Người đánh bẫy chim

10:36 30/06/2009
SORBON (Tajikistan)Sorbon sinh năm 1940 tại làng Amondar  trong một gia đình nông dân  thuộc  tập đoàn sản  xuất nông nghiệp. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Lenin của Tajikistan với bằng tiến sĩ ngôn ngữ học. Các tác phẩm của Sorbon xuất hiện lần đầu vào năm 1965. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông “Không phải tất cả đã được nói ra” xuất bản năm 1969. Nhiều truyện ngắn của ông mau chóng được thu thập lại, trong đó có truyện “Ngày đầu tiên đến trường” nói về một phụ nữ Tajikistan  trong Thế chiến thứ Hai, “Sự phòng thủ của đá” và “Người du mục” nói về sự thiết lập chính quyền Xô Viết tại ngôi làng ven sông Zeravshan, và “Áo khoác đồ sộ” nói về một cậu bé bị mất cha trong chiến tranh. Sorbon là nhà văn có tiếng tăm lớn của nền văn xuôi Tajikistan ở thập niên bảy mươi. Truyện ngắn “Người đánh bẫy chim” được viết năm 1974.

Chim đa đa

Thời điểm mong đợi lâu nay đã đến: Bầy chim non đang ra khỏi tổ. Dưới cặp mắt canh chừng của cha mẹ chúng, bầy chim con bắt đầu vỗ cánh. Anh đã leo cao lên núi, bắt những con chim bé tí, đem chúng về nhà và bỏ vào lồng. Anh là một người bẫy chim thực thụ, nhưng chỉ săn chim đa đa. Anh đặc biệt yêu thích những con chim này không những vì sự dễ chế ngự của chúng mà còn vì bộ lông đẹp đẽ và tiếng hót dễ thương của chúng.

Vào thời điểm này của năm, sân của anh được tập hợp lại như một cái chợ chim. Có những dãy lồng với những con chim mỏ đỏ. Trong tâm trạng mãn nguyện, anh sẽ đi vòng quanh, cẩn thận trông nom chúng. Anh sẽ bắt những con cào cào cho chúng từ những sườn đồi xanh cỏ. Ngay sau khi anh thả những con côn trùng vào trong lồng những con đa đa con sẽ hả họng ra, mỗi con, bụng đói, đều hy vọng được cho mình một món mồi ngon lành. Những con may mắn đã đớp được một miếng mồi lớn sẽ ngoạc đầu ra sau, bướng bỉnh, không chịu chia sẻ phần thưởng của nó cho những con khác. Đàn chim con mỗi ngày mỗi lớn, thường gây gổ đánh nhau. Chúng quá lớn, do đó quá chật chội để nhốt chúng trong lồng. Sau đó người đánh bẫy chim phải đưa những con mạnh nhất vào những cái lồng riêng. Những con ốm yếu anh sẽ cho bà con và bạn bè. Người đánh bẫy chim đặc biệt thương yêu một con đa đa hết sức dũng cảm với những cái cựa và đôi chân ngắn, mạnh mẽ như của một con đại bàng. Thân hình rắn chắc của nó khiến người đánh bẫy chim nhớ đến một hòn đá bóng láng dưới sông. Đây là một con chim đa đa hoàn hảo, một con chim sẽ chiến đấu đến cùng. Khi nó mệt, nó sẽ hả mỏ lớn ra và thở nặng nề cho đến khi chủ nó đuổi nó vào lồng trở lại. Beau - Đẹp, như tên người đánh bẫy chim đặt cho nó một cách đầy thương yêu và không hàm ý mỉa mai, có thể hót suốt ngày. Nhưng làm sao anh có thể đóng vai chim mồi một mình trong cuộc đi săn được chứ? Người đánh bẫy chim bắt đầu đặt những cái bẫy của mình một tuần lễ trước mùa lễ năm mới của đạo Hồi, chào mừng tiết Xuân phân. Anh sẽ tiến lên đồi cho đến tối với một con chim đa đa trong một cái lồng buộc sau lưng anh, gấu áo dài gấp lại dưới nịt, một cuộn dây làm bẫy, một con dao và một mớ móc gỗ trong tay. Vào lúc sáng sớm, anh sẽ bắt đầu đặt bẫy. Đầu tiên anh chọn một chỗ cho cái lồng, đoạn nhét một cái móc vào khoảng đất gần đó. Anh sẽ buộc một đầu cuộn dây bẫy vào cái móc và tháo toàn bộ cuộn dây ra từng khoảnh, gút thành từng vòng thòng lọng tới khoảng đất có gắn móc. Khi bẫy đã đặt xong, nó tạo thành một vòng tròn lớn. Những cái nút thòng lọng màu xanh đặt nhẹ trên cỏ và bụi cây thấp. Người đánh bẫy chim ngụy trang cho lồng chim đa đa đứng giữa những cái bẫy, đoạn ẩn nấp trong bụi rậm. Nếu con chim đa đa mồi im lặng, người đánh bẫy chim sẽ khuyến khích nó: “Hãy hót một bài cho ta, hỡi con chim mồi nhỏ bé của ta ơi! Mọi thứ đã sẵn sàng, do đó bây giờ mi có thể gọi bạn bè mi tới. Hãy hót một bài vui vẻ đi! Hãy sinh động đi nào!”

Mất kiên nhẫn vì mong đợi, anh sẽ uốn lưỡi trong vòm miệng và bắt chước tiếng kêu của một con đa đa mái. Hoặc, đánh nhẹ đầu chóp lưỡi qua trái, anh có thể bắt chước một con trống. Con chim mồi trong lồng sẽ hồi đáp và tuôn ra một bài ca thân hữu. Nhưng lần này, anh đã làm hơi hấp tấp. Người đánh bẫy chim đã làm bắn bùn lên Beau khiến nó ngưng hót. Sau một lúc, từ một khe núi ở xa xa vang lên giọng kêu của một con chim đa đa. Có một tiếng trả lời rõ ràng ở một nơi nào đó bên dưới và bên phải gần một con sông đang chảy xiết. Một con chim khác ở nơi nào đó quanh đây. Mặt trời  đang vượt qua các đỉnh núi, và cùng với nó, trỗi dậy tiếng kêu của những con chim, hòa thành một bản hợp xướng giao hưởng giao phối vui vẻ. Những con chim mái sẽ rùng rùng chạy về phía những con chim trống, kêu tíc tíc om sòm, đến nỗi tiếng dội lại nghe thấy được ở đàng xa. Đôi khi người đánh bẫy chim thấy một con mái chạy đến đáp lời gọi của Beau, quên mọi thứ khác và bỏ mặc nguy hiểm. Con chim mái sẽ bị một trong những cái bẫy tóm được và bắt đầu  hoảng hốt đập cánh. Sau đó người đánh bẫy chim sẽ bò ra khỏi chỗ ẩn nấp, đầu tiên ho một cái để không làm Beau sợ, giải phóng cho tù nhân số phận rủi ro khỏi cái móc, và nhét con chim vào trong áo sơ mi của mình. Anh sẽ đặt bẫy lại và tiếp tục ẩn nấp.

Nhưng khi đến thời kỳ sinh sản, người đánh bẫy chim sẽ lấy một con chim mái làm mồi, vào thời gian này trong năm, những con trống kích động và hiếu chiến một cách khác thường. Chúng sẽ chạy về phía có tiếng kêu mời gọi, với những cái đầu cúi thấp và trên cổ run rẩy những sợi lông xù ra. Đôi mắt chúng sẽ ngơ ngác và mờ mịt. Vào các thời kỳ ấy, tất cả những gì mà anh có thể làm là giữ cho các bẫy không bị rối. Với việc như thế thì người đánh bẫy chim thích đi với Beau hơn. Nó có thể nhử vào bẫy ngay cả với những con chim cảnh giác nhất. Vào mùa đông, người đánh bẫy chim sẽ nuôi Beau bằng nho khô, đậu hầm và trái hồ đào nghiền nát và cho nó uống nước sạch. Khi mùa xuân đến, anh sẽ lên núi kiếm những loại cây cỏ làm đồ ăn cho chim đa đa. Anh sẽ bắt nhện cho Beau, và gom nhặt hoa thủy tiên và rễ cây bồ công anh cho mình trên các sườn đồi. Thậm chí anh còn làm cho mình một cái băng cassette cho bài hát của “cục cưng” của anh. Anh đặc biệt thích cái đoạn Beau kêu như một con gà, mà anh thu âm để làm vui bà con thân tộc. Bất cứ khi nào khách khứa đến thăm, người đánh bẫy chim sẽ lẳng lặng mở máy cassette và nhà anh sẽ tràn ngập tiếng kêu của chim đa đa.

Mùa kế tiếp, đã dạy cho Beau không sợ tiếng súng, người đi săn không còn bận tâm đến việc đặt bẫy nữa. Anh là một kẻ hơi kỳ quặc và đôi khi anh đem xuống những mẫu hàng có hai cựa hiếm hoi trong bầy chim của mình.

Một ngày nọ, người đánh bẫy chim treo cái lồng của Beau trên một cành cây đỗ tùng và đi ẩn nấp trong hốc cây gần đó. Sau một đêm mưa, bầu trời trong trẻo, nhưng vẫn còn những hạt nước trên cành nhỏ xuống. Nghiêng đầu qua một bên, Beau lắng nghe trong một lúc, đoạn mổ vào cái lon rỗng và bắt đầu lặng lẽ hót. Anh được trả lời ngay lập tức. Một con chim mái mập béo bay lên và đáp xuống trên một tảng đá... Người đi săn nhắm bắn nhưng con chim vẫn còn quá xa. Beau đang hót một cách say sưa, nhảy lên nhảy xuống trong lồng. Có vẻ như thể mọi cành cây và buổi sáng này cùng rộ lên ca hát. Con chim mái đáp đến gần hơn nhưng bị che khuất bởi một bụi hoa hồng dại. Thình lình một phát súng vang lên. Con chim mái bay mất, và người thợ săn sửng sốt ngó cây súng của mình. Đoạn anh kinh hoàng nhìn con Beau đầy máu me điên cuồng đập đôi cánh trong lồng. Anh chạy về phía con chim mồi của mình, nhưng anh bỗng nghe có ai đó đang đi ngang qua những đám bụi rậm. Anh từ từ giương súng lên nhắm vào đầu của người lạ mặt đang tiến đến. Nhưng tay anh run rẩy và nòng súng anh nhấc lên. Một phát súng nổ, và người lạ mặt đứng khựng lại bên những cái bẫy của anh, kêu lên: “Quỷ bắt anh đi!” người đánh bẫy chim giận dữ quát, từ đám bụi rậm chạy ra. “Anh có mất trí không đấy?”

Người đàn ông đã bắn Beau kéo lê chân một cách khó khăn:”A, phải, anh biết đấy... Tôi không thấy cái lồng”. “Có vấn đề quái quỷ gì với anh hả? Anh mù hay sao?” “Không thể nhìn thấy sợi dây của cái lồng ở quãng cách xa như thế”. Kẻ thiện xạ ngẫu nhiên nói một cách biện bạch, “Tôi sẽ cho anh một con chim đa đa khác không tệ hơn con này đâu”. “Xuống địa ngục với những con chim đa đa  của anh đi! Không có con chim trống nào như con này ở bất cứ nơi nào cả…”.

Người đánh bẫy chim tháo cái lồng trên cành cây, mở lồng và nhẹ nhàng bế Beau ra. Thân hình con chim trống trở nên lạnh cứng. Anh giữ con chim trong lòng bàn tay, vuốt ve nó một cách buồn bã. Thình lình anh ném một cách dữ dội con chim đa đa đã chết xuống chân người lạ mặt. “Đây, lấy chiến lợi phẩm của ông đi!” “Không, tôi thực sự không thể. Thậm chí tôi cũng không thể nghĩ đến việc ấy nữa... Tôi thề đấy!” Nhưng người đi săn chỉ ném cái lồng vào trong bụi rậm và chậm chạp đi về phía ngôi làng. Đó là lần đầu tiên anh đi về tay không.            

Anh về nhà và mở máy cassette. Một lần nữa  anh lại nghe Beau hót, khiến tim anh như trĩu xuống. Lệ tuôn xuống mặt người đánh bẫy chim. Anh buồn thương than tiếc trong bảy ngày. Sau đó lấy máy cassette và trực chỉ lên núi, đặt máy cassette xuống và mở máy. Con Beau thương yêu của anh lại bắt đầu hót bài ca bất tận của anh. Nhưng ở những đoạn ngưng nghỉ, bao trùm một sự im lặng khủng khiếp.

VĨNH HIỀN dịch
(Dịch theo bản tiếng Anh
của nhà xuất bản Raguda,
Tajikistan, 1984)
(243/05-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • OTTO STEIGER (THỤY SĨ)Ai cũng biết rằng cái tên Ruđenxơ tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm, vậy mà nhân vật của chúng ta lại là một người nhút nhát. Có thể nói là từ lúc lọt lòng: mặc cho bác sĩ hầm hừ doạ nạt và bà đỡ cố công thúc đẩy, mãi ông chẳng chịu ra cho. Điều này để lại dấu vết trên diện mạo của ông. Khi rốt cuộc ông cũng được sinh ra và nhìn thấy thế gian buồn khổ này, trông ông xấu xí quá lắm, còn cái đầu thì rõ là chiếc bắp cải chứ không ngoa.

  • SLAWOMIR MROZEKSlawomir Mrozek sinh ngày 26 tháng 6 năm 1930, là nhà văn, kịch tác gia và hoạ sĩ tranh biếm hoạ nổi tiếng của Ba Lan. Năm 1953 tập truyện ngắn đầu tay của ông ra đời và bốn năm sau đó tập truyện Con voi được nhận giải thưởng của Tạp chí văn hoá.

  • ERNEST HEMINGWAYKhông ai có thể chỉ cho mọi người biết mình là thế nào rõ rệt hơn chính tôi làm việc đó. Không ai có thể giấu mình khỏi anh em đồng loại, bởi vì mỗi hành vi của con người, mỗi hành động của sáng tạo đều nói về tác giả của nó. Tôi kể hết cho mọi người biết mọi điều về tôi trong các cuốn sách của mình.

  • ANDRA NEYBURGA ()LGT: Nữ nhà văn Andra Neyburga sinh năm 1957. Tốt nghiệp Viện Hàn lâm Nghệ thuật Quốc gia Latvia, là người sáng lập tạp chí tiên phong của giới trẻ Latvia Mạch nguồn, chuyên viên tư vấn của Hội Nhà văn Latvia, phụ trách Hội tác giả trẻ (1987-1989). Tác phẩm của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Nga...

  • ENYO IOGY TESHANSKY ()(Truyện cổ - có thể cho cả người lớn đọc)Mơ thường trái hẳn với thực, chẳng phải vậy sao? Trong mơ những mong ước thiêng liêng nhất của chúng ta đều được thực hiện. Khi ta mơ thấy được vàng ấy là khi trong đời ta không một xu dính túi. Nói gọn lại, tương tự như ví dụ này, bạn có thể dễ dàng hình dung tình hình chính trị và xã hội của Xứ Mơ là thế nào.

  • SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)Tôi ngồi trong quán cà phê, cũ, vắng, và đang uống cốc nước chè của mình, bỗng tôi thấy có một vật mà ta có thể gọi là người tí hon đang đi ngang qua mặt bàn.

  • Mẹ tôi làm nghề phù thủy. Bà có thể chế thứ thuốc nước để làm sáng mắt hay để làm nóng dạ con. Bà biết cách thụt rửa âm đạo để có con trai như ý muốn hay chế một liều thuốc độc để tẩy những đứa trẻ không được mong muốn sinh ra. Ngoại trừ những lúc cấp bách, bà tự hái thuốc và lấy những phần thân thể động vật, tôi không được phép giúp bà.

  • LGT: Tác giả có cách dẫn dắt truyện bất ngờ, lôi cuốn nhờ chọn lựa một chi tiết vừa là nhan đề hay: “Cánh cửa sổ mở”. Từ đó trộn lẫn thực tại với ảo giác qua lời “bịa như thật” với lôgích tưởng tượng tuyệt vời. Điểm đặc sắc là cách xây dựng cấu trúc nhân vật theo kiểu thôi miên nạn nhân bị suy nhược thần kinh của một cô gái tinh nghịch có trí tưởng tượng bịa chuyện lạ kỳ.Chính việc lựa chọn điểm nhìn trần thật bên trong của nhân vật Framton dọc suốt 2/3 truyện với sự ngây thơ dễ tin của anh tạo nên một kết thúc bất ngờ hài hước.                                        BỬU NAM giới thiệu

  • (tiếp theo phần 1)

  • Hanan Al Shaykh sinh ra trong một gia đình theo đạo Hồi ở Libăng. Bà lớn lên ở Beirut và sau đó học tại Cairo; là một phóng viên có tiếng ở Beirut và Cairo . Bà lấy chồng là một kỹ sư người Libăng theo đạo Thiên chúa giáo và có hai con. Từ năm 1982 do nội chiến nên họ chuyển tới sống ở London . Bà đã viết ba tiểu thuyết được hoan nghênh nồng nhiệt, Câu chuyện của Zahra, Những người đàn bà của cát và Myrrh. Truyện Myrrh đã được thời báo Publisher's Weekly chọn là một trong số 50 cuốn sách hay nhất năm 1992, và gần đây nhất bà xuất bản cuốn Những nữ học giả ở Beirut . Bà còn là tác giả của một số tập truyện ngắn.

  • - Coi nào, tạm biệt Jerry! Chăm sóc tốt bà chủ nhé. Phải vâng lời, đừng sủa bậy, đừng có hơi một tí là cáu nghe chưa. Tao sẽ báo cho mày khi nào tao về và mày phải chịu trách nhiệm cái nhà này khi tao vắng mặt đó.

  • Maisa thích những cái cây đó dù cô không biết chúng tên gì và cũng không tính xem chúng có bao nhiêu nữa. Các thân cây quyện vào nhau rồi lại tách ra, tán lá xoè xuống trải rộng trên mặt đất, những cái lá hình nón xào xạc trong cơn gió chiều.

  • LTS: Jhumpa Lahiri, sinh ở London trong một gia đình người Belgali (Ấn Độ), lớn lên ở đảo Rhode, hiện sống tại New York . Truyện “Người dịch bệnh” được rút từ tập truyện ngắn Interpreter of Maladies là tác phẩm đầu tay của cô, đã được giải Pulitzer 2000 cho thể loại truyện hư cấu, giải của báo New Yorker cho sách đầu tay hay nhất. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu.

  • 1Anh trở về nhà dọc theo con phố của một thành phố nhỏ ở Czech, nơi anh đã mấy năm sống bình lặng, quen chịu những người hàng xóm hay chuyện và cảnh tục tằn đơn điệu tại công sở - anh bước đi không để ý gì xung quanh (như người ta đi trên con đường đã qua lại trăm lần) và suýt nữa thì ngang qua chị mà không biết.

  • “Chính anh đã cho em biết tình yêu là gì”.      Herman Hesse

  • Ở miền Nam Thái Bình Dương xa xôi kia có hai hòn đảo nằm cạnh nhau tên là Nurabandi và Kiniwata.

  • Một truyện ngắn của nhà văn Mỹ, đoạt giải Nobel đầu tiên của nền văn học này vào năm 1930, nhà văn Sinclair Lewis, với truyện “Ông trẻ Axelbrod vào Đại học” do dịch giả và nhà nghiên cứu văn học Phan Quang Định dịch. Các bạn sẽ thưởng thức tài năng viết truyện ngắn của nhà văn này, bên cạnh tài năng viết tiểu thuyết của ông.