Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Nguyễn Thị Việt Hà.
- Ngay khi scandal với Phạm Hồng Phước vừa lắng xuống, chị phát hành tập thơ. Điều này có thể bị cho là lợi dụng thời điểm để quảng bá sản phẩm. Chị nghĩ sao?
- Tôi biết thể nào rồi mình cũng nghe được thắc mắc như vậy. Sự ra đời của một tập sách không phải là bất thần, đột ngột, mà đó là một sự chuẩn bị lâu dài. 62 bài (trong đó có Khi chúng ta già) là tập hợp thơ tôi làm trong nhiều năm. Scandal với Hồng Phước, nói đúng hơn là Phước "mượn" thơ tôi mà không xin phép, xảy ra là điều không mong muốn. Tôi quyết liệt bảo vệ bài thơ của mình đơn giản là tôi trân trọng cảm xúc chính mình, trân trọng ước mơ của tôi và người tôi yêu.
Chọn thời điểm này phát hành, tôi không có gì để giải thích nhiều. Vì tôi tin, văn chương có nhiều cách để tồn tại chân chính mà chẳng phải có sự "ăn theo" nào. Lẽ dĩ nhiên, tôi mong được độc giả đón nhận tác phẩm, muốn thơ mình được ngân lên trong muôn giai điệu cuộc sống. Việc của tôi và Phước đã qua rồi. Tập thơ của tôi sẽ vẫn ra đời dù có ra sao và vào thời điểm nào. Mọi việc sẽ tiếp diễn như nó vốn có. Mà bạn thấy đấy, tôi không chỉ có một bài thơ Khi chúng ta già.
- Mỗi bài thơ trong "Khi chúng ta già" đều hiển hiện cảm xúc của người phụ nữ sống bình dị, nhưng tâm hồn sâu sắc, tinh tế. Nhân vật "em" ở các bài thơ phải chăng biểu thị cho tâm hồn chị?
- "Em" có thể là bạn tôi, em tôi, những người con gái tôi đã gặp... và tôi viết những điều tôi cảm nhận ở họ. Nhưng phần lớn nhân vật xưng "em" trong những bài thơ tình chính là tôi. Tôi tâm sự, tôi giãi bày về cuộc đời mình.
- Với chị, viết là để bày tỏ nỗi lòng, tình cảm, hay là một nghiệp, một bản năng thôi thúc?
- Cả hai lý do bạn nêu đều đúng cả. Tôi viết cho tiếng lòng, đam mê, khát vọng của mình, và cả những người đã yêu thương, tin tưởng, trông đợi... Tôi viết như để thở vậy.
- Tình yêu và hạnh phúc lứa đôi tràn ngập trong tập thơ. Vậy nàng thơ nào đã gợi thi hứng cho Nguyễn Thị Việt Hà?
- Tình yêu, hạnh phúc là cảm hứng muôn đời trong thi ca và cũng là mong ước của tất cả chúng ta. Tôi là phụ nữ, khát khao ấy càng cháy bỏng nên tôi viết nhiều về tình yêu lúc hạnh phúc, khi lại day dứt khổ đau. Ở bất kỳ trạng thái nào tôi cũng không ngừng hy vọng vào những điều tốt đẹp tình yêu đem lại. Tôi tin và yêu rất mãnh liệt.
Hầu hết thơ tôi làm đều tặng cho mẹ, chị, em, những người bạn và người tôi yêu thương. Tôi hơi ngại ngùng khi chia sẻ thông tin ai là người tạo cho tôi thi hứng. Tôi chỉ có thể nói, chúng tôi đã "yêu nhau hơn tình yêu được biết". Người ấy không chỉ đồng hành cùng tôi qua mọi chặng đường thành công hay thất bại, thuận lợi hay khó khăn, lúc mạnh khỏe hay đau ốm... mà người ấy thật sự là bầu trời để tôi thoải mái sống trọn vẹn nhất có thể.
- Chị sinh sống và công tác ở miền Nam, vì sao thơ chị viết về làng quê lại đậm chất Bắc Bộ?
- À, tôi là người "một chốn bốn quê". Mẹ tôi là người Kinh Bắc, bố tôi là người Nam Định. Sau năm 1975 bố mẹ vào Cà Mau sống và năm 1978 sinh tôi ra. Tôi chủ yếu sống và làm việc ở miền Nam, thỉnh thoảng về quê thăm thôi.
Mẹ tôi vừa đẹp xinh vừa hay chữ, từ bé tôi đã được mẹ nuôi dưỡng tình yêu cánh đồng, con đường làng, gốc gạo, cậu bé chân đất, bà lão răng đen... nơi quê mẹ. Tâm hồn tôi ngấm tình yêu ấy từ khi còn rất nhỏ và lúc 7 tuổi, bài thơ đầu tiên là tôi viết về quê mẹ đấy. Mẹ tôi mất lâu rồi, khi tóc người còn chưa bạc, tôi viết về quê mẹ như một cách vỗ về nỗi nhớ thương mẹ tôi...
- Gia tài thơ của chị có khoảng bao nhiêu bài và lý do "Khi chúng ta già" đóng khung với con số 62 tác phẩm?
- Gia tài thơ của tôi có khoảng 100 bài. Quá nửa số ấy là thơ tình, còn lại là chủ đề về gia đình, quê hương hoặc ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống. 62 bài thơ trong tập "Khi chúng ta già" là những bài tôi ưng ý hơn cả.
![]() |
Tập thơ "Khi chúng ta già". |
- Con số 901 có ý nghĩa gì với chị, khi nó xuất hiện trên cả văn xuôi lẫn trong một bài thơ?
- Tôi có tập truyện ngắn phát hành tháng 3 mang tên "Bức thư tình thứ 901". Con số 901 chính là số ngày xa cách, tình yêu của chúng tôi cách trở bởi nhiều lý do. Tất nhiên đến ngày 902... thì tình yêu lại nồng nàn (cười). Những ngày cách biệt nhau, tôi đếm ngày, đếm tháng và mỗi ngày đều viết để vượt qua khoảng thời gian đó.
- Công việc hiện tại của chị và dự định chọn thơ là nghề nghiệp theo đuổi lâu dài?
- Tôi đang là Biên tập viên của tạp chí Văn Nghệ Cà Mau và là người thực hiện 100 câu chuyện ẩm thực trên khắp 64 tỉnh thành của chương trình Chiếc Thìa Vàng. Tôi đã bỏ công việc gắn bó 15 năm (trước kia tôi là giáo viên) để chọn văn chương là nghiệp. Mà bạn ạ, văn chương khi đã ngấm vào máu thì nó gây nghiện hơn cả ma túy.
- Trong năm nay chị đã cho ra mắt tập truyện, tập thơ, tiếp sau chị muốn trình làng đứa con tinh thần nào nữa?
- Thời gian qua tôi đã cho ra đời một tập thơ và hai tập truyện ngắn: Tập truyện ngắn Con đò và thiếu phụ (NXB Quân Đội); Bức thư tình thứ 901 (NXB Văn Hóa, Văn Nghệ); tập thơ Khi chúng ta già (NXB Văn học). Sắp tới vào tháng 7 và 8 tôi ra mắt tiểu thuyết đầu tay: Bình minh mùa thu (NXB Quân Đội); tuyển tập truyện ngắn: Mưa vẫn rơi ngoài hiên (NXB Văn Học).
Theo Lam Thu - vnexpress
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.