Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Nguyễn Thị Việt Hà.
- Ngay khi scandal với Phạm Hồng Phước vừa lắng xuống, chị phát hành tập thơ. Điều này có thể bị cho là lợi dụng thời điểm để quảng bá sản phẩm. Chị nghĩ sao?
- Tôi biết thể nào rồi mình cũng nghe được thắc mắc như vậy. Sự ra đời của một tập sách không phải là bất thần, đột ngột, mà đó là một sự chuẩn bị lâu dài. 62 bài (trong đó có Khi chúng ta già) là tập hợp thơ tôi làm trong nhiều năm. Scandal với Hồng Phước, nói đúng hơn là Phước "mượn" thơ tôi mà không xin phép, xảy ra là điều không mong muốn. Tôi quyết liệt bảo vệ bài thơ của mình đơn giản là tôi trân trọng cảm xúc chính mình, trân trọng ước mơ của tôi và người tôi yêu.
Chọn thời điểm này phát hành, tôi không có gì để giải thích nhiều. Vì tôi tin, văn chương có nhiều cách để tồn tại chân chính mà chẳng phải có sự "ăn theo" nào. Lẽ dĩ nhiên, tôi mong được độc giả đón nhận tác phẩm, muốn thơ mình được ngân lên trong muôn giai điệu cuộc sống. Việc của tôi và Phước đã qua rồi. Tập thơ của tôi sẽ vẫn ra đời dù có ra sao và vào thời điểm nào. Mọi việc sẽ tiếp diễn như nó vốn có. Mà bạn thấy đấy, tôi không chỉ có một bài thơ Khi chúng ta già.
- Mỗi bài thơ trong "Khi chúng ta già" đều hiển hiện cảm xúc của người phụ nữ sống bình dị, nhưng tâm hồn sâu sắc, tinh tế. Nhân vật "em" ở các bài thơ phải chăng biểu thị cho tâm hồn chị?
- "Em" có thể là bạn tôi, em tôi, những người con gái tôi đã gặp... và tôi viết những điều tôi cảm nhận ở họ. Nhưng phần lớn nhân vật xưng "em" trong những bài thơ tình chính là tôi. Tôi tâm sự, tôi giãi bày về cuộc đời mình.
- Với chị, viết là để bày tỏ nỗi lòng, tình cảm, hay là một nghiệp, một bản năng thôi thúc?
- Cả hai lý do bạn nêu đều đúng cả. Tôi viết cho tiếng lòng, đam mê, khát vọng của mình, và cả những người đã yêu thương, tin tưởng, trông đợi... Tôi viết như để thở vậy.
- Tình yêu và hạnh phúc lứa đôi tràn ngập trong tập thơ. Vậy nàng thơ nào đã gợi thi hứng cho Nguyễn Thị Việt Hà?
- Tình yêu, hạnh phúc là cảm hứng muôn đời trong thi ca và cũng là mong ước của tất cả chúng ta. Tôi là phụ nữ, khát khao ấy càng cháy bỏng nên tôi viết nhiều về tình yêu lúc hạnh phúc, khi lại day dứt khổ đau. Ở bất kỳ trạng thái nào tôi cũng không ngừng hy vọng vào những điều tốt đẹp tình yêu đem lại. Tôi tin và yêu rất mãnh liệt.
Hầu hết thơ tôi làm đều tặng cho mẹ, chị, em, những người bạn và người tôi yêu thương. Tôi hơi ngại ngùng khi chia sẻ thông tin ai là người tạo cho tôi thi hứng. Tôi chỉ có thể nói, chúng tôi đã "yêu nhau hơn tình yêu được biết". Người ấy không chỉ đồng hành cùng tôi qua mọi chặng đường thành công hay thất bại, thuận lợi hay khó khăn, lúc mạnh khỏe hay đau ốm... mà người ấy thật sự là bầu trời để tôi thoải mái sống trọn vẹn nhất có thể.
- Chị sinh sống và công tác ở miền Nam, vì sao thơ chị viết về làng quê lại đậm chất Bắc Bộ?
- À, tôi là người "một chốn bốn quê". Mẹ tôi là người Kinh Bắc, bố tôi là người Nam Định. Sau năm 1975 bố mẹ vào Cà Mau sống và năm 1978 sinh tôi ra. Tôi chủ yếu sống và làm việc ở miền Nam, thỉnh thoảng về quê thăm thôi.
Mẹ tôi vừa đẹp xinh vừa hay chữ, từ bé tôi đã được mẹ nuôi dưỡng tình yêu cánh đồng, con đường làng, gốc gạo, cậu bé chân đất, bà lão răng đen... nơi quê mẹ. Tâm hồn tôi ngấm tình yêu ấy từ khi còn rất nhỏ và lúc 7 tuổi, bài thơ đầu tiên là tôi viết về quê mẹ đấy. Mẹ tôi mất lâu rồi, khi tóc người còn chưa bạc, tôi viết về quê mẹ như một cách vỗ về nỗi nhớ thương mẹ tôi...
- Gia tài thơ của chị có khoảng bao nhiêu bài và lý do "Khi chúng ta già" đóng khung với con số 62 tác phẩm?
- Gia tài thơ của tôi có khoảng 100 bài. Quá nửa số ấy là thơ tình, còn lại là chủ đề về gia đình, quê hương hoặc ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống. 62 bài thơ trong tập "Khi chúng ta già" là những bài tôi ưng ý hơn cả.
![]() |
Tập thơ "Khi chúng ta già". |
- Con số 901 có ý nghĩa gì với chị, khi nó xuất hiện trên cả văn xuôi lẫn trong một bài thơ?
- Tôi có tập truyện ngắn phát hành tháng 3 mang tên "Bức thư tình thứ 901". Con số 901 chính là số ngày xa cách, tình yêu của chúng tôi cách trở bởi nhiều lý do. Tất nhiên đến ngày 902... thì tình yêu lại nồng nàn (cười). Những ngày cách biệt nhau, tôi đếm ngày, đếm tháng và mỗi ngày đều viết để vượt qua khoảng thời gian đó.
- Công việc hiện tại của chị và dự định chọn thơ là nghề nghiệp theo đuổi lâu dài?
- Tôi đang là Biên tập viên của tạp chí Văn Nghệ Cà Mau và là người thực hiện 100 câu chuyện ẩm thực trên khắp 64 tỉnh thành của chương trình Chiếc Thìa Vàng. Tôi đã bỏ công việc gắn bó 15 năm (trước kia tôi là giáo viên) để chọn văn chương là nghiệp. Mà bạn ạ, văn chương khi đã ngấm vào máu thì nó gây nghiện hơn cả ma túy.
- Trong năm nay chị đã cho ra mắt tập truyện, tập thơ, tiếp sau chị muốn trình làng đứa con tinh thần nào nữa?
- Thời gian qua tôi đã cho ra đời một tập thơ và hai tập truyện ngắn: Tập truyện ngắn Con đò và thiếu phụ (NXB Quân Đội); Bức thư tình thứ 901 (NXB Văn Hóa, Văn Nghệ); tập thơ Khi chúng ta già (NXB Văn học). Sắp tới vào tháng 7 và 8 tôi ra mắt tiểu thuyết đầu tay: Bình minh mùa thu (NXB Quân Đội); tuyển tập truyện ngắn: Mưa vẫn rơi ngoài hiên (NXB Văn Học).
Theo Lam Thu - vnexpress
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.