Người muôn năm cũ

09:07 31/07/2008
TRẦN THÙY MAIThuở trước, mỗi đêm cuối năm, anh Hải Bằng bao giờ cũng đến thăm trụ sở Hội Văn nghệ, rồi túc tắc ngự trên chiếc xe babeta màu đỏ, ghé thăm nhà bạn bè thân hữu đó đây trước khi quay về để kịp đón giao thừa.

 Tôi nhớ có năm, nhà đang nấu bánh chưng, anh Hải Bằng đi vào, thấy các con tôi đang chơi pháo hoa Trung Quốc với các em bé trong khu tập thể. Năm ấy vừa có lệnh Tết không đốt pháo, nhưng các loại pháo của Trung Quốc như pháo chuột, pháo mèo, pháo bướm thì mới xuất hiện trên thị trường và được con nít rất mê. Anh Hải Bằng nhìn thấy những cái pháo chuột chạy lăng quăng xẹt lửa sáng ngời thì còn phấn khởi hơn cả mấy vị thiếu nhi đang chơi nữa, anh khăng khăng bắt tôi chỉ chỗ mua pháo và lập tức trong đêm phóng babeta đi ngay. Nửa giờ sau anh quay về, đốt một trận hoa cà hoa cải, rồi quay về nhà, đem pháo cho Tí và Bé (hai ái nữ của anh, khi đó còn nhỏ xíu).
 Nói về anh Hải Bằng, có lần anh Xuân Hoàng đã có bài thơ "vịnh" như sau:
 Nếu có người vừa dễ thương, vừa dễ ghét
 Vừa trong sạch thanh cao vừa ô nhiễm bụi đời
 Vừa khắc khổ như ông già, vừa ngây thơ như trẻ nít
 Thì đó chính là anh, người hay rủa nguyền tôi.

 Khi đó, anh Xuân Hoàng đang là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, làm bài thơ này để phác họa một cách bông đùa tính cách của vị hội viên khá đặc biệt, vẫn thường làm đau đầu các nhà phụ trách. Tính anh Hải Bằng rất nhạy cảm nên hở một tí là "nổ" như sấm sét, bất kể lớn nhỏ thân sơ. Nhưng anh không giận dai bao giờ, qua cơn nóng nảy thì lại "mi mi, tau tau", với một sự vồn vã hồn nhiên, không ai có thể không cảm động vì cái tính thân thiện trẻ thơ như thế!
 Khi nói về bản thân, anh thường nói về mấy điều mà anh hãnh diện: một là cháu bốn đời của Lãng Quốc Công Hồng Dật, tức là vua Hiệp Hòa, anh rất kiêu hãnh vì là dòng dõi quý tộc; hai là, từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp anh đã có mặt trong trung đoàn Trần Cao Vân, khi còn là một thiếu niên rất khôi ngô tuấn tú. Chiến tranh, bệnh tật và gian nan của những đoạn đời đã để lại nơi anh một hình hài khắc khổ. Có lần, tôi dẫn con trai tôi đến thăm một cuộc triển lãm của anh. Lúc đó cháu mới năm tuổi, nhìn thấy bác Hải Bằng, cháu hỏi tôi: "Mẹ ơi, trong người bác Hải Bằng có máu không?". Nhìn vào bề ngoài, anh trông như một ông già bảy mươi với thân hình khô đét, khuôn mặt thì móm mém, nhăn nheo (thời bao cấp, có lần sau khi phải chờ đợi rất lâu mới có được một hàm răng giả như ý, anh đã làm hai câu thơ: Nụ cười sáng chói răng nhà nước/Con mắt âm thầm: lệ cá nhân!).
 Dù hình hài mong manh, sức sống tinh thần của anh thật mãnh liệt. Anh là con người thực sự sống vì nghệ thuật, một đời say đắm với vẻ đẹp của thi ca và nghệ thuật tạo hình. Trong ngôi nhà anh ở tại đường Nguyễn Công Trứ, lúc nào cũng thấy ông già khắc khổ và hồn nhiên ngồi giữa một thế giới đầy tranh vẽ, tượng rễ cây, và thơ. Tựa hồ tất cả sức sống trong hình hài anh được chắt ra để hóa thân thành tác phẩm, rồi vẻ đẹp của tác phẩm lại là hương hoa nuôi sống cuộc đời miệt mài của anh.
 Là nhà thơ, anh cũng để tâm hồn lãng đãng với nhiều nàng thơ, nhưng chắc chắn cuộc đời nghệ thuật của anh được nuôi dưỡng bấy nhiêu năm qua bao gian nan sóng gió là nhờ sự hiện diện lặng lẽ của một nàng thơ lớn nhất: chị Chiến, vợ anh, người đã nâng đỡ và bảo bọc anh cho đến phút chót với trái tim nhẫn nại lớn lao. Khi anh ngự trong ngôi nhà của mình, đôi khi người ta có cảm tưởng anh là một vị Chúa tể, lại có khi tưởng anh là một đứa trẻ được nuông chiều. Sau này, trong một truyện ngắn tôi có miêu tả một người vợ buổi sáng đi mua món điểm tâm cho chồng dưới mưa bay, chỉ chăm chú che tô bún chứ chẳng nhớ che đầu. Đấy là hình ảnh chị Chiến mà tôi thường nhìn thấy những lần đến thăm nhà anh vào buổi sáng sớm, trước khi đi làm: cái dáng gầy mảnh mai của chị đã cho tôi một hình ảnh không phai mờ về sự tận tụy và tình yêu.
 Dù tôi viết văn cả đời chắc cũng khó mà xây dựng nổi một nhân vật có tính cách độc đáo, nhiều chiều như anh Hải Bằng. Hóm hỉnh và cay nghiệt, cau có và thơ ngây, anh là sự tổng hợp của nhiều cực đối lập nơi một tâm hồn. Giờ đây, mỗi lần xuân đến, không có ai đêm giao thừa lại xăng xái đến thăm cơ quan Hội rồi đi thăm nhà từng thân hữu. Có ai đón Tết hăm hở và náo nức như Hải Bằng, một "ông già" có trái tim trẻ thơ. Trẻ thơ để luôn luôn thấy cuộc đời này mới lạ, để luôn chờ đợi mỗi một ngày mai, mỗi một năm mới. Hình như số tuổi tuy chồng chất lên theo năm tháng, thân thể khô mòn nhưng tâm hồn anh không bao giờ già, bởi với anh cuộc đời dường như không bao giờ cũ đi, nó luôn mở ra những con đường để cho anh hăm hở, say mê. Và sau khi anh đi xa, những người thân chợt nhận ra: một phần phong vị trong bức chân dung cuộc đời đã mất.
 Năm nay xuân lại về. Đêm Giao Thừa, thắp nhang tôi lại sẽ nhớ về anh, như nhớ về một khuôn mặt thiết thân trong "Những người muôn năm cũ"...
 T.T.M

(nguồn: TCSH số 156 - 02 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy mà, đã hơn 50 năm, từ những năm tháng trẻ tuổi… Huế, ngày ấy đã xa. Đã là kỷ niệm. Đã mất đi nhưng vẫn không ngừng sinh nở. Như những câu thơ, một thời…

  • Việt Đức - Võ Quê - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Văn Vũ - Lê Phùng - Thùy Phương - Trần Băng Khuê

  • Trại sáng tác văn học với chủ đề “Vinh Xuân - Mùa biển gọi” do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Vinh Xuân tổ chức, diễn ra trong thời gian từ ngày 3/5 đến ngày 10/5/2024, gồm 14 nhà văn, nhà thơ và 1 nhạc sĩ khách mời, đã cho ra đời 58 tác phẩm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngày 18/9/1945, tại số 43 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thuận Hóa, Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Thừa Thiên - tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập.

  • CHU SƠN

    Cuối năm 1963 tôi từ Hội An ra Huế để nhận lại tập thơ Quê Nhà và giấy phép xuất bản tại nha thông tin Trung Việt.

  • TRẦN DZẠ LỮ

    Gần một đời người làm thơ, sống giữa Sài Gòn với bao nhiêu thăng trầm dâu bể, có những ngày đói rách, lang thang. Bạn bè thì nhiều, có kẻ nhớ người quên sống khắp cùng đất nước, nơi đâu cũng để lại trong tôi ít nhiều kỷ niệm.

  • (SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc... 

  • Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút ngày 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

  • LTS: Ngày 17-7-1988 nhà thơ THANH TỊNH đã qua đời tại Hà Nội sau một cơn bệnh nặng, thọ 77 tuổi. Tưởng niệm nhà thơ, người anh người đồng nghiệp đáng kính của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Hoàng Trung Thông và đoạn trích trong Điếu văn đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội văn nghệ B.T.T ngày 19-7-1988.

  • DƯƠNG THỊ NHỤN

    Tôi biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung là hàng xóm cũ của tôi những năm 90 của thế kỉ trước. Chị Dung là cháu ruột lại gần nhà ông ở phố Điện Biên Phủ nên rất thân thiết với ông. Tôi chỉ nghe chuyện và đọc truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung.

  • LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Trong số bạn bè thân tình của tôi, Ngô Minh rất “lạ”. Lạ đầu tiên là… nhỏ thó. Người thấp bé, tròn vo, tròn vo từ mấy chục năm ni luôn, chừ lại suốt ngày (e cả suốt đêm) ngồi máy tính viết bài.

  • Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Nhằm thẳng quân thù mà bắnThuyền trưởngRừng xưa xanh lá ;Kiếp chóNhững người rách việc; Chuyện kể năm 2000... đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 18.12. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bước vào sáng tác văn chương từ năm 20 tuổi và đã có một bút lực dồi dào để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

  • Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 , quê  làng Trà Vi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình.

  • Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”...

  • Ở tuổi 89, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Nhà văn Trần Áng Sơn sinh ngày 12/7/1937 tại Hải Phòng, lớn lên ở Huế, trưởng thành ở Sài Gòn, mất ngày: 18/5/ 2014.

  • QUANG VIÊN

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vị tướng tài năng và đức độ. “Ông là một danh tướng, một nhà chính trị và nhà quân sự lỗi lạc” - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thốt lên khi nhớ về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như vậy. Trong cuộc sống tình cảm gia đình, cũng như ứng xử với văn hóa văn nghệ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hết sức chí tình, có những việc làm rất đáng khâm phục. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông rất hay: “Sáng trong như ngọc một con người”…