VŨ LÊ THẢO CHI
(12 tuổi)
Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.
Minh họa: Đặng Mậu Tựu
Năm Nguyệt mười ba, bố mẹ xin chuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh. Nghe đâu bố Nguyệt được cử làm giám đốc Công ty gì đó to lắm. Nguyệt và thằng Sơn được chuyển vào học ở một ngôi trường xinh xắn mang tên Võ Thị Sáu. Bạn mới thấy chị em Nguyệt nói tiếng Hà Nội lại trêu: "Đi Hà Lội mua cái lồi về lấu cơm lếp", Nguyệt không giận, chỉ thấy vui vui.
Nguyệt có khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt đen hiếng. Có lần nội Nguyệt đùa: "Mắt hiếng là hay ăn vụng". Thằng Sơn nghe được nó trêu Nguyệt hoài. Nguyệt ức lắm nhưng không làm gì được nó. Mặc dù vậy Nguyệt rất thương thằng Sơn. Có cái gì Nguyệt cũng dành phần cho nó. Nguyệt lại chăm ngoan, học giỏi nên có nhiều bạn muốn kết thân. Nhưng cũng có đứa ghen tị dèm pha. Có lần Nguyệt nghe con Hoa ngồi cùng bàn, bàn tán với mấy đứa con gái.
- Tụi bây có biết vì sao nhà con Nguyệt giàu không? Ba nó làm giám đốc Công ty Kiđôtôhô gì đấy nên được nhiều người đút lót lắm.
Nguyệt rất buồn.
Mẹ Nguyệt đẹp lắm. Ngoài ba mươi tuổi nhưng bà vẫn còn rất trẻ. Sáng sáng, mẹ Nguyệt dùng chiếc Dream chở hai chị em Nguyệt đến trường. Những khi bố mẹ vắng nhà, chị em Nguyệt đều có người đưa đi rước về. Bây giờ nhà Nguyệt ở trong một căn hộ rộng lắm, đẹp lắm, lại có nhiều phòng. Cổng ngoài lúc nào cũng khóa trái, nên Nguyệt ít được tiếp xúc với bạn bè như hồi còn ở Hà Nội. Nhưng bù lại, giờ Nguyệt và Sơn đòi gì bố mẹ cũng chiều. Sắp đến những ngày hè lý thú, bố mẹ hứa sẽ đưa chị em Nguyệt đi biển Vũng Tàu rồi còn hứa sẽ mua cho hai chị em hai cái đồng hồ thiệt xịn. "Trời ơi! đã quá trời". Thằng Sơn nhảy cẫng lên sung sướng tột độ.
Nhưng mọi cái đều đi vào giấc mộng. Nó không bao giờ đến với chị em Nguyệt. Niềm vui của chị em Nguyệt tan biến rồi! Mấy tháng nay, bố mẹ Nguyệt cứ hay gây gỗ, đốp chát nhau luôn. Có lần Nguyệt thấy mẹ dữ tợn gào lên kinh khủng.
- Ông là đồ ngu mới để công ty thua lỗ, phá sản như vậy, lại còn bị ra tòa. Nhục nhã quá trời. Tôi không thể nào sống với ông được nữa. Ông nuôi con Nguyệt, tôi nuôi thằng Sơn.
Nguyệt bịt tai lại, nằm khóc sưng cả mắt, thằng Sơn cũng nín thinh không nói một lời. Nguyệt nhớ đến lời con Hoa. Một ý nghĩ lóe trên đầu Nguyệt. "Mình và thằng Sơn phải đi xa ngôi nhà độc ác này".
Nguyệt bảo với Sơn.
- Em có đi với chị không?
- Đi đâu? - Thằng Sơn ngạc nhiên.
- Đi đâu cũng được miễn đi khỏi nhà này.
- Thế chị em mình không đi học nữa à?
- Chị chán lắm!
- Nhưng mà em sợ lắm, nhỡ đói lấy gì mà ăn, chứ em muốn đi lắm. Dạo này, hở một tí là bố mẹ lại quát mắng em chứ chẳng chiều em như trước nữa.
- Sợ cái đếch gì, mình có tiền bỏ ống hôm Tết ấy.
Do dự một lúc rồi thằng Sơn cũng đồng ý. Hai đứa thì thầm to nhỏ, quyết định ngày mai sẽ đi vào lúc bố mẹ đi vắng. Nguyệt và Sơn lấy chiếc ba lô nhỏ mà Nguyệt thường đựng sách vở đi học để đựng áo quần, một ít sách vở và tiền bỏ ống được 50.300 đ. Hai chị em Nguyệt dắt tay nhau đi hết phố này đường khác. Nguyệt chả bao giờ được bố mẹ đưa đi phố kể từ ngày vào Sài Gòn. Nên cái gì Nguyệt cũng thấy xa lạ, thích thú. Nguyệt và Sơn không còn thấy buồn, các quầy đồ chơi đã cuốn hút chúng. Thằng Sơn nằng nặc đòi mua khẩu súng nhựa bắn nước rất đẹp. Nguyệt cũng chiều em. Đến một quán kem vệ đường, Nguyệt mua hai cốc kem ngồi ở đấy ăn. Bỗng một thằng bé chừng 6 tuổi, gầy guộc, mặt mũi lem luốc, sau lưng địu một đứa em nhỏ xíu. Thằng bé đi lại phía chị em Nguyệt. Nó không xin chỉ đưa ánh mắt thèm thuồng. Bỗng đứa em đằng sau nó gần lộn ngược xuống. Nguyệt hoảng hốt kêu lên:
- Ngã em bây giờ.
Thằng bé chỉ cười, nó còn đung đưa cái địu như muốn vứt em nó xuống đường trông mà ghê!
Nguyệt mua một cốc kem cho nó rồi hỏi:
- Ba mẹ em ở đâu?
- Ga - thằng bé trả lời cộc lốc.
- Em bé được mấy tuổi rồi?
- 2 tháng.
- Nó bé thế thì lấy gì cho nó ăn?
- Có sữa.
- Đâu? - Nguyệt tò mò.
Thằng bé lấy ra một cái chai, phía trên có cái núm vú, trong đựng toàn nước gì mà đục ngầu. Nó xoay em lại nhét vào miệng em, đứa bé bộp lấy bộp để. Đôi mắt đứa bé đỏ dại, cái miệng nhóp nhép, còn nó thì cười. Nguyệt trách nó rồi cho nó 1000 đ. Nó ngạc nhiên nhìn Nguyệt rồi bỏ đi. Nguyệt miên man nghĩ "Trên đời này tại sao lại có những người khổ như vậy! Nếu mình không lo cho thằng Sơn thì mình với thằng Sơn chắc cũng lang thang vất vưởng như thằng bé! Không, mình không để thằng Sơn phải chịu như vậy”. Bạch bạch tiếng xe hon-da làm cắt đứt dòng suy nghĩ của Nguyệt. Trời ơi! Có phải mẹ đó không? Mẹ khác xa rồi mẹ ơi! Mẹ đang ngồi với một người đàn ông không phải là bố. Thời gian đã làm thay đổi mẹ quá nhiều rồi, chắc bố cũng thế thôi. Chắc họ cũng chẳng cần gì đến mình nữa. A, đúng rồi, Nguyệt nhớ hè vừa rồi, o Nguyệt từ Huế vào, o rất thương hai chị em Nguyệt. Mong hai đứa ra ở với o vì o độc thân mà. Đúng rồi mình sẽ ra Huế. Nghĩ vậy Nguyệt nắm tay thằng Sơn rảo bước về phía sân ga. Nơi ấy có bao điều xảy ra với chị em Nguyệt...?
V.L.T.C
(TCSH55/05&6-1993)
HƯƠNG LANHôm ấy là chủ nhật, tôi nghỉ hè đã được một tuần. Đúng như lời mẹ hứa, chiều nay mẹ đưa tôi ra ga đón chuyến tàu từ Sài Gòn về Huế. Mẹ nói với tôi rằng mùa hè năm nay con sẽ được gặp chị Nhi và anh Zét con cậu Trường. Tôi chẳng biết cuộc gặp gỡ ấy là như thế nào, nhưng thấy mẹ luôn hồi hộp chờ đợi, tôi cũng mong mỏi theo.
Nguyễn Trương Khánh Thi - Phạm Xuân Sơn - Kiều Hữu Hoà - Mai Hoàng Hanh - Phạm Minh Giang
COMTESSE DE SÉGURLGT: Cuốn truyện dài CHÚ QUỶ NHỎ TỐT BỤNG (Nxb. Phụ Nữ) của nhà văn Pháp Comtesse De Ségur do Phương Quỳnh dịch từ nguyên bản đã mở ra một chiều không gian mới lạ song rất gần gũi với thế giới cổ tích Việt . Chương II: Cô bé mù Juliette, bằng hơi ấm tình người đã thắp lên trong tâm hồn cậu bé Charles ngọn sáng tuy chưa thật lung linh như ý muốn.
LGT: Trong những ngày hè rộn rã (từ 13 đến 24-7-2008) Hội Liên hiệp VHNT TT. Huế, Nhà Thiếu nhi Huế, Phòng văn hoá Thành phố đã tổ chức Trại sáng tác Văn học Thiếu Nhi với sự góp mặt của 40 trại sinh. Các em đã được đi thực tế ở biển Cảnh Dương, tham gia đêm lửa trại trên vườn Quốc gia Bạch Mã... Kết quả, Trại đã thu nhận hơn 30 truyện ngắn, tản văn, tuỳ bút và 51 bài thơ. Tác phẩm của các em đã thể hiện sự phong phú về đề tài dựa trên những xúc cảm hồn nhiên, trong sáng và đầy hoài vọng...Sông Hương xin giới thiệu một số tác phẩm từ Trại viết này.
MINH HUẾNhững nét vẽ mùa thu vàng úaLá mục màu động khẽChạnh nhau
TRƯỜNG GIANGLGT: Thật hiếm khi Tòa soạn nhận được một truyện ngắn miêu tả hết sức sinh động và kỳ thú về cuộc sinh tồn của những con vật gần gũi nhất với chúng ta hằng ngày: một gia đình Gà tội nghiệp mất con, chú Mực dũng cảm, mèo Milô lanh lợi và cá tính, lũ rắn độc địa... Tất cả nhân vật đó được tác giả trẻ Trường Giang “gom lại” trong khu vườn nhỏ yêu thương nhưng đầy hiểm họa.Sông Hương xin giới thiệu truyện ngắn này như một món quà ý nghĩa tặng các cháu cùng bạn đọc nhân dịp Trung thu.
HẢI THIHôm nay, mình đã có một buổi sáng rất ý nghĩa. Là món quà ông già Noel tặng cho mình nhân dịp Giáng sinh tuổi 18? Đối với mình, cùng với món quà Noel năm đó mà ba mẹ đã thay mặt ông già Noel tặng cho mình, khiến tuổi thơ mình được trọn vẹn với niềm tin vào những điều kỳ diệu, món quà năm nay cũng là một món quà vô giá mà mình may mắn được nhận trong đời: một buổi sáng đến với trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi.
DIỆU NGUYÊN - NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI - TRƯƠNG XƯƠNG
TRẦN THUỲ MAILTS: Tập truyện "Người khổng lồ núi Bạc" của nhà văn Trần Thuỳ Mai vừa được giải 3 cuộc vận động sáng tác văn học "Vì tương lai đất nước" do Nhà Xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Sông Hương xin trích một chương trong tập truyện này gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi nhân dịp Tết Trung Thu năm nay.
TRẦN LAN VINH...Nắng giải oanRâu ngô tíaMắt cô MíaVía cô Bầu...
LÊ DUY PHƯƠNG...con xoècon dangcon sàcon nhảy...
MA VĂN KHÁNGỨ ừ, không đi học đâu!Ứ ừ, không đi học đâu!
DƯƠNG THỊ HIỀNMong mãi rồi cũng được về quê cũ. Nắng tháng 7 chói chang phả vào mặt ran rát. Hôm nay tôi lại đi giữa đường quê, gom nhặt những ký ức lấm lem thời thơ dại. Con đường này là nơi tôi đến trường, nơi những trưa hè tôi đầu trần chân đất chạy bắt chuồn chuồn cùng tụi bạn. Đường quê cát bụi lọt giữa hai hàng trinh nữ - loài hoa trắng hồng phơn phớt mà ngày xưa tôi thường ngắt cài lên đầu chơi trò cô dâu chú rể. Cô dâu là tôi - một con bé tóc khét lẹt mùi nắng, quần xắn tới đầu gối, hai tay còn ôm gùi lúa vừa đi mót về...
MAI PHƯƠNG - NGUYỄN QUỲNH THI - LY LY
HỒNG NHUTruyện ngắn Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá.
PHAN TUẤN ANHTruyện ngắnCô bé vừa chuyển đến ở nơi vắng vẻ này. Thế là cô bé trở thành hàng xóm của hắn. Hắn biết ngay điều ấy, mặc dù, hắn là người ít để ý những gì nằm ngoài ngôi nhà của mình. Hoàn cảnh không cho phép hắn được biết nhiều.
LÂM THỊ MỸ DẠTruyện ngắn Chúng tôi có khoảng vài trăm triệu sinh mệnh sống trong một ngôi nhà xanh đã chục năm. Thỉnh thoảng ông chủ chúng tôi lại mở cửa nhìn chúng tôi âu yếm, vẻ mặt đượm buồn.
...Em thơ đọc sáchHoa sứ rụng đầyVừa thơm vừa rụngSao lìa được cây?...
Về quê thăm lại cánh đồngBờ ngang, kẹ dọc mênh mông là đường
Hoa phượng dập tắt lửa rồiLặng im chẳng thấy một lời ve kêu