quên đất quên trời, sẵn sàng chết với hương đời... là ta". Không biết hắn mê hay ngộ mà dám nói đến "điềm gở" để đùa với ái tình? Đoạn thơ "nối dài nỗi nênh" của hắn sau đây chẳng phải là một bằng cớ đó sao?
                                Hỡi lòng... Như lửa... xôn xao
                                "Má hồng em đấy" cánh đào đầu xuân
                                Sá gì núi cách sông ngăn
                                Gửi môi theo gió bất thần hôn em
                                Cứ hồ nghe má nóng lên
                                Ấy là anh đã ở bên em rồi
                                Một hai quên đất quên trời
                                Sẵn sàng chết với hương đời... là ta!
Ôi, không biết Hồng Nương là ai? Liệu nàng có làm nên một T.T.KH nồng nàn bí ẩn, nồng nàn lưu danh nữa hay cũng chỉ là một thoáng lẳng lơ "không để lại dấu vết" trong thăm thẳm cõi tình?!
Nguồn: TCSH, 3.1999)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy mà, đã hơn 50 năm, từ những năm tháng trẻ tuổi… Huế, ngày ấy đã xa. Đã là kỷ niệm. Đã mất đi nhưng vẫn không ngừng sinh nở. Như những câu thơ, một thời…

  • Việt Đức - Võ Quê - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Văn Vũ - Lê Phùng - Thùy Phương - Trần Băng Khuê

  • Trại sáng tác văn học với chủ đề “Vinh Xuân - Mùa biển gọi” do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Vinh Xuân tổ chức, diễn ra trong thời gian từ ngày 3/5 đến ngày 10/5/2024, gồm 14 nhà văn, nhà thơ và 1 nhạc sĩ khách mời, đã cho ra đời 58 tác phẩm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngày 18/9/1945, tại số 43 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thuận Hóa, Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Thừa Thiên - tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập.

  • CHU SƠN

    Cuối năm 1963 tôi từ Hội An ra Huế để nhận lại tập thơ Quê Nhà và giấy phép xuất bản tại nha thông tin Trung Việt.

  • TRẦN DZẠ LỮ

    Gần một đời người làm thơ, sống giữa Sài Gòn với bao nhiêu thăng trầm dâu bể, có những ngày đói rách, lang thang. Bạn bè thì nhiều, có kẻ nhớ người quên sống khắp cùng đất nước, nơi đâu cũng để lại trong tôi ít nhiều kỷ niệm.

  • (SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc... 

  • Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút ngày 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

  • LTS: Ngày 17-7-1988 nhà thơ THANH TỊNH đã qua đời tại Hà Nội sau một cơn bệnh nặng, thọ 77 tuổi. Tưởng niệm nhà thơ, người anh người đồng nghiệp đáng kính của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Hoàng Trung Thông và đoạn trích trong Điếu văn đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội văn nghệ B.T.T ngày 19-7-1988.

  • DƯƠNG THỊ NHỤN

    Tôi biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung là hàng xóm cũ của tôi những năm 90 của thế kỉ trước. Chị Dung là cháu ruột lại gần nhà ông ở phố Điện Biên Phủ nên rất thân thiết với ông. Tôi chỉ nghe chuyện và đọc truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung.

  • LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Trong số bạn bè thân tình của tôi, Ngô Minh rất “lạ”. Lạ đầu tiên là… nhỏ thó. Người thấp bé, tròn vo, tròn vo từ mấy chục năm ni luôn, chừ lại suốt ngày (e cả suốt đêm) ngồi máy tính viết bài.

  • Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Nhằm thẳng quân thù mà bắnThuyền trưởngRừng xưa xanh lá ;Kiếp chóNhững người rách việc; Chuyện kể năm 2000... đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 18.12. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bước vào sáng tác văn chương từ năm 20 tuổi và đã có một bút lực dồi dào để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

  • Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 , quê  làng Trà Vi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình.

  • Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”...

  • Ở tuổi 89, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Nhà văn Trần Áng Sơn sinh ngày 12/7/1937 tại Hải Phòng, lớn lên ở Huế, trưởng thành ở Sài Gòn, mất ngày: 18/5/ 2014.

  • QUANG VIÊN

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vị tướng tài năng và đức độ. “Ông là một danh tướng, một nhà chính trị và nhà quân sự lỗi lạc” - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thốt lên khi nhớ về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như vậy. Trong cuộc sống tình cảm gia đình, cũng như ứng xử với văn hóa văn nghệ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hết sức chí tình, có những việc làm rất đáng khâm phục. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông rất hay: “Sáng trong như ngọc một con người”…